Kiểm tra Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 1: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Câu 1: Nhận xét về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?

 

A. Bức tranh mở ra với chiều rộng và chiều cao.

B. Bức tranh mở ra với chiều dài và chiều sâu, rất náo nhiệt.

C. Bức tranh mở ra với đủ cả chiều dài, chiều cao, chiều rộng và chiều sâu, rất yên tĩnh.

D. Bức tranh mở ra với chiều rộng và chiều sâu, rất yên tĩnh.

Câu 2: Nhận xét về bút pháp nghệ thuật trong câu thơ Một bông hoa tím biếc?

 

A. Bút pháp chấm phá cùng điểm nhìn đặt vào một bông hoa nhỏ bé giữa dòng đã phần nào tạo nên điểm nhấn cho bức tranh.

B. Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ẩn chứa nỗi lòng nhiều tâm sự của tác giả.

C. Bút pháp ước lệ tượng trưng làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh vật trong mùa xuân.

D. Sử dụng điển tích, điển cố tạo màu sắc cổ điển, trang nhã cho câu thơ.

Câu 3: Hình ảnh giọt long lanh trong bài thơ có ý nghĩa gì?

 

A. Giọt mưa xuân, giọt sương buổi sớm dưới ánh sáng mặt trời trở nên trong veo, long lanh.

B. Tiếng chim chiền chiện vang vọng nhưng không tan biến trong không gian mà đọng lại thành từng giọt trong vắt.

C. Đó có thể là giọt nắng buổi sớm mai.

D. Vừa có thể là giọt mưa xuân, giọt sương buổi sớm, vừa là tiếng chim chiền chiện vang vọng nhưng không tan biến trong không gian mà đọng lại thành từng giọt trong vắt.

Câu 4: Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ gì?

 

Từng giọt long lanh rơi

 

Tôi đưa tay tôi hứng.

 

A. Hoán dụ.

B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

C. So sánh.

D. Nhân hóa

Câu 5: Các từ cảm thán ơi, chi có ý nghĩa như thế nào?

 

A. Là tiếng gọi đáp của thi nhân với cuộc đời.

B. Gợi lên một chất giọng ngọt ngào, thân thương, gần gũi, đặc trưng xứ Huế.

C. Gợi tả sự yêu mến của thi nhân với xứ Huế.

D. Là tiếng lòng của thi nhân.

Câu 6: Nội dung khổ thơ đầu là gì?

 

A. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên.

B. Cảm xúc của nhà thơ trước đất nước trong mùa xuân.

C. Khát vọng của nhà thơ.

D. Lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ.

Câu 7: Nội dung của ba khổ thơ cuối là gì?

 

A. Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất nước, con người.

B. Khát vọng và lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ.

C. Cảm xúc của tác giả về mùa xuân của tự nhiên.

D. Khát vọng của tác giả về sự thịnh vượng, phát triển của đất nước.

Câu 8: Câu thơ Mọc giữa dòng sông xanh sử dụng biện pháp tu từ nào?

 

A. Nhân hóa.

B. Đảo ngữ.

C. Hoán dụ.

D. So sánh.

Câu 9: Những gam màu Thanh Hải sử dụng trong bức tranh mùa xuân thiên nhiên như thế nào?

 

A. Tươi tắn, kết hợp giữa gam màu lạnh và gam màu nóng.

B. Trung tính, kết hợp giữa gam màu trầm và gam màu lạnh.

C. U ám, chủ yếu sử dụng gam màu lạnh.

D. Trong trẻo, sử dụng những màu nhẹ nhàng như hồng, trắng…

Câu 10: Âm thanh nào đã khuấy động không gian yên tĩnh?

 

A. Tiếng chim tu hú.

B. Tiếng én gọi bầy.

C. Tiếng chim chiền chiện.

D. Tiếng chim chích chòe.

Câu 11: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết bằng thể thơ nào?

 

A. Tự do.

B. Năm chữ.

C. Bảy chữ.

D. Lục bát.

Câu 12: Đâu là thông tin không chính xác về nhà thơ Thanh Hải?

 

A. Sinh năm 1930, mất năm 1980.

B. Quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

C. Thơ ông thể hiện tình yêu quê hương, vai trò trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước.

D. Chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc để sáng tác, ngôn ngữ thơ nhẹ nhàng, lãng mạn, đậm sắc Huế.

Câu 13: Thời điểm sáng tác Mùa xuân nho nhỏ có điều gì đặc biệt?

 

A. Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, thời điểm Thanh Hải đang bệnh nặng và chỉ mấy tuần sau ông qua đời.

