Kiểm tra Ngữ văn 8 kết nối Bài 4 Lai Tân ( Hồ Chí Minh)

Câu 1: Bài thơ "Lai Tân" được viết theo thể thơ

 

A. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

B. Song thất lục bát

C. Ngũ ngôn bát cú đường luật

D. Thất ngôn bát cú đường luật

Câu 2: Bài thơ "Lai Tân" được viết bằng

 

A. Pháp Ngữ

B. Chữ Quốc Ngữ

C. Chữ Nam

D. Chữ Hán

Câu 3: Bài thơ "Lai Tân" là của tác giả nào?

 

A. Tố Hữu

B. Trần Đăng Khoa

C. Nguyễn Khoa Điềm

D. Hồ Chí Minh

Câu 4: Sắc thái châm biếm, mỉa mai của bài thơ thể hiện ở câu thơ nào?

 

A. Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc.

B. Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.

C. Chong đèn, huyện trưởng làm công việc.

D. Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

Câu 5: Từ “chong đèn” trong câu “Chong đèn, huyện trưởng làm công việc” có nghĩa gì?

 

A. Đốt bàn đền để hút thuốc phiện.

B. Đốt đèn để đọc sách vào đêm khuya.

C. Cầm ngọn đèn đứng gác.

D. Chong đèn để tránh bóng đêm

Câu 6: Ban trưởng ở nhà lao Lai Tân có tật xấu nào?

 

A. Háo sắc.

B. Hút thuốc phiện

C. Đánh bạc.

D. Ăn hối lộ

Câu 7: Bộ máy quan lại ở Lai Tân được thể hiện như thế nào qua ba câu đầu của bài thơ?

 

A. Làm tròn trách nhiệm và phận sự của mình.

B. Làm việc một cách hình thức.

C. Chỉ quan tâm đến việc bóc lột người dân.

D. Không làm tròn chức năng của người đại diện pháp luật.

Câu 8: Ý nghĩa của câu thơ “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” là gì?

 

A. Khen ngợi những việc làm của quan lại Lai Tân.

B. Ca ngợi sự cần mẫn “làm công việc” của huyện trưởng.

C. Thể hiện sự phê phán, mỉa mai của tác giả.

D. Phản ánh hiện thực xã hội Lai Tân thái bình

Câu 9: Từ “chong đèn” trong câu “Chong đèn, huyện trưởng làm công việc” có nghĩa gì?

 

A. Hút thuốc phiện.

B. Đốt đèn để đọc sách vào đêm khuya.

C. Cầm ngọn đèn đứng gác.

D. Chong đèn để tránh bóng đêm

Câu 10: Nội dung của bài thơ "Lai Tân" là gì?

 

A. Phê phán các quan lại Lai Tân không quan tâm đến cuộc sống của người dân

B. Phê phán thực trạng đen tối của xã hội Trung Quốc

C. Ca ngợi sự thái bình của xã hội Trung Quốc

Câu 11: Bài thơ “Lai tân” của Hồ Chí Minh có kết cấu như thế nào?

 

A. Bốn phần ( khai-thừa-chuyển-hợp)

B. Hai phần ( 2 câu đầu/2 câu cuối)

C. Hai phần ( 3 câu đầu/1 câu cuối)

Câu 12: Tiếng cười trong “Lai tân” là tiếng cười:

 

A. Phê phán

B. Đả kích

C. Vui thoải mái

D. Cười khẩy, mỉa mai, châm biếm

Câu 13: Điểm nút chí chính của bài “Lai tân” ở câu thứ mấy?

 

A. Câu thứ nhất

B. Câu thứ hai

C. Câu thứ ba

D. Câu thứ tư

Câu 14: Xét về mặt nghệ thuật thì “Lai tân” thành công nhất ở:

 

A. Nghệ thuật miêu tả nhân vật

B. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

C. Nghệ thuật miêu tả

D. Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ

Câu 15: Dòng nào nói không đúng về tập thơ “Nhật kí trong tù” ?

 

A. “Nhật kí trong tù” là một tập thơ có hình thức hồi kí.

B. Tập thơ là bức tranh hiện thực tố cáo chế độ nhà tù, chế độ xã hội Tưởng Giới thạch.

C. Tập thơ bộc lộ “tâm hồn vĩ đại của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng”, là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh.

D. “Nhật kí trong tù” thể hiện một tài năng lớn với sự phong phú, đa dạng của bút pháp, sự thống nhất thẩm mĩ của những yếu tố khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong phong cách tự sự và trữ tình, trữ tình và trào phúng, cổ điển và hiện đại, hiện thực và lãng mạn,…).

Câu 16: Tập thơ “Nhật kí trong tù” ra đời trong hoàn cảnh nào ?

 

A. Từ tháng 8 – 1941 đến tháng 8 – 1942, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc).

B. Từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc).

C. Từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Châu (Trung Quốc).

D. Từ tháng 8 – 1941 đến tháng 8 – 1942, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Đông (Trung Quốc).

Câu 17: Nhà thơ tố cáo tội nào của tên huyện trưởng ?

 

A. Đánh bạc

B. Vòi vĩnh, nhũng nhiễu, ăn hối lộ

C. Quan liêu, vô trách nhiệm

D. Ăn cắp

Câu 18: Câu thơ “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” sử dụng thủ pháp trào phúng nào?

 

A. Xây dựng mâu thuẫn trào phúng

B. Dùng giọng điệu mỉa mai, từ hàm ý mỉa mai

C. Dùng thủ pháp phóng đại

D. Trực tiếp đả kích bằng sự việc khách quan

Câu 19: Câu thơ cuối của bài thơ bộc lộ thái độ gì của tác giả?

 

A. Châm biếm, đả kích, mỉa mai

B. Ca ngợi, tự hào

C. Trân trọng, biết ơn

Câu 20: Nội dung sau về bài thơ là đúng hay sai: "Ba nhân vật được nhắc đến trong bài thơ là những kẻ đại diện cho chính quyền, luật pháp nhưng tất cả đều phạm pháp"

 

A. Đúng

B. Sai

Câu 1: A. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Câu 2: D. Chữ Hán
Câu 3: D. Hồ Chí Minh
Câu 4: D. Trời đất Lai Tân vẫn thái bình
Câu 5: B. Đốt đèn để đọc sách vào đêm khuya
Câu 6: C. Đánh bạc
Câu 7: D. Không làm tròn chức năng của người đại diện pháp luật
Câu 8: C. Thể hiện sự phê phán, mỉa mai của tác giả
Câu 9: B. Đốt đèn để đọc sách vào đêm khuya
Câu 10: B. Phê phán thực trạng đen tối của xã hội Trung Quốc
Câu 11: C. Hai phần (3 câu đầu/1 câu cuối)
Câu 12: D. Cười khẩy, mỉa mai, châm biếm
Câu 13: D. Câu thứ tư
Câu 14: D. Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ
Câu 15: A. “Nhật kí trong tù” là một tập thơ có hình thức hồi kí.
Câu 16: B. Từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc).
Câu 17: C. Quan liêu, vô trách nhiệm
Câu 18: A. Xây dựng mâu thuẫn trào phúng
Câu 19: A. Châm biếm, đả kích, mỉa mai
Câu 20: A. Đúng

Tìm kiếm tài liệu Ngữ Văn 8 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top