Câu 1: Gió mùa hạ có hướng
A. Đông Bắc.
B. Đông Nam.
C. Tây Nam.
D. Tây Bắc.
Câu 2: Quá trình nào là quá trình chính hình thành địa hình nước ta?
A. Xâm thực–bồi tụ.
B. Bồi tụ.
C. Xâm thực.
D. Phong hóa.
Câu 3: Xâm thực tập trung ở vùng
A. Đồng bằng.
B. Trung du.
C. Đồi núi.
D. Thềm lục địa.
Câu 4: : Bồi tụ tập trung ở vùng
A. Đồng bằng.
B. Trung du.
C. Đồi núi.
D. Thềm lục địa.
Câu 5: Nước ta có khoảng bao nhiêu con sông?
A. 2360
B. 2630
C. 2036
D. 2063
Câu 6: Đặc điểm sông ngòi nước ta
A. mạng lưới thưa thớt, chế độ nước theo mùa.
B. mạng lưới dày đặc, chế độ nước theo mùa.
C. mạng lưới dày đặc, chế độ nước mùa đông.
D. mạng lưới thưa thớt, chế độ nước mùa hạ.
Câu 7: Đâu không phải là biểu hiện nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta?
A. Lượng bức xạ mặt trời lớn.
B. Nhiệt độ trung bình năm cao.
C. Lượng mưa, độ ẩm lớn.
D. Khối khí hoạt động quanh năm.
Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm địa hình ở nước ta?
A. Quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ.
B. Quá trình xâm thực mạnh ở đồi núi.
C. Quá trình xâm thực diễn ra ở đồng bằng
D. Quá trình bồi tụ diễn ra ở đồng bằng.
Câu 9: Đâu không phải là đặc điểm sông ngòi ở nước ta?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Chế độ nước theo mùa.
C. Sông nhiều nước, phù sa.
D. Sông ngòi dốc, dài.
Câu 10: Tại sao quá trình feralit là quá trình diễn ra mạnh?
A. nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.
B. nhiệt độ thấp, lượng mưa lớn.
C. nhiệt độ cao, lượng mưa nhỏ.
D. nhiệt độ thấp, lượng mưa nhỏ.
Câu 11: Đâu không phải là ảnh hưởng thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất?
A. Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
B. Đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
C. Thời tiết thất thường, khó khăn cho canh tác.
D. Thời tiết thuận lợi, dễ dàng canh tác.
Câu 12: Đâu không phải là ảnh hưởng thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến đời sống?
A. Cung cấp nước sinh hoạt, đời sống.
B. Thời tiết cực đoan, thiên tai gây thiệt hại tài sản.
C. Môi trường dễ cho bệnh dịch phát triển.
D. Thời tiết ít diễn ra hiện tượng thiên tai.
Câu 13: Đâu là khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa trong việc phát triển các ngành kinh tế?
A. Thời tiết cực đoan, thiên tai.
B. Độ ẩm thấp, nhiệt độ cao.
C. Lượng mưa thấp, nhiệt độ cao.
D. Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp.
Câu 14: Tính chất đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi do ảnh hưởng của yếu tố?
A. Phân hóa theo mùa của khí hậu.
B. Nhu cầu của thị trường.
C. Lực lượng lao động.
D. Lịch sử khai thác
Câu 15: Gió phơn còn được gọi là
A. Đông Bắc.
B. Tây Nam.
C. Tín phong.
D. Đông Nam.
Câu 16: Ngành nào sau đây ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. Lâm nghiệp.
B. Thủy sản.
C. Giao thông vận tải.
D. Công nghiệp chế biến.
Câu 17: Nguyên nhân đất đai nước ta dễ bị suy thoái do
A. Nhiệt ẩm cao, mưa lớn.
B. Nhiệt ẩm thấp, mưa ít.
C. Nhiệt ẩm thấp, mưa lớn.
D. Nhiệt ẩm cao, mưa ít.
Câu 18: Tại sao miền Nam lại không có mùa đông?
