Câu 1: Tại sao nói phong trào bãi công của công nhân Ba Son là cột mốc chuyển từ tự phát sang tự giác của phong trào công nhân Việt Nam?
A. Đấu tranh có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, địa phương.
B. Lần đầu tiên đoàn kết đấu tranh giúp đỡ cách mạng quốc tế.
C. Đấu tranh có tổ chức, gắn mục tiêu kinh tế với chính trị và đoàn kết quốc tế.
D. Thành công đòi thực dân Pháp phải tăng lương và giảm giờ làm.
Câu 2: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là một cương lĩnh:
A. kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
B. Cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp, đúng đắn, sáng tạo
C. Cách mạng dân tộc, dân chủ đúng đắn, sáng tạo
D. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giải cấp
Câu 3: Tư sản và tiểu tư sản đã đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế trong khoảng thời gian nào?
A. 1916 - 1923.
B.1917 - 1924.
C. 1918 - 1925.
D. 1919 - 1926.
Câu 4: Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xai vào năm nào?
A. 1920
B. 1919
C. 1922
D. 1930
Câu 5: Tổ chức Tâm tâm xã do tầng lớp nào thành lập?
A, Trí thức tiểu tư sản.
B, Tư sản.
C, Nông dân.
D, Công nhân.
Câu 6: Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội nghị quốc tế nông dân vào mốc thời gian nào?
A. 1925-1926
B. 1923-1924
C. 1929-1930
D. 1921-1922
Câu 7: Tại sao từ năm 1925 - 1930 phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam có bước phát triển mới?
A. Do Pháp phải nhượng bộ sau những cuộc đấu tranh của nhân dân.
B. Do tác động mạnh mẽ của tư tưởng Mác - Lê-nin.
C. Do các phong trào dân tộc dân chủ lúc ấy được dẫn dắt bởi giai cấp công nhân.
D. Do có sự giúp đỡ từ các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Câu 8: Đảng Cộng sản Việt Nam được hợp nhất từ các tổ chức cộng sản nào?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng.
B. An Nam Cộng sản Đảng, Tân Việt Cách mạng Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng.
C. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. Tân Việt Cách mạng Đảng, Đông Dương Cộng sản đảng, Việt Nam Quốc dân đảng
Câu 9: Tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng đi theo con đường nào?
A. Con đường cách mạng vô sản.
B. Con đường cách mạng tư sản.
C. Con đường cách mạng dân chủ tư sản.
D. Con đường cách mạng dân chủ vô sản.
Câu 10: Các hoạt động cử cán bộ vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sinh hoạt, lao động với công nhân là nội dung của phong trào nào?
A. Trí thức hoá.
B. Vô sản hoá.
C. Quốc hữu hoá.
D. Tư sản hoá.
Câu 11: Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập vào ngày tháng năm nào?
A. 20/03/1926.
B. 15/04/1927.
C. 03/02/1926.
D. 25/12/1927.
Câu 12: Quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ những năm 1920, thông qua các hoạt động nào sau đây?
A. Bãi công, biểu tình của giai cấp công nhân.
B. Hoạt động yêu nước của văn thân, sĩ phu tiến bộ.
C. Đấu tranh đòi quyền dân tộc dân chủ của tư sản, tiểu tư sản,
D. Hoạt động chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Câu 13: Chủ trương cách mạng của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là gì?
A. Bạo lực vũ trang để chống Pháp.
B. Chủ trương đấu tranh bằng biện pháp hoà bình.
C. Chủ trương đòi quyền lợi về mặt kinh tế.
D. Chủ trương đấu tranh bằng hình thức biểu tình, bãi công tập thể.
Câu 14: Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào thời gian nào?
A. 12/09/1929.
B. 03/02/1930.
C. 01/05/1931.
D. 06/08/1932.
Câu 15: Trong giai đoạn 1, phong trào công nhân có đặc điểm gì?
A. Diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức và lãnh đạo thống nhất.
B. Diễn ra có tổ chức, chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế.
C. Diễn ra lẻ tẻ dưới hình thức biểu tình.
D. Diễn ra có tổ chức, chủ yếu sử dụng biện pháp hoà bình.
Câu 16: Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Liên Xô trong khoảng thời gian nào?
A. 1918 - 1923.
B. 1923 - 1924.
C. 1924 - 1926.
D. 1926 - 1930.
Câu 17: Đâu là phong trào công nhân tiêu biểu trong giai đoạn 1 (1918 - 1925)?
A. Cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy dệt Nam Định.
B. Cuộc đấu tranh của công nhân Xưởng đóng tàu Ba Son.
C. Cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền Phú Riềng.
D. Cuộc đấu tranh của công nhân xưởng ô tô A-vi-a.
Câu 18: Tại sao nói phong trào bãi công của công nhân Ba Son là cột mốc chuyển từ tự phát sang tự giác của phong trào công nhân Việt Nam?
A. Đấu tranh có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, địa phương.
B. Lần đầu tiên đoàn kết đấu tranh giúp đỡ cách mạng quốc tế.
C. Đấu tranh có tổ chức, gắn mục tiêu kinh tế với chính trị và đoàn kết quốc tế.
D. Thành công đòi thực dân Pháp phải tăng lương và giảm giờ làm.
Câu 19: Phong trào bãi công của công nhân Xưởng đóng tàu Ba Son có ý nghĩa gì?
