Câu 1: Các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á từ:
A. Đầu thế kỉ XV
B. Đầu thế kỉ XVI
C. Giữa thế kỉ XVII
D. Giữa thế kỉ XVIII
Câu 2: Hà Lan đã phải cạnh tranh quyết liệt với nước nào để hoàn thành việc xâm chiếm Indonesia?
A. Tây Ban Nha
B. Bồ Đào Nha
C. Anh
D. Pháp
Câu 3: Năm 1898, nước nào đã thay thế Tây Ban Nha cai trị Phi-lip-pin?
A. Mỹ
B. Bồ Đào Nha
C. Anh
D. Pháp
Câu 4: Năm 1824, toàn bộ Xin-ga-po trở thành thuộc địa của?
A. Mỹ
B. Bồ Đào Nha
C. Anh
D. Pháp
Câu 5: Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 – 1885), tiến hành 3 cuộc chiến tranh đã chiếm được:
A. Việt Nam
B. Miến Điện
C. Myanmar
D. Campuchia
Câu 6: Tại Việt Nam, liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?
A. 1858
B. 1867
C. 1868
D. 1886
Câu 7: Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX được
thực hiện dựa theo khuôn mẫu của
A. các nước phương Đông
B. Nhật Bản
C. các nước phương Tây
D. Trung Quốc
Câu 8: Nội dung cải cách về chính trị, quân sự ở Xiêm?
A. Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại
B. Tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương
C. giải tán hội đồng quý tộc
D. Tất cả đáp án trên đúng
Câu 9:“Chulalongkon (1853 - 1910) là con trai trưởng của vua Mongkut. Ông có học vấn uyên bác. Ngày 1 – 10 – 1868, ông lên nối ngôi cha. Trong thời gian 4 năm đầu, ông đi qua các thuộc địa phương Tây như Singapore, Ấn Độ, Java để tìm hiểu về chính trị, hành chính, lối sống và chính sách thực dân phương Tây. Ông là vua Xiêm đầu tiên viếng thăm châu Âu. Trong thời gian đi thăm các nước, ông đã học được nhiều chính sách cải cách để hiện đại hoá đất nước. Từ đó, ông đã giữ được độc lập cho đất nước trong khi phần lớn các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.”
Đoạn trên đây nói về vị vua nào?
A. Rama IV
B. Rama V
C. Rama VI
D. Rama VII
Câu 10: Câu nào sau đây đúng về Đông Nam Á thế kỉ XIX?
A. Các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á.
B. Quá trình xâm lược và chinh phục của thực dân phương Tây trải qua thời gian khá dài và phức tạp. Cuối cùng, thực dân phương Tây đã đưa các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á vào cơn lốc kinh tế tư bản chủ nghĩa, hình thành hệ thống thuộc địa và làm biến dạng cấu trúc xã hội truyền thống trong khu vực.
C. Đông Nam Á trở thành nơi bị các nước thực dân phương Tây xâu xé, bởi đây là khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi, dân số đông.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào Đông Nam Á được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây?
A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca.
B. Pháp đánh chiếm Đông Dương.
C. Tây Ban Nha đánh chiếm Philíppin.
D. Anh đánh chiếm Miến Điện.
Câu 12: Nước duy nhất không trở thành thuộc địa của đế quốc thực dân?
A. Việt Nam
B. Xiêm
C. Cam-pu-chia
D. Sing-ga-po
Câu 13: Điểm chung trong chính sách về kinh tế của thực dân ở Đông Nam Á là gì?
A. Khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên
B. Thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp
C. Thúc ép người dân tăng gia sản xuất, hỗ trợ máy móc nhưng lượng sản phẩm phải nộp là quá lớn.
D. Cả A và B.
Câu 14: Vào giữa thế kỉ XIX, đứng trước sự de doạ xâm lược của thực dân phương Tây, vương quốc Xiêm đã:
A. Gửi tối hậu thư cho các nước thực dân phương Tây nhằm đe doạ sẽ chống trả quyết liệt nếu họ có ý định xâm chiếm
B. Tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa
C. Xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc để được hẫu thuẫn
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là:
A. Pháp và Hà Lan
B. Mỹ và Nga
C. Việt Nam và Ngan
D. Anh và Pháp
Câu 16: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện qua việc
A. Vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất
nước
B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh - Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền
C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bình
đằng với các đế quốc Anh, Pháp
D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đất nước để
phát triển
Câu 17: Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh:
A. Phần lớn các nước Đông Nam Á đang ở thời gian phát triển hùng mạnh, nhờ đó thực dân phương Tây có thể thu được nhiều nguồn lợi nhất có thể.
