Kiểm tra Ngữ văn 8 kết nối Bài 4 Thực hành tiếng Việt ( trang 84)

Câu 1: Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?

 

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

 

Non sông nghìn thuở vững âu vàng

 

A. Xã tắc

B. Ngựa đá

C. Âu vàng

D. cả A và C

Câu 2: Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

 

A. Người lính mới

B. Binh khí mới

C. Con người mới

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 3: Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

 

A. Gia vị

B. Gia tăng

C. Gia sản

D. Tham gia

Câu 4: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?

 

A. Thiên lí

B. Thiên kiến

C. Thiên hạ

D. Thiên thanh

Câu 5: Từ nào sau đây có yếu tố "hữu" cùng nghĩa với "hữu" trong "bằng hữu"?

 

A. hữu ngạn. (3)

B. hữu hạn. (2)

C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

D. hiền hữu. (1)

Câu 6: Hai câu thơ sau đây có mấy từ Hán Việt?

 

"Ôi Tổ quốc giang sơn, hùng vĩ

 

Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi..."

 

(Tố Hữu)

 

A. Bốn từ Hán Việt.

B. Năm từ Hán Việt.

C. Sáu từ Hán Việt.

D. Ba từ Hán Việt.

Câu 7: Từ “viên tịch” để chỉ cái chết của ai?

 

A. Nhà vua

B. Vị hoàng thượng

C. Người rất cao tuổi

D. Người có công với đất nước

Câu 8: Câu sau có mấy từ Hán Việt:" Các vị bô lão vào yết kiến nhà vua"

 

A. 1

B. 2

C.3

D.0

Câu 9: Từ nào là từ Hán Việt trong câu:" Chiến sĩ hải quân rất anh hùng"

 

A. chiến sĩ

B. hải quân

C. anh hùng

D. Cả A và C

Câu 10: Chỉ ra các từ Hán Việt có trong các câu sau:" Hoàng đế đã băng hà"

 

A. Hoàng đế

B. Băng hà

C. đã băng hà

D. Cả A và B

Câu 11: Chỉ ra các từ Hán Việt có trong các câu sau:" Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà"

 

A. Phụ nữ Việt Nam

B. Việt Nam

C. Phụ nữ

D. việc nhà

Câu 12: Chữ "thiên" trong từ nào có nghĩa là "dời"

 

A. Thiên di

B. Trường thiên

C. Thiên đường

D. Thiên la

Câu 13: Chữ "gia" trong từ nào có nghĩa là "nhà"

 

A. Gia vị

B. Gia tăng

C. Danh gia

D. Gia hạn

Câu 14: Chữ "gia" trong từ nào có nghĩa là "thêm"

 

A. Gia hạn

B. Gia vị

C. Oan gia

D. Gia đình

Câu 15: Chữ "bảo" trong từ nào có nghĩa là giữ gìn

 

A. Bảo bối

B. Bảo an

C. Quốc bảo

C. Chỉ bảo

Câu 16: Thành ngữ "Quân tử nhất ngôn" có nghĩa là:

 

A. Vua bắt tôi chết thì phải chết nếu không chịu chết thì không trung thành

B. Khi nước nhà bị nạn thì các công dân phải có trách nhiệm đứng lên bảo vệ sông núi

C. Bốn bể đều anh em

D. Người quân tử chỉ nói một lời, không có thay đổi lời.

Câu 17: Thành ngữ "Vạn sự khởi đầu nan" có nghĩa là:

 

A. Đón mới tiễn cũ

B. Mọi sự khó lúc ban đầu

C. Gia đình yên ổn thì công việc tốt lành

D. Trăm trận đều thắng cả

Câu 18: Thành ngữ "Bất khả xâm phạm" có nghĩa là:

 

A. Nửa thân không cử động được

B. Làm ác gặp ác

C. Không thể chiếm được

D. Nghèo quá sanh ăn cắp

Câu 19: Thành ngữ "Nam nữ thọ thọ bất thân" có nghĩa là:

 

