Kiểm tra Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 3: Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc)

Câu 1: Đâu là nội dung không xuất hiện trong văn bản Ngọ Môn?

 

A. Trình bày thông tin về đặc điểm kiến trúc của Ngọ Môn.

B. Trình bày thông tin về cách thức tham quan Ngọ Môn.

C. Trình bày về thời gian xây dựng của Ngọ Môn.

D. Trình bày về ý nghĩa của di tích lịch sử Ngọ Môn.

Câu 2: Văn bản Ngọ Môn trình bày thông tin theo cấu trúc nào?

 

A. Theo trật tự thời gian.

B. Theo trật tự không gian.

C. Theo cách phân loại đối tượng.

D. Theo trật tự thời gian và không gian.

Câu 3: Đoạn văn dưới đây dùng từ ngữ chuyên ngành của lĩnh vực nào?

 

Lầu Ngũ Phụng có tới 100 cột, trong đó 48 cột dài suốt cả hai tầng [...]. Ở tầng trên, mặt trước nhà giữa thì dụng cửa lá sách, chung quanh nong ván nhưng trổ nhiều cửa sổ với những hình khác nhau như hình tròn, hình quạt, hình cái khánh,...

 

A. Kiến trúc.

B. Sinh vật.

C. Lịch sử.

D. Địa lý.

Câu 4: Đâu không phải là từ ngữ chuyên ngành được sử dụng trong văn bản Ngọ Môn?

 

A. Mạch vữa.

B. Hài hòa.

C. Cuốn vòm.

D. Kiểu âm dương.

Câu 5: Nét riêng trong trang trí Ngọ Môn thể hiện ở điểm nào?

 

A. Hình trang trí ngói ống có hình như dơi ngậm tiền, bướm và rồng được ghép bằng những mảnh sứ màu.

B. Hình trang trí ngói ống được mạ vàng tỉ mỉ, tinh tế, thể hiện được sự sa hoa, lộng lẫy của Ngọ Môn.

C. Hình trang trí ngói ống có hình rồng phượng uốn lượn được tạo tác một cách khéo léo, mang tính thẩm mĩ cao.

D. Hình trang trí ngói ống được ghép từ những mảnh đá thạch anh tỉ mỉ, khéo léo như thể được đúc liền một khối.

Câu 6: Ở phần giữa của nền đài có những cửa đi song song nào?

 

A. Ngọ Môn, Tả Giáp môn và Tả Dịch môn.

B. Tả Giáp môn, Tả Dịch môn và Hữu Dịch môn.

C. Ngọ Môn, Hữu Dịch môn và Ngự đạo.

D. Ngọ Môn, Tả Giáp môn và Hữu Giáp môn.

Câu 7: Vật liệu chính để xây dựng nền đài là gì?

 

A. Gạch vồ.

B. Đất.

C. Gạch vồ và đá cuội.

D. Gạch vồ và đá thanh.

Câu 8: Lầu Ngũ Phụng có bao nhiêu gian?

 

A. 13 gian.

B. 14 gian.

C. 18 gian.

D. 12 gian.

Câu 9: Mái lầu Ngũ Phụng được lợp bằng ngói gì?

 

A. Ngói tráng men sứ và xanh lá cây.

B. Ngói hoàng lưu li và ngói thanh lưu li.

C. Ngói bạch lưu li và ngói hoàng lưu li.

D. Ngói tráng men vàng và trắng.

Câu 10: Ngọ Môn có dáng dấp mô phỏng công trình nào?

 

A. Tử Cấm Thành.

B. Tháp Quảng Châu.

C. Thiên An Môn.

D. Đông Phương Minh Châu.

Câu 11: Văn bản Ngọ Môn được trình bày theo cấu trúc nào?

 

A. Từ giới thiệu tổng quan, khái quát đến giới thiệu chi tiết, cụ thể.

B. Từ những đánh giá khách quan đến những đánh giá chủ quan của người viết.

C. Từ những số liệu đến những hình ảnh trực quan.

D. Từ những giới thiệu chi, tiết cụ thể đến đánh giá tổng quan đối tượng.

Câu 12: Ngọ Môn hội tụ nhiều giá trị độc đáo. Đó là những giá trị nào?

