Kiểm tra Địa lí 12 Chân trời bài 34: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đống bằng sông Cửu Long

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò sản xuất lương thực và thực phẩm Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Đảm bảo an ninh lương thực.                         

B. Khai thác thế mạnh về tự nhiên.

C. Cung cấp nguyên liệu cho dịch vụ.                 

D. Giải quyết vấn đề việc làm.

Câu 2: Đâu không phải là thế mạnh về tự nhiên giúp phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Địa hình và đất.                                             

B. Khí hậu.

C. Khoáng sản.                                                   

D. Nguồn nước.

Câu 3: Đâu không phải là thế mạnh giúp phát triển du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Diện tích rừng lớn.                                         

B. Khí hậu.

C. Chính sách.                                                   

D. Nguồn nước.

Câu 4: Khó khăn nào không phải của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn.

B. Thiếu nước trong mùa khô.

C. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.

D. Bão và áp thấp nhiệt đới.

Câu 5: Đâu không phải là tình hình phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Phát triển du lịch liên vùng.

B. Sau đại dịch COVID-19 du lịch đang được phục hồi.

C. Các tuyến du lịch chưa được kết nối.

D. Số lượng du khách liên tục tăng trong nhiều năm.

Câu 6: Năm 2021, tỉ lệ gia tăng dân số của Đồng bằng sông Cửu Long là

A. 0,54%

B. 0,55%

C. 0,56%

D. 0,57%

Câu 7: Đâu là thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Vùng có đất phù sa màu mỡ.                   

B. Khí hậu đang bị biến đổi.

C. Vùng thiếu nước ngọt vào mùa khô.         

D. Vùng có than đá trữ lượng lớn.

Câu 8: Đâu là hạn chế trong việc phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Thiếu nước ngọt vào mùa khô.                 

B.  Khí hậu giúp nông nghiệp phát triển.

C. Vùng có đất đai màu mỡ.                         

D. Sinh vật phong phú đa dạng.

Câu 9: Sản xuất lương thực và thực phẩm có vai trò

A. Hạn chế các ngành kinh tế khác.

B. Đảm bảo an ninh lương thực.

C. Sử dụng ít người lao động.

D. Chuyển dịch năng suất lao động. 

Câu 10: Đâu là hướng sử dụng hợp lí tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Lai tạo giống phù hợp với điều kiện tự nhiên.

B. Ngưng sử dụng đất bị ô nhiễm, thoái hóa.

C. Hạn chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Khai thác rừng triệt để.

Câu 11: Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vùng nào dưới đây?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Trung du miền núi Bắc Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 12: Đồng bằng sông Cửu Long gồm bao nhiêu tỉnh?

A. 10

B. 11

C. 12

D. 13

Câu 13: Năm 2021, diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long bao nhiêu nghìn km2?

A. 40,6

B. 40,7

C. 40,8

D. 40,9

Câu 14: Năm 2021, mật độ dân số Đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu người/ km2?

A. 426

B. 427

C. 428

D. 429

Câu 15: Năm 2021, số dân trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt bao nhiêu triệu người?

A. 17,4

B. 17,5

C. 17,6

D. 17,7

Câu 16: Tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới với Cam-pu-chia là

A. An Giang.

B. Hậu Giang.

C. Tiền Giang.

D. Vĩnh Long.

Câu 17: Tỉnh nào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển?

A. Bến Tre.

B. An Giang.

C. Sóc Trăng.

D. Kiên Giang.

Câu 18: Đâu là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Nước ngọt.             

B. Phân bón.         

C. Bảo vệ rừng ngập mặn.     

D. Cải tạo giống.

Câu 19: Đâu là trở ngại lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Chịu tác động xâm nhập mặn của thủy triều.

B. Đất thiếu dinh dưỡng, khó thoát nước.

C. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn.

D. Sông ngòi chằng chịt trở ngại cho cơ giới hóa.

Câu 20: Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm.

B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.

C. Mùa khô không rõ rệt.

D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.

Đáp án

Câu 1: C. Cung cấp nguyên liệu cho dịch vụ
Giải thích: Sản xuất lương thực và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu phục vụ an ninh lương thực và công nghiệp chế biến, không trực tiếp cung cấp nguyên liệu cho ngành dịch vụ.

Câu 2: C. Khoáng sản
Giải thích: Khoáng sản không phải thế mạnh tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long, mà là địa hình, đất, khí hậu, và nguồn nước.

Câu 3: A. Diện tích rừng lớn
Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long không có diện tích rừng lớn, thay vào đó là hệ thống sông ngòi và đất phù sa màu mỡ.

Câu 4: D. Bão và áp thấp nhiệt đới
Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới do nằm sâu trong đất liền và phía Nam.

Câu 5: D. Số lượng du khách liên tục tăng trong nhiều năm
Giải thích: Trong những năm gần đây, số lượng du khách đến vùng này có sự biến động, đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Câu 6: A. 0,54%
Giải thích: Tỉ lệ gia tăng dân số ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021 là 0,54%, thuộc mức thấp.

Câu 7: A. Vùng có đất phù sa màu mỡ
Giải thích: Đất phù sa màu mỡ là thế mạnh quan trọng để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 8: A. Thiếu nước ngọt vào mùa khô
Giải thích: Đây là hạn chế lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của cư dân.

Câu 9: B. Đảm bảo an ninh lương thực
Giải thích: Sản xuất lương thực và thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia.

Câu 10: A. Lai tạo giống phù hợp với điều kiện tự nhiên
Giải thích: Lai tạo giống thích hợp là hướng sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Câu 11: C. Đông Nam Bộ
Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long giáp vùng Đông Nam Bộ, không giáp các vùng còn lại.

Câu 12: D. 13
Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, bao gồm cả thành phố trực thuộc Trung ương là Cần Thơ.

Câu 13: A. 40,6
Giải thích: Diện tích Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021 là 40,6 nghìn km².

Câu 14: A. 426
Giải thích: Mật độ dân số của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021 là 426 người/km².

Câu 15: C. 17,6
Giải thích: Năm 2021, dân số Đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 17,6 triệu người.

Câu 16: A. An Giang
Giải thích: An Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đường biên giới với Campuchia.

Câu 17: D. Kiên Giang
Giải thích: Kiên Giang là tỉnh có cả đường biên giới với Campuchia và đường bờ biển dài.

Câu 18: A. Nước ngọt
Giải thích: Nước ngọt là vấn đề quan trọng nhất vào mùa khô để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Câu 19: C. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn
Giải thích: Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn, gây khó khăn trong việc cải tạo và sử dụng tự nhiên hiệu quả.

Câu 20: B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền
Giải thích: Xâm nhập mặn ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống.

Tìm kiếm thêm tài liệu học Địa lí 12 tại đây.

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top