Kiểm tra Tiếng Việt 5 kết nối Bài 3: Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo

Câu 1: Kết bài trong bài văn kể chuyện sáng tạo viết về nội dung gì?

A. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

B. Giới thiệu câu chuyện.

C. Miêu tả đặc điểm, tính cách nhân vật.

D. Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.

Câu 2: Tại sao cần phải lựa chọn cách sáng tạo trước khi làm bài văn kể chuyện sáng tạo?

A. Để thu hút hơn với người đọc, người nghe.

B. Để chủ động dễ dàng trong quá trình làm bài.

C. Để biết được nội dung câu chuyện.

D. Để chọn được câu chuyện phù hợp.

Câu 3: Nếu đóng vai nhân vật kể lại chuyện thì mở bài em cần phải làm gì?

A. Giới thiệu mình là nhân vật nào.

B. Giới thiệu tên câu chuyện.

C. Giới thiệu tên tác giả.

D. Giới thiệu nghe được câu chuyện từ ai.

Câu 4: Em có thể kể một câu chuyện sáng tạo bằng các nào?

A. Thay đổi cách kết thúc câu chuyện.

B. Thay đổi ý nghĩa câu chuyện.

C. Thay đổi nhân vật trong câu chuyện.

D. Thay đổi toàn bộ diễn biến câu chuyện.

Câu 5: Bài văn kể chuyện sáng có mấy phần?

A. 4 phần.

B. 3 phần.

C. 2 phần.

D. 1 phần.

Câu 6: Để viết được bài văn kể chuyện sáng tạo chúng ta cần phải chuẩn bị mấy bước?

A. 1 bước.

B. 2 bước.

C. 3 bước.

D. 4 bước.

Câu 7: Yếu tố nào sau đây không cần thiết khi kể chuyện sáng tạo?

A. Phát âm đúng, dễ nghe.

B. Trong cậu chuyện xen kẽ nhiều lời kể, lời tả.

C. Lời kể diễn cảm, có ngữ điệu.

D. Lời nói phải điệu đà.

Câu 8: Đâu không phải là yếu tố quan trọng của chuyện kể sáng tạo?

A. Bối cảnh.

B. Nhân vật.

C. Giọng điệu.

D. Cốt truyện.

Câu 9: Có thể tìm kiếm những chuyện kể ở đâu?

A. Sách vở.

B. Sách, thư viện, mạng xã hội.

C. Tivi.

D. Tivi, thư viện.

Câu 10: Bài văn kể chuyện sáng tạo gồm những phần nào? 

A. Mở bài.

B. Mở bài và thân bài.

C. Kết bài.

D. Mở bài – Thân bài – Kết bài.

Câu 11: Để đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, mở bài cần viết về nội dung gì?

A. Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.

B. Giới thiệu câu chuyện.

C. Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu và dẫn dắt vào câu chuyện.

D. Kể lại diễn biến của câu chuyện.

Câu 12: Đâu là chi tiết em có thể thêm vào khi viết bài văn kể chuyện sáng tạo?

A. Nhân vật.

B. Lời kể.

C. Lời thoại.

D. Lời kể, lời tả, lời thoại…

Câu 13: Đâu là một trong những bước cần chuẩn bị để làm bài văn kể chuyện sáng tạo?

A. Mở bài.

B. Thân bài.

C. Lựa chọn cách sáng tạo.

D. Kết bài.

Câu 14: Mở bài trong bài văn  kể chuyện sáng tạo viết về nội dung gì?

A. Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.

B. Nêu suy nghĩ về câu chuyện.

C. Giới thiệu câu chuyện.

D. Nêu cảm xúc về câu chuyện.

Câu 15: Tại sao cần phải lựa chọn câu chuyện trước?

A. Vì cần phải chọn câu chuyện hay.

B. Vì cần chọn câu chuyện có ý nghĩa.

C. Vì để phù hợp với đề bài.

D. Vì để câu chuyện phù hợp với lứa tuổi

Câu 16: Đâu không phải là cách sáng tạo trong bài văn kể chuyện?

A. Sáng tạo thêm chi tiết.

B. Thay đổi kết thúc theo tưởng tượng của em nhưng không làm thay đổi nội dung.

C. Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện.

D. Thay đổi kết thúc truyện và thay đổi nội dung câu chuyện.

Câu 17: Thế nào là một bài văn kể chuyện sáng tạo hấp dẫn, thú vị?

A. Cốt truyện giàu ý nghĩa, cách kể mới mẻ, độc đáo, thể hiện được cá tính sáng tạo của người viết nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa.

B. Cốt truyện đặc sắc, hấp dẫn, cách kể mới mẻ, sáng tạo làm thay đổi được nội dung trở nên hay hơn và có hậu hơn.

C. Biến nhân vật trở thành một người có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp đi dến cái kết có hậu cho câu chuyện.

D. Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật phải được người viết sáng tạo thật độc đáo và mới mẻ.

Câu 18: Câu chuyện sáng tạo được kể cần không cần yếu tố nào sau đây?

A. Bối cảnh.

B. Lời tả.

C. Nhân vật.

D. Diễn biến.

Câu 19: Khi kể chuyện sáng tạo người viết cần có những tình cảm, cảm xúc gì?