 

A. Kiến trúc và văn hóa.

B. Lịch sử, văn hóa và khoa học.

C. Cảnh quan, đa dạng sinh học và văn hóa.

D. Kiến trúc, lịch sử và văn hóa.

Câu 13: Vì sao người viết lại chọn nền đài và lầu Ngũ Phụng để mô tả trong tổng thể kết cấu phức tạp của Ngọ Môn?

 

A. Vì đó là hai hệ thống chính của Ngọ Môn.

B. Vì hai hệ thống này có kiến trúc độc lạ, chưa từng có.

C. Vì hai hệ thống này tốn rất nhiều kinh phí để hoàn thiện.

D. Vì hai hệ thống này chứa đựng nhiều điều bí ẩn về kiến trúc xây dựng nhất.

Câu 14: Công trình Ngọ Môn thể hiện phẩm chất nào của con người Việt Nam?

 

A. Thông minh, nhanh nhẹn.

B. Sáng tạo, khéo léo và có tinh thần tự tôn dân tộc.

C. Mạnh mẽ, sáng tạo.

D. Cởi mở, khéo léo.

Câu 15: Tác giả đã giải thích tên lầu Ngũ Phụng bằng cách nào?

 

A. Bằng điển tích dân gian.

B. Gắn với một sự kiện lịch sử.

C. Mô tả màu sắc của lầu Ngũ Phụng.

D. Phân tích ý nghĩa các tiếng trong tên gọi.

Câu 16: Kết cấu nào của lầu Ngũ Phụng không được nhắc đến trong văn bản Ngọ Môn?

 

A. Bộ khung sườn.

B. Mái lầu.

C. Hệ thống cửa.

D. Nhân lực xây lầu.

Câu 17: Đặc điểm nào của Ngọ Môn thu hút sự chú ý của mọi người khi đến thăm kinh thành Huế?

 

A. Sự độc đáo của lầu Ngũ Phụng.

B. Cấu trúc của nền đài.

C. Dáng cao lớn và đẹp đẽ nổi bật trong không gian.

D. Lịch sử hình thành.

Câu 18: Hình ảnh minh họa trong văn bản Ngọ Môn có tác dụng gì?

 

A. Giúp bài viết thêm hấp dẫn.

B. Giúp người đọc hình dung ra hình ảnh của nền đài và lầu Ngũ Phụng một cách trực quan nhất, giúp bài viết thêm sinh động.

C. Giúp bài viết được trình bày khoa học, rõ ràng.

D. Giúp bài viết thêm đẹp mắt.

Câu 19: Đâu là nhận xét đúng về ý nghĩa của di tích Ngọ Môn?

 

A. Biểu tượng cho tinh thần đoàn kết dân tộc.

B. Biểu tượng cho sự phồn thịnh của đất nước.

C. Biểu tượng cho kĩ thuật và trình độ xây dựng dưới thời nhà Nguyễn.

D. Biểu tượng cho tình cảm của người dân xứ Huế.

Câu 20: Chúng ta cần làm gì để những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh được vẹn nguyên giá trị?

 

A. Đưa vào khai thác triệt đề tiểm năng du lịch của di sản.

B. Bảo tồn giá trị vốn có và quảng bá hình ảnh của di sản.

C. Đóng cửa, không cho khách tham quan tiếp cận di sản.

D. Tu bổ thường xuyên, có thể thay đổi, làm mới kết cấu của di sản.

Đáp án tham khảo:

Câu 1: Đáp án B. Trình bày thông tin về cách thức tham quan Ngọ Môn.
Giải thích: Văn bản không đề cập đến cách thức tham quan mà tập trung vào kiến trúc, lịch sử và ý nghĩa văn hóa của Ngọ Môn.

Câu 2: Đáp án C. Theo cách phân loại đối tượng.
Giải thích: Văn bản chia nội dung thành các phần như nền đài, lầu Ngũ Phụng để trình bày chi tiết.

