Câu 1: Quan sát lược đồ hình 18.4 (SGK, tr. 83), nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Phong trào Cần vương diễn ra chủ yếu ở tỉnh Bắc Kì và Trung Kì.
B. Phong trào Cần vương chỉ diễn ra ở các tỉnh Bắc Kỳ.
C. Phong trào Cần vương phát triển mạnh ở các tỉnh Trung Kỳ.
D. Phong trào Cần vương diễn ra rộng khắp trên địa bàn cả nước.
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là
A. khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. Khởi nghĩa Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Ba Đình.
D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 3: Địa bàn chính của cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy là
A. vùng Bãi Sậy (Hưng Yên).
B. vùng căn cứ Hai Sông (Hải Dương).
C. vùng đồng bằng sông Hồng.
D. vùng Nam Định, Thái Bình.
Câu 4: Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ở đâu?
A. Vùng miền núi tỉnh Hà Tĩnh.
B. Huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh).
C. Nghệ An – Hà Tĩnh.
D. Vùng miền núi tỉnh Quảng Bình.
Câu 5: Ý nào không đúng về điểm nổi bật của khởi nghĩa Hương Khê
A. Nghĩa quân được tổ chức tương đối quy củ, huấn luyện chu đáo.
B. Nghĩa quân đã chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
C. Tham gia nghĩa quân chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái,...
D. Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thời gian dài, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.
Câu 6: Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Ba Đình là
A. ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá).
B. huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hoá)
C. vùng núi Hùng Lĩnh (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá).
D. vùng núi Mã Cao (miền Tây Thanh Hoá).
Câu 7: Điểm chung trong chiến thuật đánh địch của các cuộc khởi Bãi Sậy, Hương Khê, Ba Đình là
A. đánh điểm, diệt viện.
B. đánh du kích, bố trí trận địa phục kích.
C. đánh nhanh, thắng nhanh.
D. có giai đoạn chủ động giảng hoà với quân Pháp.
Câu 8: Lãnh đạo của khởi nghĩa nông dân Yên Thế là
A. Đề Nắm
B. Đề Thám.
C. Đề Năm sau đó là Đề Thám.
D. Bộ chỉ huy nghĩa quân đứng đầu là Đề Thám.
Câu 9: Địa bàn bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế ở đâu?
A. Vùng Bắc Ninh – Bắc Giang.
B. Vùng Phủ Lạng Thương.
C. Yên Thế (Bắc Giang).
D. Vùng núi tỉnh Bắc Giang lan sang vùng chân núi Tam Đảo.
Câu 10: Nét nổi bật của kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là gì?
A. Kinh tế có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
B. Ngành nông nghiệp và công nghiệp khai khoáng phát triển mạnh.
C. Kinh tế phát triển chậm, lạc hậu và ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
D. Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền.
Câu 11: Chiếm đa số trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. nông dân.
B. công nhân.
C. tư sȧn.
D. tiểu tư sản.
Câu 12: Mâu thuẫn cơ bản, bao trùm trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
B. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
C. mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản Pháp và tư sản người Việt.
D. mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.
Câu 13: Phong trào Đông du được khởi xướng và tổ chức bởi
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Bội Châu và Hội Duy tân.
C. Phan Châu Trinh.
D. Huỳnh Thúc Kháng.
Câu 14: Để cứu nước, Phan Bội Châu chủ trương
A. nhờ sự giúp đỡ của nước ngoài.
B. nhờ sự giúp đỡ của Nhật Bản.
C. kêu gọi Chính phủ Pháp trao trả độc lập.
D. dựa vào sức mạnh của quần chúng cách mạng.
Câu 15: Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì do ai tổ chức?
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh.
C. Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ.
D. Huỳnh Thúc Kháng.
Câu 16: Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ nổ ra do tác động của sự kiện nào?
A. Phong trào Đông Du.
B. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
C. Hoạt động của Quang phục hội.
D. Hoạt động của Hội Duy tân ở Bắc Kì.
Câu 17: Mục tiêu hướng tới trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là
A. Trung Quốc
B. Nhật Bản.
C. các nước phương Tây.
D. các nước châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.
Câu 18: Ý nào không đúng về những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong hành trình tìm đường cứu nước từ năm 1911 đến năm 1917)?
A. Trực tiếp lao động, làm nhiều nghề để kiếm sống. kết hợp tìm hiểu thực tế.
B. Tích cực hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước.
C. Tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
D. Tích cực tìm hiểu về Cách mạng tháng Mười Nga.
Câu 19: Ý nào không đúng về lý do khiến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX?
A.Chủ nghĩa tư bản phát triển trong điều kiện tương đối hoà bình.
B. Đẩy mạnh xâm lược và cướp bóc thuộc địa.
C. Các nước cùng hợp tác để phát triển.
D. Áp dụng nhiều phát minh khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
Câu 20: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
B. Đầu thế kỉ XIX.
C. Cuối thế kỉ XVIII.
D. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
Câu 1: Đáp án A. Phong trào Cần vương diễn ra chủ yếu ở tỉnh Bắc Kì và Trung Kì.
Phong trào Cần vương là một phong trào kháng chiến chống Pháp diễn ra chủ yếu ở các tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ, với sự lãnh đạo của các văn thân và sĩ phu yêu nước.
Câu 2: Đáp án B. Khởi nghĩa Hương Khê.
Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) là cuộc khởi nghĩa lớn nhất và tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
Câu 3: Đáp án A. Vùng Bãi Sậy (Hưng Yên).
Khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy, căn cứ chính nằm ở vùng Bãi Sậy thuộc tỉnh Hưng Yên.
Câu 4: Đáp án B. Huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh).
Căn cứ chính của khởi nghĩa Hương Khê nằm ở huyện Hương Khê, thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có địa hình núi non hiểm trở.
Câu 5: Đáp án C. Tham gia nghĩa quân chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái,...
Điểm nổi bật của khởi nghĩa Hương Khê là tổ chức quy củ, huấn luyện chu đáo, tự chế tạo súng trường, và diễn ra trong thời gian dài, nhưng thành phần tham gia chủ yếu là người Kinh.
Câu 6: Đáp án A. Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá).
Căn cứ chính của khởi nghĩa Ba Đình nằm tại ba làng này, thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Câu 7: Đáp án B. Đánh du kích, bố trí trận địa phục kích.
Điểm chung trong chiến thuật của các cuộc khởi nghĩa này là sử dụng chiến thuật du kích, đánh bất ngờ, tận dụng địa hình để tiêu diệt địch.
Câu 8: Đáp án C. Đề Năm sau đó là Đề Thám.
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Đề Năm lãnh đạo ban đầu, sau đó được tiếp nối và phát triển bởi Đề Thám.
Câu 9: Đáp án C. Yên Thế (Bắc Giang).
Khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ ở vùng Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Câu 10: Đáp án A. Kinh tế có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, kinh tế Việt Nam bắt đầu phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Câu 11: Đáp án A. Nông dân.
Nông dân là tầng lớp chiếm đa số trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Câu 12: Đáp án A. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
Mâu thuẫn cơ bản và bao trùm lúc này là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp.
Câu 13: Đáp án A. Phan Bội Châu.
Phong trào Đông Du được khởi xướng và tổ chức bởi Phan Bội Châu nhằm đưa học sinh sang Nhật học tập.
Câu 14: Đáp án B. Nhờ sự giúp đỡ của Nhật Bản.
Phan Bội Châu chủ trương nhờ Nhật Bản – một nước châu Á đã phát triển – giúp đỡ để đánh đuổi thực dân Pháp.
Câu 15: Đáp án C. Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ.
Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ do Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ tổ chức.
Câu 16: Đáp án B. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908 xuất phát từ tác động của cuộc vận động Duy tân.
Câu 17: Đáp án D. Các nước châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.
Nguyễn Tất Thành hướng đến các nước này để tìm hiểu con đường cứu nước phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Câu 18: Đáp án D. Tích cực tìm hiểu về Cách mạng tháng Mười Nga.
Nguyễn Tất Thành chưa tiếp cận hoặc tìm hiểu nhiều về Cách mạng tháng Mười Nga trong giai đoạn 1911-1917.
Câu 19: Đáp án C. Các nước cùng hợp tác để phát triển.
Thực tế, sự cạnh tranh gay gắt chứ không phải hợp tác là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ này.
Câu 20: Đáp án A. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa trong thời gian cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Tìm kiếm tài liệu GDCD 8 tại đây https://tailieuthi.net/shop/subcategory/104/su