A. Cho thấy sự đoàn kết của giai cấp công nhân Việt Nam.
B. Đánh dấu mục đích đòi quyền lợi về kinh tế của phong trào công nhân thành công.
C. Đánh dấu bước chuyển của phong trào công nhân từ lẻ tẻ sang có tổ chức lãnh đạo.
D. Mở đầu giai đoạn đấu tranh tự giác của công nhân Việt Nam.
Câu 20: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm các văn kiện nào?
A, Luận cương chính trị, Điều lệ vắn tắt.
B, Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.
C, Luận cương chính trị, Chính cương vắn tắt.
D, Chính cương vắn tắt, Điều lệ vắn tắt.
Đáp án tham khảo:
Câu 1: C. Đấu tranh có tổ chức, gắn mục tiêu kinh tế với chính trị và đoàn kết quốc tế
Giải thích: Phong trào bãi công của công nhân Ba Son năm 1925 là lần đầu tiên phong trào công nhân Việt Nam gắn mục tiêu kinh tế với mục tiêu chính trị và đoàn kết quốc tế, đánh dấu bước chuyển từ tự phát sang tự giác.
Câu 2: A. Kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
Giải thích: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đặt vấn đề giải quyết mâu thuẫn dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo.
Câu 3: D. 1919 - 1926
Giải thích: Giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam đã đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế trong khoảng thời gian 1919-1926, tiêu biểu qua các phong trào chống thuế, tẩy chay hàng hóa Pháp.
Câu 4: B. 1919
Giải thích: Nguyễn Ái Quốc gửi bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" đến Hội nghị Véc-xai vào năm 1919, nhằm yêu cầu quyền bình đẳng và tự do cho người dân Việt Nam.
Câu 5: A. Trí thức tiểu tư sản
Giải thích: Tổ chức Tâm tâm xã được thành lập bởi các trí thức tiểu tư sản với mục tiêu chống thực dân Pháp và giành độc lập dân tộc.
Câu 6: B. 1923-1924
Giải thích: Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân từ năm 1923-1924, đóng góp vào phong trào cách mạng thế giới và chuẩn bị cho cách mạng Việt Nam.
Câu 7: B. Do tác động mạnh mẽ của tư tưởng Mác - Lê-nin
Giải thích: Tư tưởng Mác - Lê-nin được truyền bá mạnh mẽ vào Việt Nam trong giai đoạn 1925-1930, thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ phát triển theo con đường cách mạng vô sản.
Câu 8: C. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
Giải thích: Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày 3/2/1930, hợp nhất ba tổ chức cộng sản này dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 9: A. Con đường cách mạng vô sản
Giải thích: Tân Việt Cách mạng Đảng, mặc dù có tiền thân là tổ chức cách mạng tư sản, nhưng sau này dần chuyển hướng sang con đường cách mạng vô sản.
Câu 10: B. Vô sản hóa
Giải thích: Phong trào "vô sản hóa" nhằm đưa cán bộ cách mạng vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để sinh hoạt, lao động và tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho công nhân.
Câu 11: D. 25/12/1927
Giải thích: Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập vào ngày 25/12/1927 với mục tiêu tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc thông qua bạo lực vũ trang.
Câu 12: D. Hoạt động chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về chính trị, tư tưởng và tổ chức
Giải thích: Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện nhiều hoạt động chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong những năm 1920, tạo tiền đề cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 13: A. Bạo lực vũ trang để chống Pháp
Giải thích: Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương sử dụng bạo lực vũ trang để lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và giành độc lập dân tộc.
Câu 14: B. 03/02/1930
Giải thích: Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thành lập vào ngày 3/2/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc), đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Câu 15: A. Diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức và lãnh đạo thống nhất
Giải thích: Giai đoạn đầu, phong trào công nhân chủ yếu mang tính tự phát, diễn ra lẻ tẻ, chưa có sự lãnh đạo thống nhất của một tổ chức chính trị.
Câu 16: B. 1923 - 1924
Giải thích: Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Liên Xô trong khoảng thời gian này, tham gia các hội nghị quốc tế và học tập tư tưởng Mác - Lê-nin.
Câu 17: B. Cuộc đấu tranh của công nhân Xưởng đóng tàu Ba Son
Giải thích: Cuộc bãi công của công nhân Xưởng Ba Son năm 1925 là phong trào tiêu biểu, có tổ chức, gắn liền với tinh thần đoàn kết quốc tế.
Câu 18: C. Đấu tranh có tổ chức, gắn mục tiêu kinh tế với chính trị và đoàn kết quốc tế
Giải thích: Cuộc bãi công Ba Son đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân Việt Nam khi kết hợp mục tiêu kinh tế với chính trị và ý thức đoàn kết quốc tế.
Câu 19: D. Mở đầu giai đoạn đấu tranh tự giác của công nhân Việt Nam
Giải thích: Cuộc bãi công Ba Son là bước ngoặt lớn, khởi đầu cho giai đoạn đấu tranh tự giác của giai cấp công nhân Việt Nam.
Câu 20: B. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
Giải thích: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm "Chính cương vắn tắt" và "Sách lược vắn tắt" do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Tìm kiếm tài liệu học tập Lịch sử 9 tại đây