B. Chiến tranh thế giới bùng phát, các nước tư bản muốn làm bá chủ thế giới nên cần tăng cường sức mạnh quân đội.
C. Phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội với nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ phong kiến.
D. Cả B và C.
Câu 18: Ý nghĩa quan trọng từ những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử
Xiêm là
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Xiêm
B. Đưa Xiêm thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng
C. Cho thấy sự đúng đắn của con đường cải cách đối với các nước châu Á
D. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị
Câu 19: Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi như thế nào?
A. Quân chủ lập hiến
B. Quân chủ chuyên chế
C. Cộng hòa đại nghị
D. Cộng hòa tổng thống
Câu 20: Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) và cuộc cải
cách của vua Rama V (Xiêm)?
A. Đều là các cuộc cách mạng vô sản.
B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản
C. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để
D. Đều là các cuộc vận động cải cách do giai cấp tư sản tiến hành
Đáp án tham khảo:
Câu 1: Các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á từ:
B. Đầu thế kỉ XVI
Giải thích: Vào đầu thế kỉ XVI, các cường quốc phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan bắt đầu mở rộng các hoạt động xâm lược, tìm kiếm thuộc địa và khai thác tài nguyên ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 2: Hà Lan đã phải cạnh tranh quyết liệt với nước nào để hoàn thành việc xâm chiếm Indonesia?
B. Bồ Đào Nha
Giải thích: Bồ Đào Nha là quốc gia đầu tiên chiếm đóng nhiều đảo ở Indonesia, nhưng sau đó Hà Lan đã cạnh tranh và dần dần thay thế Bồ Đào Nha trong việc kiểm soát khu vực này.
Câu 3: Năm 1898, nước nào đã thay thế Tây Ban Nha cai trị Phi-lip-pin?
A. Mỹ
Giải thích: Sau chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ, Mỹ đã giành quyền kiểm soát Philippines từ tay Tây Ban Nha vào năm 1898, đánh dấu sự bắt đầu của chủ nghĩa thực dân Mỹ tại khu vực này.
Câu 4: Năm 1824, toàn bộ Xin-ga-po trở thành thuộc địa của?
C. Anh
Giải thích: Năm 1824, Anh đã chính thức chiếm toàn bộ Singapore và biến nơi này thành thuộc địa của mình, đánh dấu sự mở rộng ảnh hưởng của Anh ở Đông Nam Á.
Câu 5: Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 – 1885), tiến hành 3 cuộc chiến tranh đã chiếm được:
B. Miến Điện
Giải thích: Anh đã thực hiện ba cuộc chiến tranh với Miến Điện trong khoảng thời gian từ 1824 đến 1885, để cuối cùng đưa quốc gia này dưới quyền cai trị của mình.
Câu 6: Tại Việt Nam, liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?
A. 1858
Giải thích: Năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.
Câu 7: Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX được thực hiện dựa theo khuôn mẫu của
C. các nước phương Tây
Giải thích: Các cải cách ở Xiêm (nay là Thái Lan) dưới thời vua Rama V được thực hiện dựa trên các mô hình và phương pháp hiện đại từ các nước phương Tây để hiện đại hóa đất nước và bảo vệ sự độc lập.
Câu 8: Nội dung cải cách về chính trị, quân sự ở Xiêm?
D. Tất cả đáp án trên đúng
Giải thích: Các cải cách ở Xiêm bao gồm xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại, tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, và giải tán hội đồng quý tộc để tạo ra một bộ máy nhà nước hiệu quả hơn.
Câu 9: “Chulalongkon (1853 - 1910) là con trai trưởng của vua Mongkut. Ông có học vấn uyên bác. Ngày 1 – 10 – 1868, ông lên nối ngôi cha. Trong thời gian 4 năm đầu, ông đi qua các thuộc địa phương Tây như Singapore, Ấn Độ, Java để tìm hiểu về chính trị, hành chính, lối sống và chính sách thực dân phương Tây. Ông là vua Xiêm đầu tiên viếng thăm châu Âu. Trong thời gian đi thăm các nước, ông đã học được nhiều chính sách cải cách để hiện đại hoá đất nước. Từ đó, ông đã giữ được độc lập cho đất nước trong khi phần lớn các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.”
