Kiểm tra Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 11: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Câu 1: Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn có sức sản xuất, cạnh tranh lớn.

B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.

C. Chính sách mới của Tổng thống Rudơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.

D. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất.

Câu 2: Trong những năm 70 của thế kỉ XX, Mĩ thực hiện bình thường hóa với Trung Quốc nhằm:

A. thiết lập mối quan hệ hòa dịu.

B. chống lại phong trào giải phóng dân tộc.

C. cùng chống lại Liên Xô.

D. đi đến chấm dứt chiến tranh lạnh.

Câu 3: Nước nào dưới đây không thuộc nhóm các nước sáng lập “Cộng đồng than – thép châu Âu”?

A. Anh.         

B. Cộng hòa Liên bang Đức.

C. Bỉ.         

D. Hà Lan.

Câu 4: Mục tiêu nào của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.

B. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa khác.

C. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.

D. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu.

Câu 5: Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.

B. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ.

C. Sự ủng hộ của các nước đồng minh.

D. Phong trào cách mạng thế giới lắng xuống.

Câu 6: Nhận định nào dưới đây về thành tựu khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là sai?

A. Mĩ là nước tiên phong trong việc chế tạo công cụ sản xuất mới.

B. Mĩ là nước tiên phong trong việc tìm ra những vật liệu mới.

C. Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.

D. Mĩ là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Câu 7: Tên các vị tổng thống Mĩ từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là:

A. Tru - man, Ai – xen - hao, Ken – nơ - đi, Giôn - xơn, Ních - xơn.

B. Ru – dơ - ven, Ai – xen - hao, Ken – nơ - đi, Giôn - xơn, Ních - xơn.

C. Tru - man, Ri - gân, Giôn - xơn, Ních - xơn, Pho.

D. Tru - man, Ai – xen - hao, Giôn - xơn, Ních - xơn, Bi - đen.

Câu 8: Nội dung nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ trong những năm 80 của thế kỉ XX là gì?

A. Tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu, làm bá chủ thế giới.

B. Tăng cường chạy đua vũ trang để xâm chiếm nhiều nước.

C. Cùng với Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

D. Hòa hoãn với các nước trên thế giới để tập trung phát triển.

Câu 9: Trong những năm 1950 - 1973, nước Tây Âu nào đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ?

A. Anh                                                             

B. Pháp.

C. Italia.                                                           

D. Cộng hoà Liên bang Đức.

Câu 10: Vì sao Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan”, viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu?

A. Mĩ muốn giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

B. Mĩ muốn tăng cường sức mạnh cho phe tư bản chủ nghĩa.

C. Mĩ muốn mở rộng thị trường sang Tây Âu.

D. Mĩ lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và Đông Âu.

Câu 11: Mĩ đã chi bao nhiêu để tài trợ các nước châu Âu tái thiết đất nước?

A. 11,3 tỉ đô la.

B. 13,3 tỉ đô la.

C. 33,3 tỉ đô la.

D. 31,3 tỉ đô la.

Câu 12: Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành:

A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

B. nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

C. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

D. trung tâm kinh tế - tài chính thứ hai thế giới.

Câu 13: Trong thời kì kinh tế khó khăn, nước Mĩ tập trung phát triển ngành nào?

A. Ngành dịch vụ và tài chính.

B. Ngành nông nghiệp xanh.

C. Ngành công nghiệp nặng.

D. Ngành thủ công.

Câu 14: Nền kinh tế Mỹ dẫn khôi phục vào thời gian nào?

A. Giữa thập niên 80 của thế kỉ XX.

B. Giữa thập niên 60 của thế kỉ XX.

C. Giữa thập niên 90 của thế kỉ XX.

D. Giữa thập niên 70 của thế kỉ XX.

Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng:

A. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Mĩ.

B. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Á - Thái Bình Dương.

C. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ trên toàn cầu.

D. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Âu.

Câu 16: Chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1945 – 1973 là thực hiện:

A. chiến lược toàn cầu.

B. chiến lược “Cam kết và mở rộng”.

C. chiến lược “Phản ứng linh hoạt”.

D. chiến lược “Ngăn đe thực tế”.

Câu 17: Thành công của các nước Tây Âu sau 5 năm khôi phục kinh tế - xã hội 1945 – 1950 là:

A. xóa bỏ được ảnh hưởng của Mĩ đối với khu vực.

B. khai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba.

C. cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

D. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.

Câu 18: Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết:

A. chính trị - kinh tế.

B. kinh tế - văn hóa.

C. quân sự - kinh tế.

D. chính trị - quân sự.

Câu 19: Kế hoạch Mác-san mà Mĩ đề ra năm 1947 còn được gọi là gì?

A. Kế hoạch phục hưng châu Âu.

B. Kế hoạch khôi phục Đông Âu.

C. Kế hoạch phục hưng nước Mĩ.

D. Kế hoạch khôi phục nước Mĩ.

Câu 20: Mục đích chính của các nước Tây Âu khi nhận viện trợ của Mĩ ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. cạnh tranh với Liên Xô.

