Kiểm tra Lịch sử 9 Kết nối tri thức bài 11: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Câu 1: Mỹ nắm giữ bao nhiêu trữ lượng vàng thế giới?

A. 1/4

B. 2/4

C. 3/4

D. 4/4

Câu 2: Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành:

A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

B. nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

C. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

D. trung tâm kinh tế - tài chính thứ hai thế giới.

Câu 3: Mĩ đã làm gì để thực hiện Chiến lược toàn cầu trong những năm 1945 - 1973?

A. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ.

B. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới.

C. Hợp tác kinh tế với các nước tư bản đồng minh.

D. Phát động cuộc Chiến tranh lạnh với Liên Xô.

Câu 4: Đặc điểm nổi bật của kinh tế Mĩ trong thập niên 70 của thế kỉ XX là:

A. kinh tế khá ổn định, tốc độ tăng trưởng cao.

B. lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài.

C. thất bại trong cuộc Chiến tranh ô tô với Nhật Bản.

D. thất bại trong cuộc chạy đua với Nhật.

Câu 5: Đến năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu đã cơ bản phục hồi, đạt mức trước chiến tranh chủ yếu nhờ:

A. sự liên minh cộng đồng châu Âu.

B. sự nỗ lực của Tây Âu.

C. sự viện trợ của Mĩ.

D. sự liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Câu 6: Vì sao Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan”, viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu?

A. Mĩ muốn giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

B. Mĩ muốn tăng cường sức mạnh cho phe tư bản chủ nghĩa.

C. Mĩ muốn mở rộng thị trường sang Tây Âu.

D. Mĩ lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và Đông Âu.

Câu 7: Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản Tây Âu về kinh tế và chính trị - xã hội trong những năm 1973 - 1991 là gì?

A. Nạn phân biệt chủng tộc.

B. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.

C. Mặt bằng dân trí thấp.

D. Sự phân hoá giàu nghèo lớn.

Câu 8: Vì sao năm 1972 Mĩ lại có sự điều chỉnh trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?

A. Để phù hợp với xu thế hòa hoãn của thế giới.

B. Để làm suy yếu phong trào giải phóng dân tộc.

C. Mĩ muốn mở rộng đồng minh để chống lại các nước thuộc địa.

D. Để tập trung phát triển kinh tế.

Câu 9: Điểm khác của tình hình nước Mĩ so với các nước đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác.

B. Cùng nhiều nước Đồng minh thành lập liên minh quân sự.

C. Chú trọng đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật.

D. Không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường.

Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), các nước Tây Âu có hành động gì đối với các thuộc địa thuộc địa cũ?

A. Đa số ủng hộ vấn đề độc lập ở các thuộc địa.

B. Tìm cách biến các nước thuộc thế giới thứ ba thành thuộc địa kiểu mới.

C. Tìm cách tái thiết lập chủ quyền ở các thuộc địa cũ.

D. Ủng hộ việc thiết lập quyền tự trị ở các thuộc địa.

Câu 11: Mục tiêu nào của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.

B. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa khác.

C. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.

D. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu.

Câu 12: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước.

B. Hợp tác toàn diện với các nước đồng minh.

C. Các tập đoàn tư bản có sức cạnh tranh cao.

D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

Câu 13: Tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 80 của thế kỉ XX là:

A. tiếp tục suy giảm so với thập niên 70.

B. đã được phục hồi và phát triển với tốc độ cao hơn bao giờ hết.

C. dù vẫn có những đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế toàn cầu.

D. đã phục hồi và phát triển trở lại, nhưng tỉ trọng trong nền kinh tế thế giới đã giảm sút nhiều.

Câu 14: Nước nào dưới đây không thuộc nhóm các nước sáng lập “Cộng đồng than – thép châu Âu”?

A. Anh.                                                  

B. Cộng hòa Liên bang Đức.

C. Bỉ.                                                     

D. Hà Lan.

Câu 15: Kế hoạch Mác-san mà Mĩ đề ra năm 1947 còn được gọi là gì?

A. Kế hoạch phục hưng châu Âu.

B. Kế hoạch khôi phục Đông Âu.

C. Kế hoạch phục hưng nước Mĩ.

D. Kế hoạch khôi phục nước Mĩ.

Câu 16: Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.

B. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ.

C. Sự ủng hộ của các nước đồng minh.

D. Phong trào cách mạng thế giới lắng xuống.

Câu 17: Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1950 – 1973 so với những năm 1945 – 1950 là gì?

A. Tiến hành hợp tác, liên kết khu vực.

B. Một mặt liên minh với Mĩ, mặc khác cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

C. Anh tiếp tục liên minh với Mĩ, Pháp và Đức trở thành đối tượng của Mĩ.

D. Từ bỏ chính sách liên minh với Mĩ, thực hiện chính sách biệt lập.

Câu 18: Quốc gia nào dưới đây đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)?