Đoạn trên đây nói về vị vua nào?
B. Rama V
Giải thích: Đoạn văn nói về vua Chulalongkorn (Rama V), người đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng giúp Xiêm duy trì được nền độc lập trong bối cảnh các nước Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm chiếm.
Câu 10: Câu nào sau đây đúng về Đông Nam Á thế kỉ XIX?
D. Tất cả các đáp án trên.
Giải thích: Tất cả các câu trên đều đúng khi mô tả tình hình của Đông Nam Á vào thế kỉ XIX, bao gồm sự xâm lược của các nước thực dân phương Tây, quá trình xâm lược kéo dài và sự biến đổi xã hội dưới tác động của kinh tế tư bản.
Câu 11: Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào Đông Nam Á được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây?
A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca.
Giải thích: Sự kiện Bồ Đào Nha chiếm Ma-lắc-ca vào đầu thế kỷ XVI được coi là sự kiện đánh dấu sự bắt đầu của quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào Đông Nam Á.
Câu 12: Nước duy nhất không trở thành thuộc địa của đế quốc thực dân?
B. Xiêm
Giải thích: Xiêm (Thái Lan ngày nay) là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của bất kỳ đế quốc thực dân nào nhờ chính sách ngoại giao khéo léo và cải cách nội bộ.
Câu 13: Điểm chung trong chính sách về kinh tế của thực dân ở Đông Nam Á là gì?
D. Cả A và B.
Giải thích: Thực dân phương Tây khai thác tài nguyên thiên nhiên và bóc lột sức lao động của người dân bản địa qua các chính sách thuế khoá, lập đồn điền và khai thác nông sản, tạo ra một hệ thống kinh tế thuộc địa kéo dài.
Câu 14: Vào giữa thế kỉ XIX, đứng trước sự đe doạ xâm lược của thực dân phương Tây, vương quốc Xiêm đã:
B. Tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa
Giải thích: Xiêm đã tiến hành cải cách theo hướng hiện đại hóa đất nước để đối phó với sự đe dọa xâm lược từ các cường quốc thực dân phương Tây.
Câu 15: Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây, nhất là:
D. Anh và Pháp
Giải thích: Anh và Pháp là hai cường quốc thực dân chủ yếu đe dọa xâm lược Xiêm trong bối cảnh các quốc gia Đông Nam Á khác bị xâm chiếm.
Câu 16: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện qua việc
B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh - Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền
Giải thích: Xiêm đã sử dụng vị trí chiến lược của mình giữa Anh và Pháp để duy trì độc lập, đôi khi phải nhượng bộ và cắt nhượng một số vùng đất cho các thế lực thực dân để bảo vệ chủ quyền còn lại.
Câu 17: Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh:
D. Cả B và C.
Giải thích: Quá trình xâm lược diễn ra trong bối cảnh các quốc gia Đông Nam Á suy thoái về chính trị, kinh tế và xã hội, cùng với sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh thế giới và sự cạnh tranh quốc tế giữa các cường quốc phương Tây.
Câu 18: Ý nghĩa quan trọng từ những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm là
D. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị
Giải thích: Các cải cách của vua Rama V đã giúp Xiêm duy trì sự độc lập trước sự xâm lược của các đế quốc phương Tây, tạo nền tảng cho sự phát triển sau này.
Câu 19: Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi như thế nào?
A. Quân chủ lập hiến
Giải thích: Sau các cải cách của Rama V, Xiêm đã chuyển từ một chế độ quân chủ chuyên chế sang quân chủ lập hiến, với hệ thống pháp lý và bộ máy chính quyền được cải cách.
Câu 20: Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) và cuộc cải cách của vua Rama V (Xiêm)?
C. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để
Giải thích: Cả hai cuộc cải cách đều mang tính chất tư sản, với mục tiêu hiện đại hóa và giữ độc lập quốc gia, nhưng không triệt để thay đổi cấu trúc xã hội phong kiến của đất nước.
Tìm tài liệu học Lịch sử 11 tại đây: