Kiểm Tra ôn tập Công dân 8 cánh diều giữa học kì 1

Câu 1: Phẩm chất nào dưới đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

 

A. Ích kỉ, keo kiệt.

B. Thiếu trách nhiệm.

C. Đoàn kết, nhân nghĩa.

D. Vô kỉ luật.

Câu 2: Câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

 

A. Đoàn kết.

B. Yêu nước.

C. Hiếu học.

D. Hiếu thảo.

Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…..là những giá trị vật chất và tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

 

A. Truyền thống vùng miền.

B. Truyền thống gia đình.

C. Truyền thống dân tộc.

D. Truyền thống dòng họ.

Câu 4: Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam?

 

A. Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

B. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

C. Rủ nhau đi cấy, đi cày/ Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

D. Nuôi con mới biết sự tình/ Thầm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa.

Câu 5: Câu ca dao “Chí tâm niệm Phật đêm ngày/ Cầu cho cha mẹ sống tày non cao” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

 

A. Đoàn kết.

B. Yêu nước.

C. Hiếu học.

D. Hiếu thảo.

Câu 6: Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về truyền thống nhân đạo, yêu thương con người của dân tộc Việt Nam?

 

A. Thất bại là mẹ thành công.

B. Thua keo này bày keo khác.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Thương người như thể thương thân.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam?

 

A. Là tiền đề giúp mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng.

B. Tạo sức mạnh để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

C. Hòa tan giá trị văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

D. Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Câu 8: Thực hành hát Then là nét đẹp văn hóa truyền thống của những dân tộc nào ở Việt Nam?

 

A. Dân tộc Kinh, Mường, Thái.

B. Dân tộc Pa-cô; Dao, Mường.

C. Dân tộc Hoa, Ba-na, H’mông.

D. Dân tộc Tày, Nùng, Thái.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

 

A. Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau.

B. Góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ hoà bình thế giới.

C. Giúp ta thêm tự hào vì dân tộc mình có trình độ cao hơn dân tộc khác.

D. Làm cho kho tàng văn hoá nhân loại thêm phong phú và đặc sắc.

Câu 10: Theo quyết định của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO), Ngày Quốc tế Khoan dung sẽ được tổ chức vào

 

A. ngày 18/7 hằng năm.

B. ngày 27/7 hằng năm.

C. ngày 16/11 hằng năm.

D. ngày 25/6 hằng năm.

Câu 11: Cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc trên thế giới, vì: các dân tộc

 

A. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.

B. đều giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.

C. có phương thức sinh hoạt và ngôn ngữ giống nhau.

C. đều giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.

Câu 12: Em nên đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

 

A. Không nên tiếp thu, học hỏi văn hóa bên ngoài.

B. Chỉ nên tôn trọng, học hỏi những dân tộc giàu có.

C. Mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp,… để ta học hỏi.

D. Nên tiếp thu tất cả các thành tựu văn hóa nước ngoài.

Câu 13: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

 

Tình huống: Bạn M là học sinh lớp 8A, bạn có mẹ là người Việt Nam và bố là người Anh. Bạn M có một số điểm khác biệt về ngoại hình so với các bạn cùng lớp, chẳng hạn như: làn da trắng, mái tóc vàng, sống mũi cao và đôi mắt màu xanh dương…. Do đó, M thường xuyên bị bạn T trêu chọc. Nếu là bạn cùng lớp với M và T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

 

A. Không quan tâm vì không liên quan gì đến mình.

B. Cùng với bạn T trêu chọc về ngoại hình của bạn M.

C. Rủ rê các bạn trong lớp cùng tẩy chay, cô lập bạn M.

D. An ủi, động viên M; khuyên T không nên trêu chọc M.

Câu 14: “Cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

 

A. Dân tộc.

B. Quốc gia.

C. Đất nước.

D. Tổ quốc.

Câu 15: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong học tập?

 

A. Bạn H thường lập đề cương ôn tập các môn học bằng sơ đồ tư duy.

B. Bạn V tìm nhiều cách khác nhau để giải bài toán mà cô giáo giao.

C. Bạn T ỷ lại vào các bạn khi thực hiện nhiệm vụ chung của cả nhóm.

D. Bạn A thường trao đổi kinh nghiệm học tập với các bạn trong lớp.

Câu 16: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây khi bàn về vấn đề lao động cần cù, sáng tạo?

 

A. Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo.

B. Lao động chân tay thì không cần phải sáng tạo, chăm chỉ.

C. Trong lao động, việc nào dễ thì làm, việc khó thì bỏ qua.

D. Chăm chỉ là khả năng bẩm sinh, không thể rèn luyện được.

Câu 17: Câu ca dao dưới đây phản ánh về đức tính tốt đẹp nào của nhân dân Việt Nam?

 

“Của đời cha mẹ để cho,

 

Làm không, ăn có, của kho cũng rồi.

 

Muốn no thì phải chăm làm,

 

Một hạt thóc vàng, chín hạt mồ hôi”

 

A. Tinh thần hiếu học.

B. Lao động cần cù.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lao động sáng tạo.

Câu 18: Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về sự sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất?

 

A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

B. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

C. Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật.

D. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.

Câu 19: Người có đức tính lao động cần cù, sáng tạo sẽ

 

A. bị những người xung quanh xa lánh.

B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

C. được mọi người yêu quý và tôn trọng.

D. bị những người khác lừa gạt, lợi dụng.

Câu 20: “Sự chăm chỉ một cách thường xuyên, không ngại khó khăn, gian khổ” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

 

A. Lao động cần cù.

B. Lao động sáng tạo.

C. Làm việc hăng say.

D. Làm việc hiệu quả.

Câu 1: Đáp án đúng là C. Đoàn kết, nhân nghĩa. Đây là những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, được giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ.

Câu 2: Đáp án đúng là A. Đoàn kết. Câu ca dao này phản ánh tinh thần đoàn kết, hợp lực để vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu chung.

Câu 3: Đáp án đúng là C. Truyền thống dân tộc. Đây là khái niệm chỉ các giá trị vật chất và tinh thần đặc trưng của một dân tộc, được truyền từ đời này qua đời khác.

Câu 4: Đáp án đúng là A. Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Câu ca dao này thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

Câu 5: Đáp án đúng là D. Hiếu thảo. Câu ca dao nhấn mạnh lòng hiếu thảo và sự kính trọng đối với cha mẹ.

Câu 6: Đáp án đúng là D. Thương người như thể thương thân. Tục ngữ này thể hiện tinh thần nhân đạo, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam.

Câu 7: Đáp án đúng là C. Hòa tan giá trị văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Việc hòa tan giá trị văn hóa dân tộc là không đúng với mục tiêu gìn giữ bản sắc và hội nhập một cách tự tin.

Câu 8: Đáp án đúng là D. Dân tộc Tày, Nùng, Thái. Hát Then là nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc này.

Câu 9: Đáp án đúng là C. Giúp ta thêm tự hào vì dân tộc mình có trình độ cao hơn dân tộc khác. Ý kiến này không phản ánh đúng tinh thần tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vì nó mang tính chủ quan và thiếu sự bình đẳng.

Câu 10: Đáp án đúng là C. Ngày 16/11 hằng năm. Đây là Ngày Quốc tế Khoan dung do UNESCO quyết định tổ chức.

Câu 11: Đáp án đúng là A. Các dân tộc có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng. Sự đa dạng văn hóa làm phong phú và đặc sắc hơn cho kho tàng văn hóa nhân loại.

Câu 12: Đáp án đúng là C. Mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp,… để ta học hỏi. Đây là thái độ đúng đắn trong việc tiếp thu và tôn trọng các giá trị văn hóa khác nhau.

Câu 13: Đáp án đúng là D. An ủi, động viên M; khuyên T không nên trêu chọc M. Đây là cách ứng xử đúng đắn, thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ bạn bè.

Câu 14: Đáp án đúng là A. Dân tộc. Đây là khái niệm mô tả cộng đồng người ổn định, có các yếu tố văn hóa, chính trị, kinh tế và lịch sử gắn bó.

Câu 15: Đáp án đúng là C. Bạn T ỷ lại vào các bạn khi thực hiện nhiệm vụ chung của cả nhóm. Hành vi này không thể hiện sự cần cù, sáng tạo mà là biểu hiện của sự lười biếng và thiếu trách nhiệm.

Câu 16: Đáp án đúng là A. Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo. Đây là quan điểm đúng, nhấn mạnh vai trò của sự chăm chỉ và sáng tạo trong mọi lĩnh vực.

Câu 17: Đáp án đúng là B. Lao động cần cù. Câu ca dao nhấn mạnh giá trị của sự chăm chỉ trong lao động để đạt được kết quả tốt.

Câu 18: Đáp án đúng là C. Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật. Câu tục ngữ này phản ánh sự sáng tạo và giá trị của tư duy trong lao động, học tập.

Câu 19: Đáp án đúng là C. Được mọi người yêu quý và tôn trọng. Người cần cù, sáng tạo thường được cộng đồng đánh giá cao và ngưỡng mộ.

Câu 20: Đáp án đúng là A. Lao động cần cù. Khái niệm này nhấn mạnh sự chăm chỉ và bền bỉ trong công việc, bất chấp khó khăn và thử thách.

Tìm kiếm tài liệu GDCD 8 tại đây https://tailieuthi.net/shop/subcategory/110/giao-duc-cong-dan

 

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top