A. Chồng nói vợ theo

B. Đối xử với nhau như vợ chồng trước khi làm hôn thú

C. Chúc tụng vợ chồng lúc thành hôn

D. Trai gái không được thân cận với nhau sợ làm điều xằng bậy.

Câu 20: Thành ngữ "Nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục" có nghĩa là:

 

A. Một ngày trong tù lâu bằng ngàn năm sống ở bên ngoài

B. Đến nhà thì phải kính trọng phong tục của người ta

C. Khi nước nhà bị nạn thì các công dân phải có trách nhiệm đứng lên bảo vệ sông núi

D. Có một nghề tinh xảo thì thân được sung sướng suốt đời.

Câu 1:
Đáp án: A. Xã tắc
Giải thích: "Xã tắc" là từ Hán Việt, mang ý nghĩa đất nước.

Câu 2:
Đáp án: A. Người lính mới
Giải thích: "Tân binh" trong Hán Việt có nghĩa là lính mới gia nhập quân đội.

Câu 3:
Đáp án: C. Gia sản
Giải thích: "Gia" trong "gia đình" và "gia sản" đều mang nghĩa là "nhà".

Câu 4:
Đáp án: B. Thiên kiến
Giải thích: "Thiên kiến" không có nghĩa là trời, mà nghĩa là suy nghĩ lệch lạc.

Câu 5:
Đáp án: D. Hiền hữu
Giải thích: "Hữu" trong "bằng hữu" và "hiền hữu" đều có nghĩa là bạn bè.

Câu 6:
Đáp án: B. Năm từ Hán Việt
Giải thích: Các từ Hán Việt: Tổ quốc, giang sơn, hùng vĩ, anh hùng, thế kỉ.

Câu 7:
Đáp án: D. Người có công với đất nước
Giải thích: "Viên tịch" là từ dùng để chỉ sự qua đời của người có công hoặc các nhà tu hành lớn.

Câu 8:
Đáp án: B. 2
Giải thích: Các từ Hán Việt: "bô lão", "yết kiến".

Câu 9:
Đáp án: D. Cả A và C
Giải thích: "Chiến sĩ" và "anh hùng" là từ Hán Việt.

Câu 10:
Đáp án: D. Cả A và B
Giải thích: Các từ Hán Việt: "Hoàng đế", "băng hà".

Câu 11:
Đáp án: C. Phụ nữ
Giải thích: "Phụ nữ" là từ Hán Việt.

Câu 12:
Đáp án: A. Thiên di
Giải thích: "Thiên" trong "thiên di" có nghĩa là dời đi.

Câu 13:
Đáp án: C. Danh gia
Giải thích: "Gia" trong "danh gia" có nghĩa là nhà.

Câu 14:
Đáp án: A. Gia hạn
Giải thích: "Gia" trong "gia hạn" có nghĩa là thêm vào.

Câu 15:
Đáp án: B. Bảo an
Giải thích: "Bảo" trong "bảo an" có nghĩa là giữ gìn.

Câu 16:
Đáp án: D. Người quân tử chỉ nói một lời, không có thay đổi lời.
Giải thích: Thành ngữ này dạy về sự trọng lời nói của người quân tử.

Câu 17:
Đáp án: B. Mọi sự khó lúc ban đầu
Giải thích: Thành ngữ này nói về khó khăn ban đầu khi làm việc gì.

Câu 18:
Đáp án: C. Không thể chiếm được
Giải thích: "Bất khả xâm phạm" nghĩa là không thể bị xâm chiếm hay can thiệp.

Câu 19:
Đáp án: D. Trai gái không được thân cận với nhau sợ làm điều xằng bậy.
Giải thích: Thành ngữ này dạy về sự giữ gìn khoảng cách giữa nam nữ.

Câu 20:
Đáp án: B. Đến nhà thì phải kính trọng phong tục của người ta
Giải thích: Thành ngữ này dạy về việc tôn trọng phong tục tập quán nơi mình đến.

Tìm kiếm tài liệu Ngữ Văn 8 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top