Câu 1: Luận đề của văn bản là gì?
A. Ý nghĩa văn chương.
B. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
C. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
D. Văn chương gây cho ta những tình cảm không có.
Câu 2: Nội dung chính của phần văn bản từ đầu đến “lòng vị tha” là gì?
A. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là sự sáng tạo.
B. Nguồn gốc của tình yêu thương.
C. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn loài, muôn vật.
D. Công dụng khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương.
Câu 3: Đâu là một luận điểm trong văn bản Ý nghĩa văn chương?
A. Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!
B. Vậy thì văn chương cứ làm trọn nhiệm vụ tự nhiên của nó cũng đã có ích rồi.
C. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài.
D. Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn.
Câu 4: Đâu là câu văn thể hiện đánh giá chủ quan của người viết?
A. Có kẻ nói từ khi thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm để ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
B. Trái lại, chúng tôi tin rằng cái đẹp tự nhiên đã có ích ròi.
C. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến nghìn lần.
D. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
Câu 5: Đâu là câu văn thể hiện đánh giá khách quan của người viết?
A. Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!
B. Vì cái đẹp văn chương theo chúng tôi là những tình cảm, những cảm giác mới lạ có sức trau dồi, tô điểm cho đời người và trao cho cuộc đời một ý nghĩa sâu, rộng.
C. Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn?
D. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến nghìn lần.
Câu 6: Nhiệm vụ của văn chương là gì?
A. Mưu cầu sự sống, bỏ qua bao nhiêu cảnh đẹp, bao nhiêu hiện tượng li kì.
B. Mượn câu văn, tiếng hát làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm.
C. Vén tấm màn đen của cảnh trời và lòng người để tìm ra những cái hay, cái đẹp, cái lạ trong đó rồi mượn câu văn, tiếng hát làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm.
D. Truy tìm cái hay, cái đẹp trong nội tâm con người.
Câu 7: Khi làm trọn nhiệm vụ của mình, văn chương sẽ như thế nào?
A. Là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
B. Là dòng chảy của thời gian.
C. Là kho tàng chứa đựng mọi biến động của lịch sử nhân loại.
D. Là nơi chất chứa cảm xúc muôn hình vạn trạng của con người.
Câu 8: Sự sáng tạo ra sự sống của văn chương xuất phát từ đâu?
A. Từ tình yêu nghệ thuật.
B. Từ tình cảm gia đình.
C. Từ mối tình yêu thương tha thiết.
D. Từ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
Câu 9: Khi vũ trụ tầm thường, chật hẹp không đủ thỏa mãn mối tình cảm, nhà văn sẽ làm gì?
A. Sáng tác để bày tỏ nỗi lòng.
B. Lẩn trốn khỏi thực tại.
C. Phản kháng lại thực tại một cách tiêu cực.
D. Sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác.
Câu 10: Theo tác giả bài viết, công dụng của văn chương là gì?
A. Giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
B. Giúp hoàn thiện năng lực ngôn ngữ của người đọc.
C. Giúp hoàn thiện nhân cách của con người.
D. Giúp tâm hồn rộng mở, trau dồi vốn hiểu biết về thế giới xung quanh.
Câu 11: Đâu là một luận điểm trong văn bản Ý nghĩa văn chương?
A. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến nghìn lần.
B. Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!
C. Cảnh trời với lòng người như một đám rừng sâu thẳm, hoa có hương thơm, sắc lạ vô cùng mà người đời là những khách vào rừng lại vì còn phải mưu cầu sự sống, nên chỉ lo bẻ măng đào củ, bao nhiêu cảnh đẹp, bao nhiêu hiện tượng li kì đều bỏ qua không biết, không thưởng thức.
D. Có kẻ nói từ khi thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm để ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
Câu 12: Đâu là từ ngữ thể hiện cách trình bày vấn đề chủ quan?
A. Văn chương còn tạo ra sự sống.
B. Thoát mình ra ngoài phạm vi hẹp hòi của bản thân để sống cái đời của mọi người, mọi vật.
C. Sự sáng tạo này cũng có thể xem là xuất ở mối tình yêu thương tha thiết.
D. Văn chương cứ làm tròn nhiệm vụ tự nhiên của nó cũng đã có ích rồi
Câu 13: Đâu là bằng chứng để chứng minh cho luận điểm: “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”?