B. Bài thơ được viết vào tháng 11/1975, khi đất nước ta đang sống trong hòa bình, tự do.

C. Bài thơ được viết vào năm 1972 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra rất ác liệt.

D. Bài thơ được viết vào năm 1945, sau khi cách mạng tháng 8 thành công.

Câu 14: Nhan đề của bài thơ gợi nhắc về chủ đề nào?

 

A. Thiên nhiên.

B. Tình cảm gia đình.

C. Mùa xuân.

D. Tình yêu thơ ca.

Câu 15: Nhà thơ đã chỉ ra mối quan hệ nào giữa con người và mùa xuân?

 

A. Mùa xuân phụ thuộc vào con người.

B. Mùa xuân phát triển sinh sôi theo bước chân con người và con người lại gieo lộc xuân góp vào mùa xuân đất trời.

C. Con người phải gieo lộc mới tạo nên mùa xuân đất trời.

D. Mùa xuân ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại của con người.

Câu 16: Hệ thống tính từ vất vả và gian lao có ý nghĩa gì?

 

A. Giúp tác giả đúc kết chặng đường 4000 năm dựng nước và giữ nước với bao thăng trầm, thử thách.

B. Thể hiện câu chuyện về cuộc đời nhiều truân chuyên, trắc trở của thi nhân.

C. Bày tỏ sự thương xót cho Tổ quốc khi bị quân thù giày xéo.

D. Bày tỏ sự tiếc thương cuộc sống tươi đẹp.

Câu 17: Hình ảnh so sánh đất nước như vì sao khônggợi những liên tưởng và ý nghĩa sâu sắc nào?

 

A. Gợi liên tưởng đến nguồn sáng lấp lánh, tồn tại vĩnh hằng trong không gian và thời gian.

B. Gợi nhắc đến biểu tượng thiêng liêng trên lá cờ đỏ sao vàng Tổ quốc với biết bao kiêu hãnh, tự hào.

C. Gợi niềm tin của tác giả và một tương lai tươi sáng, rộng mở với khí thế đi lên mạnh mẽ không gì cản nổi.

D. Gợi nên cảnh sắc đất trời xứ Huế vào buổi đêm mộng mơ, huyền bí.

Câu 18: Nhận xét giọng thơ của tác giả trong bài Mùa xuân nho nhỏ?

 

A. Giọng thơ trầm hùng, hào sảng, thể thiện sự tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước.

B. Giọng thơ vừa thiết tha sôi nổi, vừa trạng trọng đã gói trọn niềm yêu mến tự hào, tin tưởng của nhà thơ vào đất nước.

C. Giọng thơ đượm buồn, chất chứa tâm trạng nuối tiếc của thi nhân với cuộc đời.

D. Giọng thơ đầy hào hứng, thể hiện sự phấn khởi chào đón một mùa xuân mới.

Câu 19: Tác giả muốn nhắc đến mối quan hệ nào trong khổ thơ dưới đây?

 

Ta làm con chim hót

 

Ta làm một cành hoa

 

Ta nhập vào hòa ca

 

Một nốt trầm xao xuyến.

 

A. Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.

B. Mối quan hệ giữa thi nhân và cuộc sống.

C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và văn học.

D. Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và đất nước.

Câu 20: Qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, có thể nhận định lẽ sống tốt đẹp mà Thanh Hải luôn theo đuổi là gì?

 

A. Sáng tác thi ca, làm đẹp cho đời.

B. Cống hiến cho đời, cho đất nước.

C. Sự sẻ chia, tấm lòng rộng mở với đời.

D. Sự lạc quan, khát vọng làm đẹp cho đời

 

Đáp án tham khảo:

Câu 1: Đáp án D. Bức tranh mở ra với chiều rộng và chiều sâu, rất yên tĩnh.
Giải thích: Bức tranh mùa xuân trong bài thơ thể hiện không gian rộng lớn và chiều sâu, với vẻ đẹp yên tĩnh, thơ mộng.

Câu 2: Đáp án A. Bút pháp chấm phá cùng điểm nhìn đặt vào một bông hoa nhỏ bé giữa dòng đã phần nào tạo nên điểm nhấn cho bức tranh.
Giải thích: Câu thơ "Một bông hoa tím biếc" sử dụng bút pháp chấm phá, chọn chi tiết nhỏ để làm nổi bật khung cảnh lớn.

