Câu 1: Với Ra-xun Gam-da-tốp, làm thơ là một công việc như thế nào?
A. Là một việc đầy gian khổ và thử thách.
B. Là một công việc mang lại thu nhập rất tốt.
C. Là một việc đầy lao lực song cũng là một niềm hạnh phúc vô biên.
D. Là nguồn cội của mọi hạnh phúc trong cuộc đời.
Câu 2: Có thể hiểu tâm nguyện “trung thực sống cho thơ” của Ra-xun Gam-da-tốp là gì?
A. Ra-xun Gam-da-tốp coi thơ là mục tiêu quan trọng của cuộc đời, chân thật giãi bày cảm xúc vào thơ, thông quan thơ để thể hiện niềm trung thực của bản thân với cuộc đời.
B. Ra-xun Gam-da-tốp muốn phản ánh thực tế trần trụi của hiện thực cuộc sống vào thơ.
C. Ra-xun Gam-da-tốp muốn kể chuyện về cuộc đời ông bằng thơ ca.
D. Ra-xun Gam-da-tốp muốn tái hiện góc nhìn của ông về thế giới xung quanh vào những câu thơ.
Câu 3: Đâu là nhận xét đúng về ý nghĩa của câu: “Thơ như bài hát ru, ngây ngất đầu giường thơ bé”?
A. Đó là những lời ca tiếng hát của bà, của mẹ.
B. Đó là những bài hát ru truyền thống của bà, của mẹ.
C. Đó là những ca từ do bà, do mẹ sáng tác để ru con.
D. Đó là những câu thơ đi từ trái tim tha thiết yêu thương của mẹ, tìm đến lòng chúng ta với nguyên vẹn trong sáng, tuyệt đẹp của tình mẹ dịu dàng.
Câu 4: Với Ra-xun Gam-da-tốp, thơ gắn liền với điều gì?
A. Gắn với những gì thân thiết, cao cả nhất.
B. Gắn với quá khứ tươi đẹp.
C. Gắn với những vất vả, gian lao của tuổi thơ.
D. Gắn với những nhọc nhằn, truân chuyên của đời thi nhân.
Câu 5: Ra-xun Gam-da-tốp cho rằng: “Lúc từ giã cõi đời, kỉ niệm hoá thơ lưu”. Điều này có ý nghĩa gì?
A. Thơ ca chính là kỉ niệm, là cuộc đời của thi nhân.
B. Con người đã chiến thắng được thời gian, đã để lại cho cuộc sống mật mảnh tâm hồn mình.
C. Thơ có nhiệm vụ lưu giữ kí ức của thi nhân.
D. Kí ức được nhà thơ lưu giữ bằng những vần thơ.
Câu 6: Theo Ra-xun Gam-da-tốp, thơ sinh ra thì điều gì sẽ đến?
A. Thành công.
B. Cái đẹp.
C. Tình yêu.
D. Tình bạn.
Câu 7: Theo Ra-xun Gam-da-tốp, khi từ giã cõi đời thì thơ là gì?
A. Kỉ niệm.
B. Con cái.
C. Người yêu.
D. Bà mẹ.
Câu 8: Theo Ra-xun Gam-da-tốp, thơ không phải là điều gì dưới đây?
A. Vũ khí trong trận đánh.
B. Đôi cánh nâng ta bay.
C. Sự yên tĩnh.
D. Trái núi trên cao không thể tới.
Câu 9: Ra-xun Gam-da-tốp có tâm nguyện gì?
A. Suốt đời sáng tác không ngừng nghỉ.
B. Suốt đời trung thực sống cho thơ.
C. Suốt đời yêu thơ.
D. Suốt đời chỉ đọc thơ.
Câu 10: Với Ra-xun Gam-da-tốp, khi nào thơ giống với người yêu?