A. Bức chắn địa hình
B. Lượng mưa ít.
C. Gió mùa không mạnh.
D. Nền nhiệt cao.
Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ là
A. Gió Tín phong, dải hội tụ nhiệt đới.
B. Gió Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới.
C. Gió Tây Bắc, dải hội tụ nhiệt đới.
D. Gió Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 20: Biện pháp nào sau đây không thích hợp để hạn chế tính thất thường của khí hậu tới sản xuất?
A. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
B. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
C. Tăng cường công tác dự báo thời tiết
D. Làm công tác thủy lợi.
Đáp án
Câu 1: C. Tây Nam.
Giải thích: Gió mùa hạ ở Việt Nam có hướng chủ đạo là Tây Nam, mang theo hơi ẩm từ biển vào đất liền.
Câu 2: A. Xâm thực–bồi tụ.
Giải thích: Quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở vùng đồi núi, còn bồi tụ xảy ra chủ yếu ở đồng bằng, là hai quá trình chính hình thành địa hình nước ta.
Câu 3: C. Đồi núi.
Giải thích: Quá trình xâm thực tập trung chủ yếu ở khu vực đồi núi do địa hình dốc và mưa lớn.
Câu 4: A. Đồng bằng.
Giải thích: Quá trình bồi tụ tập trung ở đồng bằng do sự tích lũy phù sa từ các con sông.
Câu 5: A. 2360.
Giải thích: Việt Nam có khoảng 2360 con sông dài trên 10km, tạo thành mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 6: B. Mạng lưới dày đặc, chế độ nước theo mùa.
Giải thích: Sông ngòi Việt Nam có mạng lưới dày đặc nhưng chế độ nước thay đổi rõ rệt theo mùa.
Câu 7: D. Khối khí hoạt động quanh năm.
Giải thích: Không phải khối khí nào cũng hoạt động quanh năm, mà có sự phân hóa theo mùa ở Việt Nam.
Câu 8: C. Quá trình xâm thực diễn ra ở đồng bằng.
Giải thích: Quá trình xâm thực không diễn ra ở đồng bằng mà chủ yếu xảy ra ở vùng đồi núi.
Câu 9: D. Sông ngòi dốc, dài.
Giải thích: Sông ngòi ở nước ta thường ngắn và dốc, không phải dài.
Câu 10: A. Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.
Giải thích: Nhiệt độ cao và mưa nhiều làm cho quá trình phong hóa hóa học và feralit diễn ra mạnh.
Câu 11: D. Thời tiết thuận lợi, dễ dàng canh tác.
Giải thích: Thời tiết thất thường gây nhiều khó khăn hơn là thuận lợi hoàn toàn cho canh tác.
Câu 12: D. Thời tiết ít diễn ra hiện tượng thiên tai.
Giải thích: Thời tiết ở Việt Nam thường xuyên diễn ra các hiện tượng thiên tai như bão, lũ.
Câu 13: A. Thời tiết cực đoan, thiên tai.
Giải thích: Thời tiết cực đoan và thiên tai là những khó khăn lớn nhất trong phát triển kinh tế ở nước ta.
Câu 14: A. Phân hóa theo mùa của khí hậu.
Giải thích: Sự phân hóa khí hậu theo mùa tạo điều kiện phát triển đa dạng cây trồng và vật nuôi.
Câu 15: B. Tây Nam.
Giải thích: Gió phơn Tây Nam là loại gió nóng khô, thường xuất hiện vào mùa hè.
Câu 16: D. Công nghiệp chế biến.
Giải thích: Công nghiệp chế biến ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên so với các ngành khác.
Câu 17: A. Nhiệt ẩm cao, mưa lớn.
Giải thích: Nhiệt độ và độ ẩm cao, kết hợp mưa nhiều làm cho đất dễ bị rửa trôi và suy thoái.
Câu 18: D. Nền nhiệt cao.
Giải thích: Miền Nam không có mùa đông vì nhiệt độ trung bình luôn ở mức cao, không đủ lạnh để hình thành mùa đông.
Câu 19: B. Gió Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới.
Giải thích: Gió Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chính gây mưa lớn ở đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 20: A. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
Giải thích: Thâm canh tăng vụ trong điều kiện khí hậu thất thường có thể làm tăng rủi ro, không phải biện pháp thích hợp.
Tìm kiếm thêm tài liệu học tập Địa lí 12 tại đây.