Câu 3: Đáp án D. Vừa có thể là giọt mưa xuân, giọt sương buổi sớm, vừa là tiếng chim chiền chiện vang vọng nhưng không tan biến trong không gian mà đọng lại thành từng giọt trong vắt.
Giải thích: Hình ảnh "giọt long lanh" mang tính đa nghĩa, vừa cụ thể vừa giàu cảm xúc, tượng trưng cho vẻ đẹp tinh tế của mùa xuân.

Câu 4: Đáp án B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Giải thích: "Từng giọt long lanh rơi" là hình ảnh ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác từ âm thanh thành hình ảnh, tăng tính gợi cảm.

Câu 5: Đáp án B. Gợi lên một chất giọng ngọt ngào, thân thương, gần gũi, đặc trưng xứ Huế.
Giải thích: Từ cảm thán "ơi," "chi" mang đậm âm hưởng ngọt ngào của người Huế, tạo cảm giác gần gũi.

Câu 6: Đáp án A. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên.
Giải thích: Khổ thơ đầu diễn tả cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp rực rỡ, tươi mới của mùa xuân.

Câu 7: Đáp án B. Khát vọng và lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ.
Giải thích: Ba khổ cuối thể hiện mong muốn cống hiến, hòa mình vào sự phát triển của đất nước.

Câu 8: Đáp án B. Đảo ngữ.
Giải thích: Câu thơ "Mọc giữa dòng sông xanh" sử dụng biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh vị trí và vẻ đẹp nổi bật của hình ảnh hoa tím.

Câu 9: Đáp án A. Tươi tắn, kết hợp giữa gam màu lạnh và gam màu nóng.
Giải thích: Tác giả sử dụng sự kết hợp của gam màu xanh, tím, tạo nên bức tranh tươi sáng, sống động.

Câu 10: Đáp án C. Tiếng chim chiền chiện.
Giải thích: Tiếng chim chiền chiện vang vọng làm không gian yên tĩnh trở nên sống động.

Câu 11: Đáp án B. Năm chữ.
Giải thích: Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, tạo nên nhịp điệu nhẹ nhàng, hài hòa.

Câu 12: Đáp án D. Chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc để sáng tác, ngôn ngữ thơ nhẹ nhàng, lãng mạn, đậm sắc Huế.
Giải thích: Thanh Hải không chủ yếu sáng tác bằng thể thơ lục bát, mà thường sử dụng thể thơ ngắn gọn, hiện đại.

Câu 13: Đáp án A. Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, thời điểm Thanh Hải đang bệnh nặng và chỉ mấy tuần sau ông qua đời.
Giải thích: "Mùa xuân nho nhỏ" là tác phẩm cuối đời của Thanh Hải, mang tâm tư, tình cảm sâu sắc của ông.

Câu 14: Đáp án C. Mùa xuân.
Giải thích: Nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ" gợi nhắc đến chủ đề mùa xuân, với ý nghĩa cống hiến nhỏ bé nhưng ý nghĩa.

Câu 15: Đáp án B. Mùa xuân phát triển sinh sôi theo bước chân con người và con người lại gieo lộc xuân góp vào mùa xuân đất trời.
Giải thích: Mối quan hệ giữa con người và mùa xuân được diễn tả qua sự giao thoa, hòa quyện, cùng tạo nên vẻ đẹp của cuộc sống.

Câu 16: Đáp án A. Giúp tác giả đúc kết chặng đường 4000 năm dựng nước và giữ nước với bao thăng trầm, thử thách.
Giải thích: Tính từ "vất vả," "gian lao" gợi lên những khó khăn mà dân tộc đã trải qua trong hành trình lịch sử.

Câu 17: Đáp án D. Gợi nên cảnh sắc đất trời xứ Huế vào buổi đêm mộng mơ, huyền bí.
Giải thích: Hình ảnh "vì sao" không gợi liên tưởng đến cảnh sắc Huế, mà biểu tượng cho niềm tin, tự hào dân tộc.

Câu 18: Đáp án B. Giọng thơ vừa thiết tha sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến tự hào, tin tưởng của nhà thơ vào đất nước.
Giải thích: Giọng thơ của Thanh Hải thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tin và lòng tự hào về đất nước.

Câu 19: Đáp án D. Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và đất nước.
Giải thích: Hình ảnh "con chim hót," "cành hoa" thể hiện sự gắn kết, cống hiến của cá nhân cho đất nước và cộng đồng.

Câu 20: Đáp án B. Cống hiến cho đời, cho đất nước.
Giải thích: Qua bài thơ, Thanh Hải thể hiện lẽ sống cao đẹp là cống hiến hết mình cho đất nước và cuộc đời.

Tham khảo tài liệu Ngữ văn 9 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top