A. Khi nhà thơ còn nhỏ.
B. Khi chăm sóc tuổi già.
C. Khi từ giã cõi đời.
D. Khi lớn lên.
Câu 11: Ra-xun Gam-da-tốp cho rằng thơ là “chỗ nghỉ”. Theo em, “chỗ nghỉ” ở đây có ý nghĩa gì?
A. Là nơi nhà thơ dừng chân sau mỗi chuyến đi xa.
B. Là nơi nhà thơ nghỉ ngơi để sáng tác.
C. Là nguồn cảm hứng được khơi gợi trong những giây phút nghỉ ngơi.
D. Là khoảng lặng trong tâm hồn, lắng lòng mình để lắng nghe, để quan sát để cảm nhận và là nơi tâm hồn được xoa dịu.
Câu 12: Nguồn gốc sâu xa của thơ ca là từ đâu?
A. Từ tình yêu văn chương nghệ thuật của nhà thơ.
B. Từ vẻ đẹp cuộc sống.
C. Từ tâm hồn sâu thẳm của nhà thơ.
D. Từ những sự vật hiện tượng kì thú của tự nhiên.
Câu 13: Thơ ca và cuộc sống có mối quan hệ như thế nào?
A. Thơ ca khơi nguồn từ cuộc sống nên thơ bao giờ cũng chứa đựng bóng hình cuộc đời, bóng dáng con người.
B. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự xuất hiện của thơ ca.
C. Thơ ca tô điểm cho cuộc sống này thêm tốt đẹp, là nguồn gốc của mọi hạnh phúc.
D. Cuộc sống là đối tượng phản ánh duy nhất của thơ ca.
Câu 14: Vì sao thơ lại là “việc đầy lao lực”?
A. Vì nhà thơ rất vất vả trong việc tìm kiếm nguồn cảm hứng để viết thơ.
B. Vì viết thơ đòi hỏi rất nhiều kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
C. Vì thơ là cô đọng, là hàm súc, là lời ít mà ý tứ sâu xa, vậy nên nhà thơ cần phải chắt lọc con chữ, chỉn chu trong từng lời thơ.
D. Vì quy tắc, niêm luật trong thơ rất phức tạp, được quy định rất chặt chẽ buộc nhà thơ phải tuân theo khi sáng tác.
Câu 15: Thi sĩ cần có những phẩm chất gì khi sáng tác thơ?
A. Cần có sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực trong đời sống.
B. Cần phải chăm chỉ, có tính kỉ luật và nghiêm khắc với bản thân.
C. Phải là người có tâm hồn giàu rung cảm, sống sâu sắc và trọn vẹn từng khoảnh khắc cuộc đời để có những cảm xúc mãnh liệt, dồi dào trên mỗi trang thơ.
D. Cần phải sống sẻ chia, tâm hồn rộng mở và quan tâm tới mọi người
Câu 16: Ra-xun Gam-da-tốp cho rằng: “Tôi yêu thơ và thơ liền hiển hiện”. Điều này có ý nghĩa gì?
A. Thi nhân phải có niềm đam mê sáng tác thì mới có thể bật ra tiếng thơ.
B. Thơ khởi phát từ tài năng của thi nhân, phải có năng lực sáng tác và dụng ngôn khéo léo mới có thể tạo tác nên thơ.
C. Thơ khởi phát từ lòng người, khi thơ đã sinh ra là lúc thi nhân đã nặng tình với cuộc sống, đã yêu đất nước, con người,…
D. Nguồn gốc cốt yếu của thơ chính là tình yêu của thi nhân với văn học, với công việc sáng tác.
Câu 17: Vì sao Ra-xun Gam-da-tốp cho rằng “Thơ là vũ khí trong trận đánh”?
A. Bởi thơ đấu tranh cho cái đẹp, phản đối cái ác.
B. Bởi thơ có thể khơi gợi tỉnh yêu với cái đẹp và cả ngọn lửa căm thù những kẻ phá hoại cái đẹp, trở thành vũ khí của lòng người để chiến đấu với kẻ thù.
