Kiểm tra Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965

Câu 1: Nội dung nào dưới đây phản ánh đầy đủ nhất thành tựu của cách mạng miền Bắc trong những năm 1954 – 1960?

A. Căn bản xóa bỏ thành phần bóc lột trong đời sống kinh tế xã hội.

B. Hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất ở nông thôn.

C. Hoàn thành công cuộc khôi phục sản xuất, đấu tranh buộc Pháp thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

D. Hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 2: Thủ đoạn đóng vai trò “xương sống” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ là:

A. tăng cường viện trợ quân sự, cố vấn quân sự, quân đội Sài Gòn.

B. thực hiện chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

C. dồn dân lập “Ấp chiến lược”.

D. lập bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam.

Câu 3: Âm mưu chiến lược của Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam sau khi ký Hiệp định Giơnevơ là gì?

A. Phá hoại Hiệp định Giơnevơ nhằm chiếm lấy Việt Nam.

B. Chia cắt nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

C. Biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ không quân của Mỹ ở Đông Dương.

D. Dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam.

Câu 4: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) được tổ chức trong hoàn cảnh nào?

A. Miền Bắc đã hoàn thành công cuộc xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhân dân đang phấn khởi tin tưởng bắt tay xây dựng chế độ mới.

B. Cách mạng miền Nam đang đứng trước những khó khăn lớn, chính sách "tố cộng, diệt cộng” của Mĩ - Diệm đã làm cho lực lượng cách mạng tổn thất nặng nề.

C. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang gặp khó khăn, chưa có sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình trên thế giới.

D. Cách mạng hai miền Nam đang chuyển sang thế tiến công, miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế.

Câu 5: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” của quân dân miền Nam Việt Nam?

A. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

B. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

C. Làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam.

Câu 6: Nội dung nào không phản ánh thành tựu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965)?

A. Hơn 90% hộ nông dân vào hợp tác xã.

B. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp toàn miền Bắc.

C. Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.

D. Thương nghiệp tư nhân được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường.

Câu 7: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

A. Đại hội đã đề ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam: từ cách mạng tư sản dân quyền tiến lên chủ nghĩa xã hội, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc.

B. Đại hội đã đem lại "nguồn ánh sáng” mới cho dân tộc Việt Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

C. Đại hội đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử Việt Nam - thời kỳ cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.

D. Đại hội đã tiếp sức, chỉ đường cho cách mạng miền Nam, để nhân dân miền Nam tiến hành cuộc “Đồng khởi” thành công.

Câu 8: Nội dung nào không phản ánh đúng sai lầm mà miền Bắc gặp phải trong công cuộc hoàn thành cải cách ruộng đất (1954 – 1956)?

A. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ phong kiến.

B. Không nhìn nhận chính xác những địa chủ tham gia kháng chiến, tầng lớp trên có công với cách mạng.

C. Không nắm vững phân định thành phần giai cấp, áp dụng máy móc giáo điều.

D. Phát hết ruộng đất cho nông dân nên nhà nước không còn ruộng.

Câu 9 Nội dung nào phản ánh ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi”?

A. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công cách mạng.

B. Là thắng lợi đánh dấu sự thất bại của chế độ thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

C. Là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cách mạng miền Nam, bước đầu lật đổ chính quyền tay sai.

D. Làm lung lay toàn bộ hệ thống ngụy quyền Sài Gòn, mở đường cho sự phát triển liên tục của cách mạng miền Nam.

Câu 10: Những thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam Việt Nam trong đông xuân 1964 – 1965 có ý nghĩa gì?

A. Chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

B. Đánh dấu sự phá sản về cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

C. Làm lung lay chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

D. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Câu 11: Miền Bắc thực hiện cải tạo quan hệ sản xuất khi nào?

A. Từ 1957 – 1960.

B. Từ 1958 – 1960.

C. Từ 1954 – 1960.

D. Từ 1954 – 1957.

Câu 12: Thành tựu kinh tế của miền Bắc từ cuối năm 1964 đến đầu năm 1965 là gì?

A. Phát triển hệ thống đường bộ, đường sông, cảng biển.

B. 90% hộ nông dân tham gia hợp tác xã.

C. Có hơn 6 000 bệnh viện và trạm xá.

D. 2,6 triệu học sinh được phổ cập phổ thông.

Câu 13: Phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) nổ ra đầu tiên ở đâu?

A. Vĩnh Thạnh (Bình Định).

B. Bác Ái (Ninh Thuận).

C. Trà Bồng (Quảng Ngãi).

D. Mỏ Cày (Bến Tre).

Câu 14: Chiến thắng nào của nhân dân miền Nam Việt Nam trong đông – xuân 1964 – 1965 góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Vạn Tường (Quảng Ngãi).

B. Núi Thành (Quảng Nam).

C. An Lão (Bình Định).

D. Khe Sanh (Quảng Trị).

Câu 15: Mĩ áp dụng chiến thuật gì trong chiến lược chiến tranh đặc biệt ở Việt Nam?

A. Trực thăng vận.

B. Tìm diệt.

C. Bình định.

D. Lập ấp chiến lược.

Câu 16: Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ?

A. An Lão (Bình Định).

B. Ba Gia (Quảng Ngãi).

C. Bình Giã (Bà Rịa).

D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

Câu 17: Một phong trào thi đua ở miền Nam trong thời kì chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là:

A. nắm lấy thắt lưng địch mà đánh.

B. tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt.

C. thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công.

D. vành đai diệt Mĩ.

Câu 18: Hội nghị nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm?