Câu 3: Đáp án A. Kiến trúc.
Giải thích: Các từ như cột, cửa lá sách, hình tròn thuộc lĩnh vực kiến trúc.

Câu 4: Đáp án B. Hài hòa.
Giải thích: "Hài hòa" là từ dùng để miêu tả tổng thể chứ không phải thuật ngữ chuyên ngành.

Câu 5: Đáp án A. Hình trang trí ngói ống có hình như dơi ngậm tiền, bướm và rồng được ghép bằng những mảnh sứ màu.
Giải thích: Đây là nét riêng biệt trong trang trí của Ngọ Môn.

Câu 6: Đáp án D. Ngọ Môn, Tả Giáp môn và Hữu Giáp môn.
Giải thích: Đây là ba cửa chính song song ở phần giữa của nền đài.

Câu 7: Đáp án D. Gạch vồ và đá thanh.
Giải thích: Nền đài được xây dựng từ gạch vồ và đá thanh để tăng độ bền vững.

Câu 8: Đáp án B. 14 gian.
Giải thích: Lầu Ngũ Phụng được chia thành 14 gian, trong đó có hai tầng mái.

Câu 9: Đáp án B. Ngói hoàng lưu li và ngói thanh lưu li.
Giải thích: Hai loại ngói này được dùng để lợp mái lầu, thể hiện sự tinh tế.

Câu 10: Đáp án C. Thiên An Môn.
Giải thích: Kiến trúc của Ngọ Môn có dáng dấp mô phỏng Thiên An Môn ở Trung Quốc.

Câu 11: Đáp án A. Từ giới thiệu tổng quan, khái quát đến giới thiệu chi tiết, cụ thể.
Giải thích: Văn bản trình bày từ khái quát về Ngọ Môn đến mô tả chi tiết từng phần.

Câu 12: Đáp án D. Kiến trúc, lịch sử và văn hóa.
Giải thích: Ngọ Môn hội tụ các giá trị đặc sắc về kiến trúc, lịch sử và văn hóa.

Câu 13: Đáp án A. Vì đó là hai hệ thống chính của Ngọ Môn.
Giải thích: Nền đài và lầu Ngũ Phụng là hai phần quan trọng nhất trong tổng thể Ngọ Môn.

Câu 14: Đáp án B. Sáng tạo, khéo léo và có tinh thần tự tôn dân tộc.
Giải thích: Công trình thể hiện sự khéo léo và tinh thần tự hào của con người Việt Nam.

Câu 15: Đáp án D. Phân tích ý nghĩa các tiếng trong tên gọi.
Giải thích: Tác giả giải thích tên gọi "Ngũ Phụng" dựa trên ý nghĩa của từng từ.

Câu 16: Đáp án D. Nhân lực xây lầu.
Giải thích: Văn bản không đề cập đến thông tin về nhân lực xây dựng lầu.

Câu 17: Đáp án C. Dáng cao lớn và đẹp đẽ nổi bật trong không gian.
Giải thích: Ngọ Môn gây ấn tượng bởi kích thước lớn và kiến trúc đẹp.

Câu 18: Đáp án B. Giúp người đọc hình dung ra hình ảnh của nền đài và lầu Ngũ Phụng một cách trực quan nhất, giúp bài viết thêm sinh động.
Giải thích: Hình ảnh minh họa hỗ trợ trực quan cho nội dung văn bản.

Câu 19: Đáp án C. Biểu tượng cho kĩ thuật và trình độ xây dựng dưới thời nhà Nguyễn.
Giải thích: Ngọ Môn là minh chứng cho kỹ thuật và sự tinh xảo trong xây dựng của thời Nguyễn.

Câu 20: Đáp án B. Bảo tồn giá trị vốn có và quảng bá hình ảnh của di sản.
Giải thích: Việc bảo tồn và quảng bá giúp duy trì và phát huy giá trị của di tích lịch sử.

Tham khảo tài liệu Ngữ văn 9 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top