B. muốn trở thành đồng minh của Mĩ.

C. để xâm lược các quốc gia khác.

D. để phục hồi và phát triển kinh tế.

Câu 21: Một trong những nhân tố phát triển kinh tế của Mĩ mà Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay là gì?

A. Phát triển công nghiệp quân sự và buôn bán vũ khí.

B. Xây dựng và phát triển các tổ chức nghiên cứu phần mềm.

C. Phát triển nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.

D. Chỉ tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.

Câu 22: Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ là gì?

A. Ủng hộ “Chiến lược toàn cầu”.

B. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.

C. Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.

D. Theo đuổi “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”.

Câu 23: Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1950 – 1973 so với những năm 1945 – 1950 là gì?

A. Tiến hành hợp tác, liên kết khu vực.

B. Một mặt liên minh với Mĩ, mặc khác cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

C. Anh tiếp tục liên minh với Mĩ, Pháp và Đức trở thành đối tượng của Mĩ.

D. Từ bỏ chính sách liên minh với Mĩ, thực hiện chính sách biệt lập.

Câu 24: Quốc gia nào dưới đây đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)?

A. Anh.

B. Hà Lan.

C. Bồ Đào Nha.

D. Thụy Điển.

Đáp án tham khảo:

Câu 1: C. Chính sách mới của Tổng thống Rudơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.
Giải thích: Chính sách mới của Rudơven (New Deal) phát huy tác dụng trong những năm 1930, không liên quan đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 2: C. cùng chống lại Liên Xô.
Giải thích: Mĩ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc nhằm cô lập và chống lại Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh lạnh.

Câu 3: A. Anh.
Giải thích: “Cộng đồng than – thép châu Âu” được thành lập bởi sáu nước: Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, và Luxembourg, không có Anh.

Câu 4: B. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa khác.
Giải thích: Mục tiêu trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ là mở rộng ảnh hưởng, khống chế các nước đồng minh tư bản chủ nghĩa.

Câu 5: B. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ.
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có tiềm lực kinh tế và quân sự vượt trội, tạo cơ sở để thực hiện tham vọng bá chủ thế giới.

Câu 6: D. Mĩ là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Giải thích: Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào năm 1957.

Câu 7: A. Tru - man, Ai – xen - hao, Ken – nơ - đi, Giôn - xơn, Ních - xơn.
Giải thích: Đây là các tổng thống Mĩ từ năm 1945 đến đầu những năm 70.

Câu 8: A. Tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu, làm bá chủ thế giới.
Giải thích: Trong thập niên 80, Mĩ đẩy mạnh chiến lược toàn cầu để duy trì vị thế siêu cường.

Câu 9: B. Pháp.
Giải thích: Pháp thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mĩ, đặc biệt dưới thời Tổng thống De Gaulle.

Câu 10: D. Mĩ lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và Đông Âu.
Giải thích: Mục tiêu chính của Kế hoạch Mácsan là củng cố sức mạnh phe tư bản và chống Liên Xô.

Câu 11: B. 13,3 tỉ đô la.
Giải thích: Đây là số tiền Mĩ viện trợ qua Kế hoạch Mácsan.

Câu 12: C. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ cùng Tây Âu và Nhật Bản hình thành ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

Câu 13: A. Ngành dịch vụ và tài chính.
Giải thích: Trong giai đoạn khó khăn, Mĩ tập trung vào phát triển ngành dịch vụ và tài chính để phục hồi kinh tế.

Câu 14: A. Giữa thập niên 80 của thế kỉ XX.
Giải thích: Kinh tế Mĩ bắt đầu khôi phục từ giữa thập niên 80 sau một thời gian dài suy thoái.

Câu 15: C. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ trên toàn cầu.
Giải thích: Mục tiêu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là trở thành siêu cường và lãnh đạo toàn cầu.

Câu 16: A. chiến lược toàn cầu.
Giải thích: Chính sách đối ngoại của Mĩ trong giai đoạn này nhằm thực hiện “chiến lược toàn cầu”.

Câu 17: C. cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Giải thích: Tây Âu khôi phục kinh tế và trở thành đối trọng với Đông Âu.

Câu 18: A. chính trị - kinh tế.
Giải thích: Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế.

Câu 19: A. Kế hoạch phục hưng châu Âu.
Giải thích: Kế hoạch Mácsan còn được gọi là “Kế hoạch phục hưng châu Âu”.

Câu 20: D. để phục hồi và phát triển kinh tế.
Giải thích: Các nước Tây Âu nhận viện trợ để khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

Câu 21: C. Phát triển nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.
Giải thích: Phát triển nguồn nhân lực là bài học Mĩ áp dụng thành công mà Việt Nam có thể học hỏi.

Câu 22: B. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
Giải thích: Chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ đều nhằm duy trì lợi ích quốc gia trên toàn cầu.

Câu 23: B. Một mặt liên minh với Mĩ, mặc khác cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
Giải thích: Trong giai đoạn này, các nước Tây Âu vẫn duy trì quan hệ với Mĩ nhưng đồng thời mở rộng quan hệ với các nước khác.

Câu 24: D. Thụy Điển.
Giải thích: Thụy Điển đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Tìm kiếm tài liệu học tập Lịch sử 9 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top