Câu 1: Lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục nằm ở vị trí nào trong vở kịch Trưởng giả học làm sang ?
A. Kết thúc hồi II của vở kịch
B. Mở đầu hồi II của vở kịch
C. Kết thúc cả vở kịch
D. Kết thúc hồi III của vở kịch
Câu 2: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục gồm mấy cảnh ?
A. Bốn cảnh
B. Ba cảnh
C. Hai cảnh
D. Một cảnh
Câu 3: Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật Giuốc-đanh trong đoạn trích là gì?
A. Trong một gia đình trí thức, bản thân ông được học hành tử tế.
B. Trong một gia đình quý tộc sang trọng.
C. Trong một gia đình thương nhân giàu có.
D. Trong một gia đình thuộc dòng họ vua chúa.
Câu 4: Đặc điểm nổi bật của “bộ lễ phục đẹp nhất triều đình” của ông Giuốc đanh là gì ?
A. Màu đen
B. Hoa ngược
C. Trang nhã, rẻ tiền
D. Gồm ý A và B
Câu 5: Thái độ của ông Giuốc -đanh khi nghe bác phó may giải thích những người quí phái đều mặc áo may hoa ngược như thế nào ?
A. Chê chiếc áo may hoa ngược và yêu cầu bác phó may phải may lại.
B. Chấp nhận chiếc áo may hoa ngược và tỏ ý muốn mặc thử nó.
C. Tán thưởng vẻ sang trọng của chiếc áo may hoa ngược.
D. Thắc mắc vì sao những người quí phái lại mặc áo hoa ngược.
Câu 6: Mô-li-e là nhà văn nước nào ?
A. Nga
B. Mĩ
C. Đức
D. Pháp
Câu 7: Hoàn cảnh xuất thân của ông Giuốc-đanh là gì ?
A. Trong một gia đình thượng lưu quí tộc.
B. Trong một gia đình thương nhân giàu có.
C. Trong một gia đình trí thức.
D. Trong một gia đình nông dân.
Câu 8: Thể loại chính trong các vở kịch của Mô-li-e là gì?
A. Bi kịch
B. Hài kịch
C. Chính luận
D. Tự sự
Câu 9: Vở kịch nào sau đây không phải là của tác giả Mô-li-e?
A. Tôi và chúng ta
B. Lão hà tiện
C. Trưởng giả học làm sang
D. Người bệnh tưởng
Câu 10: Đoạn trích “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” nằm trong tác phẩm nào?
A. Trưởng giả học làm sang
B. Người bệnh tưởng
C. Tôi và chúng ta
D. Lão hà tiện
Câu 11: Thái độ của ông Giuốc-đanh trước việc “đến mất tong cả tiền” để thưởng cho các chú thợ phụ như thế nào ?
A. Khong hề tiếc rẻ mà sẵn sàng cho hết để học làm sang.
B. Có tiếc tiền nhưng vẫn sẵn sàng cho hết để được làm sang.
C. Không muốn mất tiền vì những việc đó.
D. Tức giận vì phải mất tiền thưởng cho những chú thợ phụ.
Câu 12: Trưởng giả học làm sang thuộc thể loại gì ?
A. Hài kịch
B. Bi kịch
C. Bi hài kịch
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 13: Vì sao ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho các chú thợ phụ ?
A. Vì họ đã gọi ông ta là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”.
B. Vì họ giúp ông ta mặc bộ lễ phục theo đúng thể thức quí phái.
C. Vì họ đã khen nức nở bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh.
D. Vì họ đã hầu hạ ông ta rất chu đáo.
Câu 14: Sự hài lòng, mãn nguyện của ông Giuốc-đanh khi mặc bộ lễ phục thể hiện ở câu nói nào ?
A. ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.
B. ấy đấy, ăn mặc theo lối quí phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được coi là “ông lớn”.
C. Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi.
D. Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất.
Câu 15: Từ nào có thể thay thế từ “chững chạc” trong câu “Bộ tóc giả và lông đính mũ có được chững chạc không?” ?
A. sang trọng
B. ngay ngắn
C. đẹp đẽ
D. đường hoàng
Câu 16: Vì sao ông Giuốc-đanh cho rằng các chú thợ phụ gọi mình là “đức ông là vừa phải” ?
A. Vì ông đã mãn nguyện với những lời tung hô đó.
B. Vì ông sợ mất tong cả tiền để thưởng cho các chú thợ phụ.
C. Vì ông không thích được tâng bốc, nịnh hót.
D. Vì ông thấy đó là những lời giả dối.
Câu 17: Qua thái độ của ông Giuốc đanh đối với chiếc áo may hoa ngược, em thấy ông ta là người như thế nào ?
A. Cầu kì trong vấn đề ăn mặc.
B. Dốt nát, kém hiểu biết.
C. Thích những cái lạ mắt.
D. Hài hước và hóm hỉnh.
Câu 18: Bác phó may đã làm gì để lợi dụng tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh ?
A. Giải thích cho ông Giuốc-đanh biết rằng việc may áo ngược hoa là phù hợp với kiểu cách của người quí phái.
B. May thêm một chiếc áo cho riêng mình bằng chính tấm vải ông Giuốc-đanh đặt để may bộ lễ phục.
C. Đem theo những người thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc theo cách thức của những người quí phái để moi tiền của ông ta.
D. Gồm cả A, B và C.
Câu 19: Mục đích của nhà văn khi khắc hoạ các động tác “ cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói” cả ông Giuốc-đanh đều diễn ra theo nhịp của điệu nhạc ?
A. Khắc hoạ sinh động hơn thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh và tạo nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
B. Tạo không khí vui nhộn, sinh động cho cảnh mới nhằm thu hút sự chú ý của khán giả.
C. Chế giễu sự kém hiểu biết và quê kệch của ông Giuốc đanh.
D. Diễn tả cụ thể những động tác, cử chỉ nực cười của ông Giuốc đanh.
Câu 20. Đâu là vở kịch đầu tay của Mô-li-e??
A. Gàn dở
B. Bệnh giả tưởng
C. Trưởng giả học làm sang
D. Hồ thiên nga
Câu 1 A - Kết thúc hồi II của vở kịch.
Câu 2 C - Hai cảnh.
Câu 3 C - Trong một gia đình thương nhân giàu có.
Câu 4 D - Gồm ý A và B (Màu đen và hoa ngược).
Câu 5 B - Chấp nhận chiếc áo may hoa ngược và tỏ ý muốn mặc thử nó.
Câu 66 D - Pháp.
Câu 7 B - Trong một gia đình thương nhân giàu có.
Câu 8 B - Hài kịch.
Câu 9 A - Tôi và chúng ta (không phải của Mô-li-e).
Câu 10 A - Trưởng giả học làm sang.
Câu 11 B - Có tiếc tiền nhưng vẫn sẵn sàng cho hết để được làm sang.
Câu 12 A - Hài kịch.
Câu 13 A - Vì họ đã gọi ông ta là “ông lớn,” “cụ lớn,” “đức ông.”
Câu 14 B - “Ấy đấy, ăn mặc theo lối quí phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được coi là ‘ông lớn.’”
Câu 15 D - Đường hoàng.
Câu 16 A - Vì ông đã mãn nguyện với những lời tung hô đó.
Câu 17 B - Dốt nát, kém hiểu biết.
Câu 18 D - Gồm cả A, B và C.
Câu 19 A - Khắc hoạ sinh động hơn thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh và tạo nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
Câu 20 A - Gàn dở.
Tìm kiếm tài liệu Ngữ Văn 8 tại đây