Kiểm tra Lịch sử 9 Cánh diều bài 7: Chiến tranh lạnh (1947-1989)

Câu 1: Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh trong bối cảnh nào?

A. Cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Phi đang giành được những thắng lợi to lớn: trong 1 năm có 17 nước Tây Phi, Trung Phi, Đông Phi giành được độc lập.

B. Cả hai đều bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt, trong khi Nhật Bản, Tây Âu đang vươn lên mạnh mẽ.

C. Các nước Đông Âu đã giành được những thắng lợi quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.

D. Hết kinh phí để thực hiện chiến tranh, giảm mạnh tiền tệ và lương thực khiến hai nước phải dừng chiến tranh.

Câu 2: Chiến tranh lạnh chấm dứt dã có tác động như thế nào đến tình hình thế giới?

A. Nhiều cuộc xung đột, tranh chấp đã được giải quyết bằng thương lượng hòa bình.

B. Hội đồng Tương trợ kinh tế tuyên bố giải thể.

C. Phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô đều bị thu hẹp.

D. Cuộc đua tranh giữa các cường quốc nhằm thiết lập trật tự thế giới đa cực diễn ra mạnh mẽ.

Câu 3: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu giữa hai siêu cường nào?

A. Liên Xô và Trung Quốc.

B. Mỹ và Trung Quốc.

C. Liên Xô và Mỹ.

D. Trung Quốc và Anh. 

Câu 4: Tháng 3 – 1947 , Tổng thống của Mĩ đã chính thức phát động cuộc Chiến tranh lạnh nhằm mục đích gì ?

A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.

C. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.

D. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ - Latinh.

Câu 5: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở hầu hết các lĩnh vực, ngoại trừ:

A. chính trị, quân sự và kinh tế.

B. sự xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô.

C. chạy đua quân sự và chế tạo vũ khí hạt nhân.

D. kinh tế, văn hóa, tư tưởng.

Câu 6: Công trình nào trở thành biểu tượng của Chiến tranh lạnh?

A. Bức tường Béc-lin.

B. Cung điện Mùa Đông.

C. Tượng Nữ thần tự do.

D. Vạn lí trường thành.

Câu 7: Ý nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh?

A. Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới.

C. Sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá.

D. Sự đối lập về hệ tư tưởng của Liên Xô và Mỹ.

Câu 8: Chiến tranh lạnh nghĩa là gì?

A. Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô xảy ra ở chiến trường băng tuyết. 

B. Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tư bản do Mỹ đứng đầu với chủ nghĩa xã hội do Liên Xô đại diện.

C. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai về mặt kinh tế.

D. Cuộc chiến tranh giành thuộc địa giữa Liên Xô và Mỹ.

Câu 9: Nguyên nhân sâu xa khiến quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô trở nên căng thẳng là gì?

A. Vì Liên Xô đang tranh chấp thuộc địa với Mỹ.

B. Mỹ lo ngại sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của Liên Xô.

C. Vì Mỹ muốn trở thành bá chủ thế giới nên cần loại bỏ Liên Xô.

D. Vì Mỹ đang muốn biến Liên Xô thành “sân sau” của mình. 

Câu 10: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của Chiến tranh lạnh?

A. Hình thành hai khối quân sự - chính trị đối đầu.

B. Tăng cường chạy đua vũ trang, tăng chi tiêu cho quốc phòng.

C. Tiến hành đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

D. Cạnh tranh sức mạnh kinh tế, khoa học - kĩ thuật. 

Câu 11: Sự kiện nào đánh dấu sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh?

A. Tổng thống Mỹ H.Tơ-ru-man đọc diễn văn trước Quốc hội, phát động Chiến tranh lạnh (1947).

B. Mỹ thực hiện kế hoạch phục hưng châu Âu (1948).

C. Hiệp định tương trợ Xô - Trung được kí kết (1950).

D. Mỹ thành lập khối quân sự SEATO (1954).

Câu 12: Chiến tranh lạnh chấm dứt đã có tác động như thế nào đến tình hình thế giới?

A. Nhiều cuộc xung đột, tranh chấp đã được giải quyết bằng thương lượng hoà bình.

B. Hội đồng Tương trợ kinh tế tuyên bố giải thể.

C. Phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô đều bị thu hẹp.

D. Cuộc đua cạnh tranh giữa các cường quốc nhằm thiết lập trật tự thế giới đa cực diễn ra mạnh mẽ.

Câu 13: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu được thành lập vào thời gian nào?

A. 06/03/1950.

B. 25/12/1947.

C. 04/04/1949.

D. 30/08/1946.

Câu 14: Mục đích chính của Mỹ khi thực hiện kế hoạch Mácsan (06/1947) viện trợ các nước Tây Âu là gì?

A. Giúp các nước Tây Âu khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh.

B. Biến các nước Tây Âu trở thành thuộc địa của Mỹ. 

C. Biến các nước Tây Âu thành con nợ của Mỹ.

D. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.

Câu 15: Chiến tranh lạnh diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực nào?

A. Kinh tế và Quân sự.

B. Kinh tế và Chính trị.

C. Chính trị và Văn hoá.

D. Chính trị và Tư tưởng. 

Câu 16: Sự kiện nào đánh dấu thời điểm chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới?

A. Mĩ thông qua kế hoạch Mácsan.

B. Kế hoạch Mácsan và sự ra đời của khối quân sự NATO.

C. Sự ra đời của tổ chức quân sự NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.

D. Sự ra đời và hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.

Câu 17: SEV là viết tắt của tổ chức nào?