A. Cảnh trời với lòng người như một đám rừng sâu thẳm, hoa có hương thơm, sắc lạ vô cùng mà người đời là những khách vào rừng lại vì còn phải mưu cầu sự sống, nên chỉ lo bẻ măng đào củ, bao nhiêu cảnh đẹp, bao nhiêu hiện tượng li kì đều bỏ qua không biết, không thưởng thức.
B. Cả phong cảnh đã thay hình đổi dạng từ khi có những nhà văn đưa cảm giác riêng của họ làm thành cảm giác chung của mọi người.
C. Nếu có một người yêu Thuý Kiều còn nồng nàn hơn Kim Trọng, người ấy là Nguyễn Du và chính Nguyễn Du đã trao sự sống của mình cho thiếu nữ trong truyện.
D. Nhà nghệ thuật vị nghệ thuật theo lòi Tê-ô-phin Gâu-chê (Théophile Gautier) nói: "Chỉ có cái gì vô ích mới đẹp".
Câu 14: Lí lẽ nào đi cùng với bằng chứng: “Nếu có một người yêu Thuý Kiều còn nồng nàn hơn Kim Trọng, người ấy là Nguyễn Du và chính Nguyễn Du đã trao sự sống của mình cho thiếu nữ trong truyện”?
A. Sự sáng tạo của nhà văn gắn với tình yêu thương tha thiết, để “trao sự sống” cho nhân vật.
B. Thế giới này là một sự sáng tạo của nghệ sĩ.
C. Nếu thiếu nghệ sĩ trong lịch sử và tâm linh nhân loại, “cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào”.
D. Văn chương có nhiệm vụ "vén tấm màn đen ấy, tìm cái hay, cái đẹp, cái lạ" để “làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm" qua tác phẩm.
Câu 15: Bàn về vai trò khơi dậy lòng thương của văn chương, Hoài Thanh có lí giải là: “gây cho ta những tình cảm ta không có, gợi cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Có thể hiểu ý kiến này như thế nào?
A. Các tác phẩm văn học giúp chúng ta hình thành những tình cảm tốt đẹp.
B. Các tác phẩm văn học giúp chúng ta hoàn thiện kĩ năng giao tiếp ứng xử.
C. Các tác phẩm văn học giúp ta xây dựng những tình cảm mà ta không có, đồng thời phát hiện và làm sâu sắc thêm những tình cảm ta đã có (trước đó, ta không hề ý thức được sự tồn tại của nó trong tâm hồn mình).
D. Các tác phẩm văn học sẽ giúp chúng ta hình thành nhân cách một cách hoàn thiện và tốt đẹp hơn.
Câu 16: Trí tưởng tượng của nhà văn có vai trò như thế nào trong quá trình sáng tác văn học?
A. Tác phẩm sẽ giàu ý nghĩa và khơi được sự đồng cảm từ người đọc.
B. Tác giả sẽ sử dụng ngôn từ một cách sáng tạo và độc đáo hơn.
C. Giúp tác phẩm văn học được đông đảo bạn đọc biết đến hơn.
D. Nhờ có trí tưởng tượng mà tác giả khám phá, phát hiện được những vẻ đẹp khuất lất trong đời sống.
Câu 17: Đâu là nhận định không đúng về sự sáng tạo của nhà văn?
A. Là kết quả của quá trình dấn thân, nhập cuộc, tích lũy, hun đúc, một tiến trình cọ xát dữ dội.
B. Cần có yếu tố thẩm mỹ, tính chân thực cao, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của người đọc.
C. Chính nỗ lực sáng tạo của người nghệ sĩ là sức sống của văn chương.
D. Nhà văn cần đưa hoàn toàn cái tôi vào tác phẩm, là sự đổi mới khác biệt hoàn toàn, không kế thừa truyền thống.
Đáp án tham khảo:
Câu 1: Đáp án A. Ý nghĩa văn chương.