C. Bởi thơ là vũ khí chính trị quan trọng thường được dùng trong các trận chiến.
D. Bởi mỗi bài thơ lại ẩn chứa những nghệ thuật quân sự tài tình.
Câu 18: Vì sao thơ là tất cả nhưng lại “không chịu là yên tĩnh”?
A. Thơ là cái đẹp và cũng là cuộc sống, mà sự sống luôn sôi động, luôn biến chuyển.
B. Thơ ca có nhịp điệu, khi đọc lên đã thấy có sự rộn ràng, ngân nga như âm nhạc.
C. Thơ ca là cuộc sống, mà cuộc sống luôn ẩn chứa những hiện thực gai góc, những ồn ào, xô bồ.
D. Thơ là tiếng lòng của thi nhân, là những tâm sự đồng vọng từ nhiều thế hệ.
Câu 19: Vì sao sáng tạo lại là một yếu tố quan trọng trong quá trình sáng tác thơ ca?
A. Vì nghệ thuật là sự thay thế, cái mới cần được tạo ra để hoàn toàn thay thế cái cũ.
B. Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo, thơ ca cũng đòi hỏi nhà thơ phải in dấu tâm hồn, trí tuệ mình vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay.
C. Để bài thơ mang nét riêng và được nhiều người đọc chú ý đến hơn.
D. Vì sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sức sống của một bài thơ trong lòng độc giả.
Câu 20: Vai trò nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của thơ ca biểu hiện như thế nào?
A. Thơ ca truyền tải những bài học bằng tình cảm nên nó có tác dụng lay chuyển con người làm cho ta vươn tới cái chân, thiện, mĩ; có tác động cải tạo tư tưởng, đạo đức của con người.
B. Thơ ca là nơi đầu tiên bồi đắp cho con người những tình cảm lớn, những nhân cách tốt đẹp.
C. Thơ ca có sức lay động, có thể thay đổi tính cách, nhân cách của một con người.
D. Thơ ca là nơi duy nhất giúp ta học cách làm người và vươn đến những giá trị cao cả.
Đáp án tham khảo:
Câu 1: Đáp án C. Là một việc đầy lao lực song cũng là một niềm hạnh phúc vô biên.
Giải thích: Ra-xun Gam-da-tốp coi làm thơ là công việc khó nhọc nhưng đồng thời cũng là nguồn hạnh phúc lớn lao.
Câu 2: Đáp án A. Ra-xun Gam-da-tốp coi thơ là mục tiêu quan trọng của cuộc đời, chân thật giãi bày cảm xúc vào thơ, thông qua thơ để thể hiện niềm trung thực của bản thân với cuộc đời.
Giải thích: Tâm nguyện "trung thực sống cho thơ" thể hiện sự chân thành trong cảm xúc và sáng tạo của ông.
Câu 3: Đáp án D. Đó là những câu thơ đi từ trái tim tha thiết yêu thương của mẹ, tìm đến lòng chúng ta với nguyên vẹn trong sáng, tuyệt đẹp của tình mẹ dịu dàng.
Giải thích: Câu nói nhấn mạnh sự trong sáng và vẻ đẹp của những câu thơ như bài hát ru của mẹ.
Câu 4: Đáp án A. Gắn với những gì thân thiết, cao cả nhất.
Giải thích: Với Ra-xun Gam-da-tốp, thơ gắn liền với những giá trị quý báu nhất trong cuộc sống.
Câu 5: Đáp án B. Con người đã chiến thắng được thời gian, đã để lại cho cuộc sống một mảnh tâm hồn mình.
Giải thích: Thơ lưu giữ tâm hồn thi nhân, giúp họ vượt qua sự hữu hạn của thời gian.
Câu 6: Đáp án B. Cái đẹp.
Giải thích: Ra-xun Gam-da-tốp cho rằng thơ sinh ra mang lại cái đẹp cho cuộc đời.
Câu 7: Đáp án A. Kỉ niệm.
Giải thích: Thơ trở thành những kỉ niệm sống động, lưu giữ tâm hồn thi nhân sau khi họ qua đời.