A. Anh.

B. Hà Lan.

C. Bồ Đào Nha.

D. Thụy Điển.

Câu 19: Một trong những nhân tố phát triển kinh tế của Mĩ mà Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay là gì?

A. Phát triển công nghiệp quân sự và buôn bán vũ khí.

B. Xây dựng và phát triển các tổ chức nghiên cứu phần mềm.

C. Phát triển nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.

D. Chỉ tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.

Câu 20: Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ là gì?

A. Ủng hộ “Chiến lược toàn cầu”.

B. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.

C. Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.

D. Theo đuổi “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”.

Đáp án tham khảo:

Câu 1: C. 3/4
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ nắm giữ 3/4 trữ lượng vàng thế giới, điều này tạo lợi thế kinh tế lớn.

Câu 2: A. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới
Giải thích: Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới, dẫn đầu về kinh tế và chính trị.

Câu 3: D. Phát động cuộc Chiến tranh lạnh với Liên Xô
Giải thích: Chiến lược toàn cầu của Mỹ trong giai đoạn này nhằm ngăn chặn sự mở rộng của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội thông qua Chiến tranh lạnh.

Câu 4: B. Lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài
Giải thích: Thập niên 70, kinh tế Mỹ gặp khó khăn do khủng hoảng năng lượng và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Câu 5: C. Sự viện trợ của Mĩ
Giải thích: Kế hoạch Mác-san của Mỹ đã giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế sau chiến tranh một cách nhanh chóng.

Câu 6: D. Mĩ lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và Đông Âu
Giải thích: Kế hoạch Mác-san không chỉ hỗ trợ kinh tế mà còn nhằm mục tiêu chính trị, lôi kéo Tây Âu chống lại Liên Xô.

Câu 7: D. Sự phân hóa giàu nghèo lớn
Giải thích: Trong giai đoạn này, các nước Tây Âu phải đối mặt với sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc, nhất là sự bất bình đẳng giàu nghèo.

Câu 8: A. Để phù hợp với xu thế hòa hoãn của thế giới
Giải thích: Năm 1972, Mỹ điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô nhằm thích ứng với xu thế hòa hoãn, giảm căng thẳng trong Chiến tranh lạnh.

Câu 9: D. Không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ không bị tàn phá như các nước châu Âu, giúp họ có lợi thế phát triển kinh tế.

Câu 10: C. Tìm cách tái thiết lập chủ quyền ở các thuộc địa cũ
Giải thích: Sau chiến tranh, các nước Tây Âu cố gắng tái lập quyền kiểm soát các thuộc địa, nhưng phần lớn không thành công.

Câu 11: B. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa khác
Giải thích: Mục tiêu của "Chiến lược toàn cầu" của Mỹ là khống chế các nước tư bản khác, tạo vị thế lãnh đạo toàn cầu.

Câu 12: B. Hợp tác toàn diện với các nước đồng minh
Giải thích: Kinh tế Mỹ phát triển mạnh chủ yếu nhờ nội lực như chính sách điều tiết của nhà nước và sức cạnh tranh của các tập đoàn tư bản.

Câu 13: D. Đã phục hồi và phát triển trở lại, nhưng tỉ trọng trong nền kinh tế thế giới đã giảm sút nhiều
Giải thích: Trong thập niên 80, kinh tế Mỹ phục hồi nhưng thị phần kinh tế toàn cầu giảm so với trước.

Câu 14: A. Anh
Giải thích: Anh không tham gia sáng lập "Cộng đồng than – thép châu Âu," tổ chức này bao gồm Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Ý, và Luxembourg.

Câu 15: A. Kế hoạch phục hưng châu Âu
Giải thích: Kế hoạch Mác-san, hay Kế hoạch phục hưng châu Âu, được Mỹ đề ra để hỗ trợ kinh tế châu Âu sau chiến tranh.

Câu 16: B. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ
Giải thích: Sức mạnh kinh tế và quân sự giúp Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu và thực hiện tham vọng bá chủ thế giới.

Câu 17: B. Một mặt liên minh với Mĩ, mặc khác cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại
Giải thích: Các nước Tây Âu liên minh với Mỹ nhưng đồng thời mở rộng quan hệ với các quốc gia khác để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ.

Câu 18: D. Thụy Điển
Giải thích: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Thụy Điển là một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam.

Câu 19: C. Phát triển nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao
Giải thích: Việt Nam có thể học hỏi Mỹ trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 20: B. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ
Giải thích: Chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ luôn hướng đến việc thiết lập trật tự thế giới mà Mỹ giữ vai trò lãnh đạo.

Tìm kiếm tài liệu học tập Lịch sử 9 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top