A. Liên minh Bưu chính thế giới.

B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

C. Tổ chức Y tế thế giới. 

D. Hội đồng tương trợ kinh tế.

Câu 18: Đâu không phải là bối cảnh Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?

A. Cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Phi đang giành được những thắng lợi to lớn.

B. Cả hai đều bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt, trong khi Nhật Bản, Tây Âu đang vươn lên mạnh mẽ.

C. Các nước Đông Âu đã giành được những thắng lợi quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.

D. Mĩ thành công thiết lập trật tự thế giới đơn cực. 

Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải là xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

A. Hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.

B. Trật tự thế giới đơn cực đang hình thành.

C. Lấy kinh tế làm trọng điểm.

D. Hoà bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

Câu 20: Cuộc họp chấm dứt Chiến tranh lạnh được tổ chức ở đâu?

A. Pa-ri (Pháp).

B. Đảo Ba-li (In-đô-nê-xi-a).

C. Đảo Man-ta (Địa Trung Hải).

D. Béc-lin (Đức)

Đáp án tham khảo:

Câu 1: B. Cả hai đều bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt, trong khi Nhật Bản, Tây Âu đang vươn lên mạnh mẽ
Giải thích: Trong bối cảnh Mỹ và Liên Xô đều suy giảm thế mạnh sau nhiều năm đối đầu, Nhật Bản và Tây Âu nổi lên như những trung tâm kinh tế mới, buộc hai siêu cường phải tìm cách chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Câu 2: A. Nhiều cuộc xung đột, tranh chấp đã được giải quyết bằng thương lượng hòa bình
Giải thích: Việc chấm dứt Chiến tranh lạnh đã tạo cơ hội cho các quốc gia giải quyết xung đột bằng các biện pháp hòa bình, góp phần ổn định tình hình thế giới.

Câu 3: C. Liên Xô và Mỹ
Giải thích: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu toàn diện trên nhiều lĩnh vực giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ.

Câu 4: A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Giải thích: Mục tiêu chính của Chiến tranh lạnh là ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa xã hội và đối đầu với Liên Xô.

Câu 5: B. Sự xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô
Giải thích: Chiến tranh lạnh không bao gồm sự xung đột quân sự trực tiếp giữa hai siêu cường, mà diễn ra dưới hình thức chạy đua vũ trang và đối đầu trên các lĩnh vực khác.

Câu 6: A. Bức tường Béc-lin
Giải thích: Bức tường Béc-lin là biểu tượng tiêu biểu cho sự chia rẽ giữa hai khối Đông và Tây trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Câu 7: D. Sự đối lập về hệ tư tưởng của Liên Xô và Mỹ
Giải thích: Sự khác biệt về hệ tư tưởng (chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản) là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh.

Câu 8: B. Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tư bản do Mỹ đứng đầu với chủ nghĩa xã hội do Liên Xô đại diện
Giải thích: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu toàn diện giữa hai hệ thống xã hội đối lập, được đại diện bởi Mỹ và Liên Xô.

Câu 9: B. Mỹ lo ngại sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của Liên Xô
Giải thích: Mỹ xem sự phát triển và mở rộng của Liên Xô là mối đe dọa lớn đối với hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu.

Câu 10: C. Tiến hành đàn áp phong trào giải phóng dân tộc
Giải thích: Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc không phải là biểu hiện của Chiến tranh lạnh, mà thuộc về chính sách thuộc địa của các cường quốc.

Câu 11: A. Tổng thống Mỹ H.Tơ-ru-man đọc diễn văn trước Quốc hội, phát động Chiến tranh lạnh (1947)
Giải thích: Diễn văn của Tổng thống Truman năm 1947 được xem là sự kiện chính thức đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh.

Câu 12: A. Nhiều cuộc xung đột, tranh chấp đã được giải quyết bằng thương lượng hoà bình
Giải thích: Việc chấm dứt Chiến tranh lạnh đã tạo điều kiện giải quyết nhiều tranh chấp thông qua thương lượng, làm giảm bớt căng thẳng quốc tế.

Câu 13: C. 04/04/1949
Giải thích: NATO được thành lập vào ngày 4/4/1949, là liên minh quân sự nhằm đối phó với khối Đông Âu do Liên Xô dẫn đầu.

Câu 14: D. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu
Giải thích: Kế hoạch Mác-san giúp Mỹ kiểm soát và tập hợp các nước Tây Âu trong cuộc đối đầu với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Câu 15: D. Chính trị và Tư tưởng
Giải thích: Chiến tranh lạnh diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực chính trị và tư tưởng, phản ánh sự đối đầu giữa hai hệ tư tưởng đối lập.

Câu 16: C. Sự ra đời của tổ chức quân sự NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va
Giải thích: Hai tổ chức quân sự đối đầu (NATO và Vác-sa-va) ra đời đã đưa Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới.

Câu 17: D. Hội đồng tương trợ kinh tế
Giải thích: SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế) là tổ chức hợp tác kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô dẫn đầu.

Câu 18: D. Mĩ thành công thiết lập trật tự thế giới đơn cực
Giải thích: Trật tự đơn cực chỉ xuất hiện sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, không phải là bối cảnh để chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Câu 19: B. Trật tự thế giới đơn cực đang hình thành
Giải thích: Sau Chiến tranh lạnh, thế giới dần chuyển sang trật tự đa cực, không phải đơn cực như nội dung trên.

Câu 20: C. Đảo Man-ta (Địa Trung Hải)
Giải thích: Cuộc họp tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô được tổ chức tại đảo Man-ta (Địa Trung Hải) vào năm 1989.

Tìm kiếm tài liệu học tập Lịch sử 9 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top