Câu 8: Đáp án C. Sự yên tĩnh.
Giải thích: Theo Ra-xun Gam-da-tốp, thơ là sự sôi động, sống động, không phải sự yên tĩnh.
Câu 9: Đáp án B. Suốt đời trung thực sống cho thơ.
Giải thích: Tâm nguyện này thể hiện tinh thần gắn bó trọn vẹn của ông với thơ ca.
Câu 10: Đáp án C. Khi từ giã cõi đời.
Giải thích: Ra-xun Gam-da-tốp xem thơ như người yêu, gắn bó đến cuối cuộc đời.
Câu 11: Đáp án D. Là khoảng lặng trong tâm hồn, lắng lòng mình để lắng nghe, để quan sát, để cảm nhận và là nơi tâm hồn được xoa dịu.
Giải thích: "Chỗ nghỉ" ám chỉ nơi mà tâm hồn thi nhân được lắng lại và được chữa lành.
Câu 12: Đáp án C. Từ tâm hồn sâu thẳm của nhà thơ.
Giải thích: Thơ ca bắt nguồn từ chiều sâu tâm hồn của người sáng tác.
Câu 13: Đáp án A. Thơ ca khơi nguồn từ cuộc sống nên thơ bao giờ cũng chứa đựng bóng hình cuộc đời, bóng dáng con người.
Giải thích: Thơ và cuộc sống có mối quan hệ tương hỗ, thơ phản ánh và làm giàu thêm cuộc sống.
Câu 14: Đáp án C. Vì thơ là cô đọng, là hàm súc, là lời ít mà ý tứ sâu xa, vậy nên nhà thơ cần phải chắt lọc con chữ, chỉn chu trong từng lời thơ.
Giải thích: Việc sáng tác thơ đòi hỏi sự chắt lọc và tinh tế trong ngôn ngữ.
Câu 15: Đáp án C. Phải là người có tâm hồn giàu rung cảm, sống sâu sắc và trọn vẹn từng khoảnh khắc cuộc đời để có những cảm xúc mãnh liệt, dồi dào trên mỗi trang thơ.
Giải thích: Một nhà thơ chân chính cần có tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc.
Câu 16: Đáp án C. Thơ khởi phát từ lòng người, khi thơ đã sinh ra là lúc thi nhân đã nặng tình với cuộc sống, đã yêu đất nước, con người,…
Giải thích: Ra-xun Gam-da-tốp nhấn mạnh thơ ca bắt nguồn từ tình yêu và sự gắn bó với cuộc sống.
Câu 17: Đáp án B. Bởi thơ có thể khơi gợi tình yêu với cái đẹp và cả ngọn lửa căm thù những kẻ phá hoại cái đẹp, trở thành vũ khí của lòng người để chiến đấu với kẻ thù.
Giải thích: Thơ vừa là tiếng nói bảo vệ cái đẹp, vừa là công cụ để chống lại cái ác.
Câu 18: Đáp án A. Thơ là cái đẹp và cũng là cuộc sống, mà sự sống luôn sôi động, luôn biến chuyển.
Giải thích: Thơ không yên tĩnh vì thơ chính là sự sống động của cuộc sống.
Câu 19: Đáp án B. Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo, thơ ca cũng đòi hỏi nhà thơ phải in dấu tâm hồn, trí tuệ mình vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay.
Giải thích: Sáng tạo giúp thơ ca mang dấu ấn riêng của nhà thơ và tồn tại lâu dài.
Câu 20: Đáp án A. Thơ ca truyền tải những bài học bằng tình cảm nên nó có tác dụng lay chuyển con người làm cho ta vươn tới cái chân, thiện, mĩ; có tác động cải tạo tư tưởng, đạo đức của con người.
Giải thích: Thơ ca nuôi dưỡng tâm hồn, giúp con người hướng tới những giá trị cao đẹp.
Tham khảo tài liệu Ngữ văn 9 tại đây