Nghiệm Của Đa Thức Một Biến: Lý Thuyết, Ví Dụ Và Bài Tập Toán 7

CHỦ ĐỀ 8: NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

- Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó.
- Một đa thức (khác đa thức không) có thể có một nghiệm, hai nghiệm,... hoặc không có nghiệm.
- Số nghiệm của một đa thức (khác đa thức không) không vượt quá số bậc của đa thức đó.

II. BÀI TẬP VÀ CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Kiểm tra xem x = a có phải là nghiệm của đa thức P(x) hay không

Phương pháp giải:
Ta tính P(a), nếu P(a) = 0 thì a là nghiệm của đa thức P(x).

1A.  
Cho đa thức: P(x) = \(x^3 + 2x^2 - 3x\). Số nào sau đây là nghiệm của đa thức P(x): 0; 1; -1; -3.

1B.  
Mỗi số x = 1; x = -3 có phải là một nghiệm của đa thức \(P(x) = x^2 + 2x - 3 \)hay không?

2A.  
Cho đa thức \(P(x) = 2x^2 + x - 3\). Chứng tỏ rằng x = 1; x = -1 là hai nghiệm của đa thức đó.

2B.  
Cho đa thức \(P(x) = x^2 + 5x + 6\). Chứng tỏ rằng x = -2; x = -3 là hai nghiệm của đa thức đó.

3A.  
Cho đa thức:  
\(P(x) = (2x^2 - 3x + 1) - (x^2 - 7x - 2). \) 
a) Thu gọn đa thức P(x).  
b) Chứng minh rằng -1 và -3 là các nghiệm của P(x).

3B.  
Cho đa thức:  
\(P(x) = 2(x^2 - 3) - (x^2 + 5x). \) 
a) Thu gọn đa thức P(x).  
b) Chứng minh rằng -1 và 6 là các nghiệm của P(x).

Dạng 2: Tìm nghiệm của đa thức

Phương pháp giải:
Để tìm nghiệm của đa thức P(x), ta tìm các giá trị của x sao cho P(x) = 0.

4A.  
Tìm nghiệm của các đa thức sau:  
a) x - 10;  
b) 2x + 8;  
c) 3x + 8;  
d) \(16 - x^2;\)  
e) \(4x^2 - 9;\)  
f) \(2x^2 - 6;  \)
g)\( 3x^2 + 6x;  \)
h) \(4x^3 + 9x.\)

4B.  
Tìm nghiệm của các đa thức sau:  
a) x + 5;  
b) 9 - 3x;  
c) -4x + 7;  
d)\( x^2 - 25; \) 
e) \(9x^2 - 4;  \)
f) \(5x^2 - 10;\)  
g)\( x^2 + 2x; \) 
h) \(x^3 + x.\)

5A.  
Tìm nghiệm của các đa thức sau:  
a) \((2x - 4)(x + 9)\);  
b)\( x^2 + 4x + 3;  \)
c) \(x^2 + 7x + 12;  \)
d) \(x^2 - x - 6;  \)
e)\( 2x^2 + 5x + 3; \) 
f)\( 3x^2 + 5x - 2.\)

5B.  
Tìm nghiệm của các đa thức sau:  
a) (x - 5)(7 + x);  
b) \(x^2 + 3x + 2; \) 
c) \(x^2 + 7x + 10; \) 
d) \(x^2 + 3x - 4;  \)
e) \(2x^2 - 5x + 3;\)  
f)\( 3x^2 + 5x - 2.\)

6A.  
Cho hai đa thức:  
\(P(x) = 3x^3 + 4x^2 - 2x - 1 - 2x^3 \) và \(g(x) = x^3 + 4x^2 + 3x - 2.  \)
a) Thu gọn đa thức P(x).  
b) Tính h(x) = P(x) - g(x).  
c) Tìm nghiệm của đa thức h(x).

6B.  
Cho hai đa thức:  
\(P(x) = 5x^2 - 3x^3 + 6x - 8 + 4x^3 - 2x^2\)\( g(x) = -x^3 - 3x^2.\)  
a) Thu gọn đa thức P(x).  
b) Tính h(x) = P(x) + g(x).  
c) Tìm nghiệm của đa thức h(x).

Dạng 3: Chứng minh đa thức không có nghiệm

Phương pháp giải:
Để chứng minh đa thức P(x) không có nghiệm, ta chứng minh P(x) nhận giá trị khác 0 với mọi giá trị của x.

8A.  
Chứng tỏ các đa thức sau không có nghiệm:  
a) \(x^2 + 5; \) 
b) \(3x^2 + 7; \) 
c) \(3x^4 + 10.\)

8B.  
Chứng tỏ các đa thức sau không có nghiệm:  
a) \(x^2 + 1;\)  
b)\( 2x^2 + 1;  \)
c) \(x^4 + 2.\)

9A.  
Chứng tỏ đa thức sau không có nghiệm:\( x^2 + x + 2.\)

9B.  
Chứng tỏ đa thức sau không có nghiệm: \(x^2 + x + 1.\)

10A.  
Chứng tỏ đa thức sau không có nghiệm:  
\(P(x) = 3(x + 1)^2 + 2(x - 1)^2 + 1.\)

10B.  
Chứng tỏ đa thức sau không có nghiệm: \(x^2 + (x + 1)^2 + 1.\)

Dạng 4: Tìm đa thức một biến có nghiệm cho trước

Phương pháp giải:
Để tìm đa thức P(x) biết x = x0 là một nghiệm của P(x), ta cần chú ý rằng P(x0) = 0.

11A.  
Cho đa thức \(P(x) = 2x + a - 1\). Tìm a để P(x) có nghiệm:  
a) x = 0;  
b) x = 1;  
c) x = -2.

11B.  
Cho đa thức P(x) = 4x + a. Tìm a để P(x) có nghiệm:  
a) x = 0;  
b) x = -2;  
c) x = -1.

12A.  
Cho đa thức P(x) = 2ax + a - 6. Tìm a để P(x) có nghiệm:  
a) x = 1;  
b) x = -5;  
c) x = -1.

12B.  
Cho đa thức P(x) = ax + a + 5. Tìm a để P(x) có nghiệm:  
a) x = 1;  
b) x = -5;  
c) x = -1.

13A.  
Hãy xác định hệ số a và b để đa thức\( P(x) = x^2 + 2ax + b\) có nghiệm x = -2.

13B.  
Hãy xác định hệ số a và b để đa thức P\((x) = x^2 + 3ax + b\) có nghiệm x = -3.
Tìm kiếm tài liệu học tập toán 7 tại: https://tailieuthi.net/shop/subcategory/115/toan

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top