A. Buồn với số phận, hoàn cảnh của nhân vật.

B. Giọng văn vui tươi.

C. Vui vẻ, lưu loát.

D. Đồng cảm, thấu hiểu với nhân vật.

Câu 20: Đâu là yêu cầu bắt buộc về hình thức của bài văn kể chuyện sáng tạo?

A. Trình bày thành một đoạn liền mạch.

B. Trình bày thành nhiều đoạn khác nhau để phân biệt rõ ba phần.

C. Dung lượng dài.

D. Có hình ảnh minh họa.

Đáp án tham khảo

Câu 1: Đáp án: A. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
Giải thích: Kết bài trong bài văn kể chuyện sáng tạo thường nêu cảm xúc và suy nghĩ của người kể về câu chuyện để tạo ấn tượng sâu sắc.

Câu 2: Đáp án: B. Để chủ động dễ dàng trong quá trình làm bài.
Giải thích: Việc lựa chọn cách sáng tạo trước giúp người viết có kế hoạch và triển khai nội dung bài văn thuận lợi hơn.

Câu 3: Đáp án: A. Giới thiệu mình là nhân vật nào.
Giải thích: Khi đóng vai nhân vật, mở bài cần giới thiệu nhân vật mà mình hóa thân để dẫn dắt câu chuyện.

Câu 4: Đáp án: A. Thay đổi cách kết thúc câu chuyện.
Giải thích: Thay đổi kết thúc câu chuyện là một cách sáng tạo giúp câu chuyện trở nên mới mẻ và thú vị hơn.

Câu 5: Đáp án: B. 3 phần.
Giải thích: Bài văn kể chuyện sáng tạo gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài.

Câu 6: Đáp án: C. 3 bước.
Giải thích: Để viết bài văn kể chuyện sáng tạo, cần thực hiện 3 bước: đọc và hiểu câu chuyện, xác định cách sáng tạo, triển khai bài văn.

Câu 7: Đáp án: D. Lời nói phải điệu đà.
Giải thích: Lời nói không cần điệu đà, mà cần chân thực và phù hợp với nội dung câu chuyện.

Câu 8: Đáp án: C. Giọng điệu.
Giải thích: Giọng điệu không phải yếu tố bắt buộc của câu chuyện kể sáng tạo, nhưng bối cảnh, nhân vật, và cốt truyện là cần thiết.

Câu 9: Đáp án: B. Sách, thư viện, mạng xã hội.
Giải thích: Người kể có thể tìm kiếm câu chuyện từ nhiều nguồn như sách, thư viện, mạng xã hội.

Câu 10: Đáp án: D. Mở bài – Thân bài – Kết bài.
Giải thích: Bài văn kể chuyện sáng tạo đầy đủ gồm ba phần cơ bản.

Câu 11: Đáp án: C. Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu và dẫn dắt vào câu chuyện.
Giải thích: Khi đóng vai nhân vật, mở bài cần giới thiệu nhân vật để dẫn dắt câu chuyện một cách sáng tạo.

Câu 12: Đáp án: D. Lời kể, lời tả, lời thoại…
Giải thích: Lời kể, lời tả, lời thoại là các chi tiết có thể thêm để làm bài văn sinh động và hấp dẫn hơn.

Câu 13: Đáp án: C. Lựa chọn cách sáng tạo.
Giải thích: Việc lựa chọn cách sáng tạo là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi làm bài văn kể chuyện sáng tạo.

Câu 14: Đáp án: C. Giới thiệu câu chuyện.
Giải thích: Mở bài cần giới thiệu câu chuyện để người đọc nắm bắt được nội dung cơ bản.

Câu 15: Đáp án: C. Vì để phù hợp với đề bài.
Giải thích: Lựa chọn câu chuyện trước giúp đảm bảo nội dung phù hợp với yêu cầu đề bài và mục đích kể.

Câu 16: Đáp án: D. Thay đổi kết thúc truyện và thay đổi nội dung câu chuyện.
Giải thích: Trong kể chuyện sáng tạo, không được thay đổi nội dung chính, chỉ được thêm chi tiết hoặc sáng tạo phần kết.

Câu 17: Đáp án: A. Cốt truyện giàu ý nghĩa, cách kể mới mẻ, độc đáo, thể hiện được cá tính sáng tạo của người viết nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa.
Giải thích: Một bài văn kể chuyện sáng tạo hấp dẫn cần giữ nguyên ý nghĩa cốt truyện và cách kể độc đáo.

Câu 18: Đáp án: B. Lời tả.
Giải thích: Lời tả không phải yếu tố bắt buộc, nhưng bối cảnh, nhân vật và diễn biến là các yếu tố quan trọng trong câu chuyện sáng tạo.

Câu 19: Đáp án: D. Đồng cảm, thấu hiểu với nhân vật.
Giải thích: Người viết cần đồng cảm, thấu hiểu nhân vật để thể hiện được cảm xúc chân thực trong bài văn.

Câu 20: Đáp án: B. Trình bày thành nhiều đoạn khác nhau để phân biệt rõ ba phần.
Giải thích: Một bài văn kể chuyện sáng tạo cần được trình bày rõ ràng thành các đoạn để phân biệt các phần Mở bài, Thân bài và Kết bài.

Tìm thêm tài liệu tham kahor Tiếng Việt 5 tại đây. 

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top