Kiểm tra Địa lí 12 Kết nối tri thức bài 32: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với thực trạng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Kinh tế chưa thực sự phát triển.

B. Tỉ trọng trung vực nông nghiệp còn cao.

C. Sản xuất và chế biến thực phẩm là ngành nổi bật.

D. Điều kiện tự nhiên còn hạn chế sự phát triển.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với việc thực trạng phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. Đi đầu trong khoa học – công nghệ.

B. Thu hút ngành công nghiệp công nghệ cao.

C. Công nghiệp là ngành kinh tế nổi bật

D. Phát triển nông nghiệp là chủ yếu.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với việc thực trạng phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

B. Quy mô GRDP ngày càng tăng.

C. Kinh tế nổi bật là kinh tế biển.

D. Phát triển dịch vụ là chủ yếu.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với việc thực trạng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện đại.

B. Quy mô GRDP đứng thứ hai cả nước.

C. Phát triển nông nghiệp là chủ yếu.

D. Ngành kinh tế nổi bật là công nghiệp.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Phát triển công nghiệp chế biến.

B. Tập trung vào sản xuất lúa gạo.

C. Ngành kinh tế nổi bật là công nghiệp.

D. Phát triển nông nghiệp là chủ yếu.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

A. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp.

B. Phát triển một số dịch vụ hiện đại.

C. Phát triển công nghiệp chế biến.

D. Phát triển khoa học – công nghệ.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp.

B. Phát triển sản xuất sản phẩm dầu mỏ.

C. Phát triển cảng biển và du lịch.

D. Phát triển trung tâm du lịch biển.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. Đi đầu đổi mới sáng tạo.

B. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

C. Thu hút đầu tư ngành công nghệ cao.

D. Hình thành chợ nổi thu hút khách du lịch.

Câu 9: Vùng kinh tế trọng điểm nào dưới đây phát triển mạnh mẽ ngành kinh tế biển?

A. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

D. Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng với định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Tập trung lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

B. Ứng dụng khoa học – công nghệ.

C. Phát triển chế biến lương thực.

D. Phát triển mạnh công nghiệp.

Câu 11: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm

A. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

B. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Trị.

C. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Ngãi.

D. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị.

Câu 12: Năm 2021, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có diện tích bao nhiêu nghìn km2?

A. 25

B. 26

C. 27

D. 28

Câu 13: Năm 2021, số dân của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao nhiêu triệu người?

A. 6,4

B. 6,5

C. 6,6

D. 6,7

Câu 14: Ý nào dưới đây là nguồn lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Vị trí chiến lược giao lưu kinh tế đa chiều.

B. Nguồn lao động còn thiếu, chưa có kinh nghiệm.

C. khoáng sản còn hạn chế về trữ lượng.

D. Điều kiện tự nhiên còn hạn chế sự phát triển.

Câu 15: Ý nào dưới đây là thực trạng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Đóng góp vào GDP còn nhỏ.

B. Ngành kinh tế nổi bật là công nghiệp.

C. Cơ cấu kinh tế chậm đổi mới.

D. Thu hút vốn nước ngoài còn hạn chế.

Câu 16: Năm 2021, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích bao nhiêu nghìn km2?

A. 30

B. 40

C. 50

D. 60

Câu 17: Năm 2021, số dân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao nhiêu triệu người?

A. 21,5

B. 21,6

C. 21,7

D. 21,8

Câu 18: Ý nào dưới đây là nguồn lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. Tài nguyên dầu khí là thế mạnh nổi bật.

B. Nguồn lao động còn thiếu, chưa có kinh nghiệm.

C. khoáng sản còn hạn chế về trữ lượng.

D. Điều kiện tự nhiên còn hạn chế sự phát triển.

Câu 19: Ý nào dưới đây là thực trạng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. Ngành kinh tế nổi bật là nông nghiệp

B. Phát triển nông – lâm – thủy sản.

C. Vùng phát triển kinh tế hàng đầu cả nước.

D. Thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước.

Câu 20: Ý nào dưới đây là định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. phát triển đáp ứng ngành kinh tế biển.

B. đi đầu trong khoa học – công nghệ.

C. đổi mới sản xuất nông – lâm – thủy sản.

D. thu hút nguồn vốn trong nước.

Đáp án

Câu 1: D. Điều kiện tự nhiên còn hạn chế sự phát triển.
Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi với hệ thống sông ngòi, đồng bằng phù sa màu mỡ, rất phù hợp cho phát triển nông nghiệp và chế biến thực phẩm.

Câu 2: D. Phát triển nông nghiệp là chủ yếu.
Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nổi bật với công nghiệp và dịch vụ, không phải tập trung vào nông nghiệp.

Câu 3: D. Phát triển dịch vụ là chủ yếu.
Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung kinh tế nổi bật là kinh tế biển, không phải dịch vụ là ngành chủ yếu.

Câu 4: C. Phát triển nông nghiệp là chủ yếu.
Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nổi bật với công nghiệp và dịch vụ, không phải nông nghiệp là ngành chính.

Câu 5: C. Ngành kinh tế nổi bật là công nghiệp.
Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long phát triển chủ yếu về nông nghiệp và chế biến lương thực, không phải công nghiệp.

Câu 6: A. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp.
Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ định hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại, không phải nông nghiệp.

Câu 7: A. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp.
Giải thích: Định hướng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là phát triển du lịch, cảng biển và kinh tế biển, không tập trung vào nông nghiệp.

Câu 8: D. Hình thành chợ nổi thu hút khách du lịch.
Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không phát triển chợ nổi, điều này thuộc đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9: B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Giải thích: Miền Trung có thế mạnh về kinh tế biển nhờ hệ thống cảng biển và tài nguyên biển phong phú.

Câu 10: D. Phát triển mạnh công nghiệp.
Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào nông nghiệp công nghệ cao và chế biến lương thực, không phải công nghiệp.

Câu 11: A. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Giải thích: Đây là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Câu 12: C. 27.
Giải thích: Năm 2021, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có diện tích khoảng 27 nghìn km².

Câu 13: C. 6,6.
Giải thích: Số dân vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2021 là khoảng 6,6 triệu người.

Câu 14: A. Vị trí chiến lược giao lưu kinh tế đa chiều.
Giải thích: Miền Trung nằm ở vị trí giao lưu kinh tế giữa Bắc và Nam, với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển.

Câu 15: A. Đóng góp vào GDP còn nhỏ.
Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có đóng góp vào GDP còn hạn chế so với các vùng khác.

Câu 16: C. 50.
Giải thích: Diện tích vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2021 khoảng 50 nghìn km².

Câu 17: D. 21,8.
Giải thích: Số dân vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2021 là khoảng 21,8 triệu người.

Câu 18: A. Tài nguyên dầu khí là thế mạnh nổi bật.
Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thế mạnh về tài nguyên dầu khí, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.

Câu 19: C. Vùng phát triển kinh tế hàng đầu cả nước.
Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực kinh tế phát triển hàng đầu cả nước, với ngành công nghiệp và dịch vụ nổi bật.

Câu 20: B. Đi đầu trong khoa học – công nghệ.
Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung vào phát triển khoa học, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và thu hút đầu tư.

Tìm kiếm thêm tài liệu học tập Địa lí 12 tại đây.

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top