Kiểm tra ôn tập Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo cuối học kì 1

Câu 1: Trong bức thư của thủ lĩnh người da đỏ, bức thư đã phê phán những hành động và thái độ gì của người da trắng thời đó?

 

A.Tàn sát những người da đỏ.

B.Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ.

C.Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống.

D.Xâm lược các dân tộc khác.

Câu 2: Trong bức thư của thủ lĩnh người da đỏ, khái niệm Ngựa sắt nhả khói trong đoạn trích dùng để chỉ:

 

A. Con ngựa do Thánh Gióng cưỡi ra trận tiêu diệt giặc Ân.

B. Những con ngựa chạy không biết mệt.

C. Máy hơi nước.

D. Tàu hỏa.

Câu 3: Theo tác giả văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu, khổ thơ thứ ba của bài thơ Sang thu có tác dụng gì?

 

A. Tiếp tục làm rõ các dấu hiệu đặc trưng của mùa thu để khẳng định tuyệt đối mùa thu đã về.

B. Không gian thu hẹp về làng quê ngõ xóm.

C. Tâm trạng con người khi mùa thu sang.

D. Làm trọn vẹn cái ý sang thu của hồn người chưa thật rõ ở hai khổ thơ trên.

Câu 4: Đối tượng nghị luận của văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu là gì?

 

A. Bài thơ Đây mùa thu tới – Xuân Diệu.

B. Bài thơ Tiếng thu – Lưu Trọng Lư.

C. Bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh.

D. Bài thơ Thu điếu - Nguyễn Khuyến.

Câu 5: Cách mở đầu bài thơ về chủ đề mùa thu của Hữu Thỉnh so với các nhà thơ khác có gì khác nhau?

 

A. Hữu Thỉnh không bắt đầu mùa thu của mình bằng những nét đặc trưng của trời mây mùa thu hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển mà bắt đầu bằng hương ổi.

B. Hữu Thỉnh bắt đầu mùa thu của mình bằng những âm thanh đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc Bộ.

C. Hữu Thỉnh bắt đầu mùa thu của mình bằng những cảm nhận sâu sắc, tinh tế về đời người.

D. Không có gì khác.

Câu 6: Câu thơ “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu” cho biết thiên nhiên đang ở thời điểm nào?

 

A. Cuối thu.

B. Chuyển giao mùa hạ sang mùa thu.

C. Đầu hạ.

D. Giữa thu.

Câu 7: Xác định đề tài của hai truyện Vắt cổ chày ra nước; Không đi giày?

 

A. Đức hạnh

B. Thói hư tật xấu

C. Gia đình

D. Cung đình

Câu 8: Nhan đề “Vắt cổ chày ra nước” và “May không đi giày” có thể hiện được nội dung của mỗi truyện hay không?

 

A. Có, vì hai nhan đề này đã chỉ ra được chi tiết trọng tâm gây cười trong truyện.

B. Có, vì đây là nguyên lí đặt nhan đề trong truyện cười.

C. Không, vì nhan đề quá ngắn để thể hiện nội dung của truyện.

D. Không, vì nhan đề không có chức năng thể hiện nội dung.

Câu 9: Trong truyện “Khoe của”, khi trả lời câu hỏi của anh đi tìm lợn, nếu không nói thừa thì ta chỉ cần trả lời như thế nào?

 

A. Tôi chỉ biết cái áo của tôi là mới và đẹp thôi.

B. Tôi không biết con lợn hình thù như thế nào.

C. Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

D.Tôi giết con lợn đó rồi.

Câu 10: Ai là tác giả của văn bản “Tiếng cười có lợi ích gì?”?

 

A. Orison Swett Marden

B. Sigmund Freud

C. William James

D. Burrhus Frederic Skinner

Câu 11: “Một trái tim vui cũng như một phương thức tốt”. Đây là một câu:

 

A. Ca dao

B. Tục ngữ

C. Thơ

D. Ngạn ngữ

Câu 12: Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?

 

Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?

 

A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ

B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút

C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ

D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ

Câu 13: Xung đột trong hài kịch thường là sự mâu thuẫn giữa cái xấu với cái tốt đẹp. Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản?

 

A. Mâu thuẫn giữa hiện thực tốt đẹp và bản chất giả dối.

B. Mâu thuẫn giữa cái tinh khôn của phó máy với cái ngu xuẩn của ông Jourdain.

C. Mâu thuẫn giữa vẻ đẹp cao sang của giới quý tộc với những trò lố bịch của ông Jourdain.

D. Không có loại mâu thuẫn này.

Câu 14: Đâu là một hành động kịch qua lời độc thoại của nhân vật Khiết?

 

A. Tôi muốn kí lắm, nhưng mà tay tôi bị liệt không kí được.

B. Để tôi nghĩ xem có còn người bạn nào để làm thêm một phụ khoản giao thác di sản không?

C. Cháu đỡ lấy nó. Và để thưởng công cho chị Lý, vì thị đã chăm nom, nâng đỡ tôi, tôi để lại cho thị…

D. Không có

Câu 15: Xung đột kịch trong văn bản Cái chúc thư là xung đột giữa:

 

A. Cái cao cả với cái cao cả

B. Cái cao cả với cái thấp kém

C. Cái thấp kém với cái thấp kém

D. Cái tự nhiên với phi tự nhiên

Câu 16: Cho các sự việc:

 

Giao tài sản cho Lý

Giao tài sản cho Hy Lạc

Bàn về đám tang

Giao tài sản cho Khiết

Hãy sắp xếp lại theo trình tự đúng.