A. Hội nghị lần thứ 15 (1-1959).

B. Hội nghị lần thứ 15 (1-1960).

C. Hội nghị lần thứ 14 (12-1959).

D. Hội nghị lần thứ 14 (1-1960)

Câu 19: Nhiệm vụ chính của cách mạng miền Bắc trong những năm 1958 - 1960 là:

A. hoàn thành cách mạng ruộng đất.

B. tập trung cải tạo quan hệ sản xuất.

C. cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế xã hội.

D. bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Câu 20: Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết là:

A. đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm.

B. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế.

Câu 21: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhất về tác động của phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960) đối với Mĩ và chính quyền sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?

A. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

B. Phá vỡ một nửa hệ thống chính quyền địch ở các cấp thôn xã trên toàn miền Nam.

C. Làm phá sản kế hoạch bình định miền Nam của chính quyền Mĩ - Diệm.

D. Làm thất bại chiến lược thực dân mới của Mĩ và sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Câu 22: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra?

A. “Cam kết và mở rộng”.

B. “Bên miệng hố chiến tranh”.

C. “Ngăn đe thực tế”.

D. “Phản ứng linh hoạt”

Câu 23: Sau năm 1954, mục tiêu chung của cách mạng hai miền Bắc – Nam Việt Nam là gì?

A. Kháng chiến chống Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

B. Kháng chiến chống Mĩ ở miền Bắc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Nam.

C. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.

D. Hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.

Câu 24: Điểm giống nhau cơ bản nhất trong kết quả của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) là đều

A. Hình thành liên minh công - nông.

B. Dẫn đến sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất

C. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo.

D. Giải tán chính quyền địch ở một số địa phương.

Đáp án tham khảo:

Câu 1: D. Hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.
Giải thích: Đây là những thành tựu toàn diện của cách mạng miền Bắc từ 1954 đến 1960.

Câu 2: C. Dồn dân lập “Ấp chiến lược”.
Giải thích: Đây là thủ đoạn quan trọng nhằm kiểm soát dân cư, tách dân khỏi lực lượng cách mạng.

Câu 3: B. Chia cắt nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Giải thích: Đây là âm mưu lâu dài của Mỹ sau khi ký Hiệp định Giơnevơ.

Câu 4: D. Cách mạng hai miền Nam đang chuyển sang thế tiến công, miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế.
Giải thích: Đây là bối cảnh thuận lợi để tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.

Câu 5: C. Làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Giải thích: Phong trào Đồng Khởi chưa làm thất bại hoàn toàn chiến lược này.

Câu 6: D. Thương nghiệp tư nhân được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường.
Giải thích: Thương nghiệp tư nhân không được Nhà nước ưu tiên phát triển trong giai đoạn này.

Câu 7: C. Đại hội đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử Việt Nam - thời kỳ cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Giải thích: Đại hội đề ra con đường cách mạng phù hợp với bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

Câu 8: D. Phát hết ruộng đất cho nông dân nên nhà nước không còn ruộng.
Giải thích: Sai lầm của cải cách ruộng đất không phải là phát hết ruộng đất cho nông dân.

Câu 9: A. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công cách mạng.
Giải thích: Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng Khởi.

Câu 10: B. Đánh dấu sự phá sản về cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
Giải thích: Những thắng lợi này khiến chiến lược của Mỹ thất bại trên thực tế.

Câu 11: B. Từ 1958 – 1960.
Giải thích: Đây là thời kỳ miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất.

Câu 12: B. 90% hộ nông dân tham gia hợp tác xã.
Giải thích: Đây là thành tựu lớn trong phát triển kinh tế của miền Bắc.

Câu 13: D. Mỏ Cày (Bến Tre).
Giải thích: Phong trào Đồng Khởi bắt đầu từ Mỏ Cày, Bến Tre.

Câu 14: C. An Lão (Bình Định).
Giải thích: Chiến thắng này góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

Câu 15: A. Trực thăng vận.
Giải thích: Đây là chiến thuật đặc trưng của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

Câu 16: C. Bình Giã (Bà Rịa).
Giải thích: Chiến thắng Bình Giã khẳng định khả năng chiến đấu của quân dân miền Nam.

Câu 17: C. Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công.
Giải thích: Đây là phong trào tiêu biểu thời kỳ chống “Chiến tranh đặc biệt”.

Câu 18: A. Hội nghị lần thứ 15 (1-1959).
Giải thích: Hội nghị quyết định sử dụng bạo lực cách mạng ở miền Nam.

Câu 19: C. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế xã hội.
Giải thích: Đây là nhiệm vụ chính của miền Bắc trong thời kỳ này.

Câu 20: D. Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế.
Giải thích: Đây là nhiệm vụ cấp thiết ngay sau Hiệp định Giơnevơ.

Câu 21: A. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Giải thích: Phong trào Đồng Khởi có tác động lớn đến chính quyền Sài Gòn.

Câu 22: D. “Phản ứng linh hoạt”.
Giải thích: “Chiến tranh đặc biệt” là một phần trong chiến lược “Phản ứng linh hoạt” của Mỹ.

Câu 23: C. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
Giải thích: Đây là mục tiêu chung của cách mạng hai miền.

Câu 24: D. Giải tán chính quyền địch ở một số địa phương.
Giải thích: Cả hai phong trào đều dẫn đến kết quả này.

Tìm kiếm tài liệu học tập Lịch sử 9 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top