Giải thích: Luận đề chính của văn bản là trình bày và làm rõ ý nghĩa, vai trò của văn chương trong đời sống.
Câu 2: Đáp án C. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn loài, muôn vật.
Giải thích: Phần đầu văn bản nhấn mạnh nguồn gốc sâu xa của văn chương là lòng yêu thương.
Câu 3: Đáp án C. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài.
Giải thích: Đây là một luận điểm chính, làm rõ căn nguyên của văn chương.
Câu 4: Đáp án B. Trái lại, chúng tôi tin rằng cái đẹp tự nhiên đã có ích rồi.
Giải thích: Câu này thể hiện ý kiến cá nhân của người viết, mang tính chủ quan.
Câu 5: Đáp án D. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến nghìn lần.
Giải thích: Câu này thể hiện nhận định khách quan về vai trò của văn chương.
Câu 6: Đáp án C. Vén tấm màn đen của cảnh trời và lòng người để tìm ra những cái hay, cái đẹp, cái lạ trong đó rồi mượn câu văn, tiếng hát làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm.
Giải thích: Đây là nhiệm vụ của văn chương được tác giả nhấn mạnh.
Câu 7: Đáp án A. Là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
Giải thích: Văn chương phản ánh cuộc sống đa dạng và phong phú.
Câu 8: Đáp án C. Từ mối tình yêu thương tha thiết.
Giải thích: Sự sáng tạo văn chương xuất phát từ tình yêu thương sâu sắc của con người.
Câu 9: Đáp án D. Sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác.
Giải thích: Khi thực tại không đủ thỏa mãn, nhà văn sử dụng trí tưởng tượng để sáng tạo nên những thế giới mới.
Câu 10: Đáp án A. Giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
Giải thích: Văn chương khơi gợi cảm xúc và lòng nhân ái ở con người.
Câu 11: Đáp án A. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến nghìn lần.
Giải thích: Đây là một luận điểm quan trọng về tác dụng của văn chương.
Câu 12: Đáp án D. Văn chương cứ làm tròn nhiệm vụ tự nhiên của nó cũng đã có ích rồi.
Giải thích: Câu này mang tính chủ quan, thể hiện quan điểm của tác giả.
Câu 13: Đáp án C. Nếu có một người yêu Thuý Kiều còn nồng nàn hơn Kim Trọng, người ấy là Nguyễn Du và chính Nguyễn Du đã trao sự sống của mình cho thiếu nữ trong truyện.
Giải thích: Đây là một dẫn chứng rõ nét về việc văn chương sáng tạo ra sự sống.
Câu 14: Đáp án A. Sự sáng tạo của nhà văn gắn với tình yêu thương tha thiết, để “trao sự sống” cho nhân vật.
Giải thích: Lí lẽ này giải thích quá trình sáng tạo của Nguyễn Du khi xây dựng hình tượng Thuý Kiều.
Câu 15: Đáp án C. Các tác phẩm văn học giúp ta xây dựng những tình cảm mà ta không có, đồng thời phát hiện và làm sâu sắc thêm những tình cảm ta đã có (trước đó, ta không hề ý thức được sự tồn tại của nó trong tâm hồn mình).
Giải thích: Ý kiến của Hoài Thanh nhấn mạnh vai trò của văn chương trong việc hình thành và phát triển cảm xúc con người.
Câu 16: Đáp án D. Nhờ có trí tưởng tượng mà tác giả khám phá, phát hiện được những vẻ đẹp khuất lất trong đời sống.
Giải thích: Trí tưởng tượng là yếu tố cốt lõi giúp nhà văn sáng tạo và phát hiện vẻ đẹp trong cuộc sống.
Câu 17: Đáp án D. Nhà văn cần đưa hoàn toàn cái tôi vào tác phẩm, là sự đổi mới khác biệt hoàn toàn, không kế thừa truyền thống.
Giải thích: Sự sáng tạo của nhà văn cần kết hợp giữa kế thừa truyền thống và đổi mới, không thể hoàn toàn tách biệt.
Tham khảo tài liệu Ngữ văn 9 tại đây