 

A. 4, 1, 2, 3

B. 2, 1, 4, 3

C. 3, 2, 1, 4

D. 1, 3, 2, 4

Câu 17: Ai là tác giả của văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”?

 

A. Aziz Nesin

B. Moliere

C. Fundy

D. Cervantes

Câu 18: Để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào sau đây :

 

A. Người nói( người viết) hiểu thế nào là hàm ý.- Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.

B. Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.- Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.

C. Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. - Người nghe ( người đọc ) có năng lực giải đoán được hàm ý.

D. Người nói (người viết) biết hàm ý là lời nói không trực tiếp.- Người nghe (người đọc) có thể giải được hàm ý.

Câu 19: Thế nào là nghĩa tường minh ?

 

A. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

B. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng lời nói trong câu.

C. Nghĩa tường minh là phần nội dung được diễn đạt trực tiếp bằng lời nói trong câu.

D. Nghĩa tường minh là phần nội dung được diễn đạt trực tiếp bởi thái độ của người nói trong câu.

Câu 20: Tác giả của văn bản Tiếng cười có lợi ích gì? là:

 

A. Một nhà thơ nổi tiếng người Anh

B. Một chính khách người Pháp

C. Một nhà tâm lí học có ảnh hưởng lớn người Canada

D. Một tác giả truyền cảm hứng người Mỹ

Câu 1: C. Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống.
Lời giải: Thư của thủ lĩnh người da đỏ phê phán sự thờ ơ và tàn nhẫn của người da trắng với thiên nhiên.

Câu 2: D. Tàu hỏa.
Lời giải: "Ngựa sắt nhả khói" là cách nói ẩn dụ chỉ tàu hỏa thời bấy giờ.

Câu 3: D. Làm trọn vẹn cái ý sang thu của hồn người chưa thật rõ ở hai khổ thơ trên.
Lời giải: Khổ thơ thứ ba kết nối cảm xúc, ý niệm sang thu trong tâm hồn con người.

Câu 4: C. Bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh.
Lời giải: Văn bản bàn về bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh.

Câu 5: A. Hữu Thỉnh không bắt đầu mùa thu của mình bằng những nét đặc trưng của trời mây mùa thu hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển mà bắt đầu bằng hương ổi.
Lời giải: Mở đầu bài thơ mang nét riêng qua cảm nhận hương ổi, khác biệt với thơ cổ điển.

Câu 6: B. Chuyển giao mùa hạ sang mùa thu.
Lời giải: Hình ảnh "đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu" thể hiện sự giao mùa.

Câu 7: B. Thói hư tật xấu.
Lời giải: Hai truyện phê phán các thói xấu trong xã hội.

Câu 8: A. Có, vì hai nhan đề này đã chỉ ra được chi tiết trọng tâm gây cười trong truyện.
Lời giải: Nhan đề phản ánh đúng nội dung và điểm gây hài.

Câu 9: C. Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
Lời giải: Trả lời trực tiếp vào trọng tâm câu hỏi.

Câu 10: A. Orison Swett Marden.
Lời giải: Ông là tác giả của văn bản "Tiếng cười có lợi ích gì?"

Câu 11: D. Ngạn ngữ.
Lời giải: Đây là một câu ngạn ngữ, thể hiện sự đúc kết về cuộc sống.

Câu 12: C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ.
Lời giải: Lời thầy giáo chứa hàm ý nhắc nhở về việc đi học muộn.

Câu 13: B. Mâu thuẫn giữa cái tinh khôn của phó máy với cái ngu xuẩn của ông Jourdain.
Lời giải: Xung đột trong hài kịch được xây dựng dựa trên sự tương phản giữa trí tuệ và ngớ ngẩn.

Câu 14: A. Tôi muốn kí lắm, nhưng mà tay tôi bị liệt không kí được.
Lời giải: Đây là hành động kịch qua lời độc thoại thể hiện ý định nhân vật.

Câu 15: B. Cái cao cả với cái thấp kém.
Lời giải: Xung đột giữa giá trị cao cả và những hành vi thấp kém.

Câu 16: A. 4, 1, 2, 3.
Lời giải: Trình tự sự kiện trong văn bản.

Câu 17: B. Moliere.
Lời giải: Moliere là tác giả của văn bản "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục".

Câu 18: C. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. - Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán được hàm ý.
Lời giải: Đây là điều kiện cần thiết để sử dụng hàm ý hiệu quả.

Câu 19: A. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Lời giải: Nghĩa tường minh được diễn đạt rõ ràng, không gián tiếp.

Câu 20: D. Một tác giả truyền cảm hứng người Mỹ.
Lời giải: Orison Swett Marden là một nhà truyền cảm hứng nổi tiếng.

Tìm kiếm tài liệu Ngữ Văn 8 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top