Câu 1: Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trước Cách mạng tháng Tám
B. Trong kháng chiến chống Pháp
C. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975
D. Trong kháng chiến chống Mĩ
Câu 2: Chính Hữu khai thác đề tài người lính ở khía cạnh nào là chủ yếu?
A. Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh cứu nước.
B. Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ.
C. Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lính trong chiến đấu.
D. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường.
Câu 3: Câu thơ “Đồng chí!” là câu gì?
A. Câu ghép
B. Câu rút gọn
C. Câu đơn
D. Câu đặc biệt
Câu 4: Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa và hoán dụ
B. Nhân hóa và ẩn dụ
C. Ẩn dụ và hoán dụ
D. Không sử dụng biện pháp tu từ nào cả
Câu 5: Chính Hữu khai thác đề tài đó ở khía cạnh nào là chủ yếu?
A. Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ
B. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường
C. Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh, cứu nước
D. Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó với những người lính trong chiến đấu
Câu 6: Nội dung chính của các câu thơ sau là gì?
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
A. Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước ta
B. Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên ta
C. Nói lên sự đối lập giữa các vùng miền của đất nước ta
D. Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính
Câu 7: Ý nào giải thích đúng nghĩa gốc của từ “đồng chí”?
A. Là những người cùng một giống nòi.
B. Là những người cùng một chí hướng chính trị.
C. Là những người sống cùng một thời đại.
D. Là những người cùng theo một tôn giáo.
Câu 8: Từ “mặc kệ” có nghĩa là gì?
A. Biểu thị quan hệ trái ngược điều kiện và sự việc xảy ra
B. Điều vừa được nói đến không có tác động gì làm thay đổi việc sắp xếp xảy ra
C. Để cho tùy ý, không để ý đến, không có sự can thiệp nào.
D. Một cách nói không rõ ra bằng lời, mà hiểu ngầm với nhau như vậy
Câu 9: Những câu thơ sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
A. Miêu tả và tự sự
B. Nghị luận và miêu tả
C. Tự sự và nghị luận
D. Thuyết minh và tự sự
Câu 10: Nội dung chính nào đã được thể hiện trong bài thơ đồng chí ?
A. Sự khó khăn , thiếu thốn của người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
B. Nguồn gốc xuất thân của những người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
C. Cuộc chiến gay go , ác liệt của quan và dân ta trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
D. Hình tượng người lính cách mạng thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và sự gắn bó keo sơn của họ
Câu 11: Theo Chính Hữu những yếu tố nào là cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính cách mạng ?
A. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung mục đích, lý tưởng; sự chan hoà, chia sẻ niềm vui và mọi gian lao khó khăn.
B. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung sở thích; sự chan hoà, chia sẻ niềm vui và mọi gian lao khó khăn.
C. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung mục đích, lý tưởng; cùng nhau vượt qua nhiều gian lao thử thách.
D. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung mục đích và cùng nhau trải qua cơ sốt rét rừng
Câu 12: Bài thơ “Đồng chí” viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn
B. Tự do
C. Lục bát
D. Thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 13: Hình ảnh đầu súng trăng treo có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng?
A. Tả thực
B. Biểu tượng
C. Vừa tả thực, vừa biểu tượng
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 14: Bài thơ Đồng chí có bố cục gồm mấy phần?
A. Gồm 3 phần
B. Gồm 4 phần
C. Gồm 5 phần
D. Gồm 6 phần
Câu 15: Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. 1947 sau chiến dịch Việt Bắc - thu đông
B. 1948 sau chiến dịch Việt Bắc - thu đông
C. 1949 sau chiến dịch Việt Bắc – thu đông
D. 1950 sau chiến dịch Việt Bắc - thu đông
Câu 16: Từ “mặc kệ” có nghĩa là gì?
A. Biểu thị quan hệ trái ngược điều kiện và sự việc xảy ra
B. Điều vừa được nói đến không có tác động gì làm thay đổi việc sắp xếp xảy ra
C. Để cho tùy ý, không để ý đến, không có sự can thiệp nào.
D. Một cách nói không rõ ra bằng lời, mà hiểu ngầm với nhau như vậy
Câu 17: Tình đồng chí được thể hiện rõ nhất trong 3 câu thơ trên là gì?
A. Sự cảm thông sâu sắc những tâm tư nỗi lòng của nhau
B. Sự hiểu biết sâu sắc về quê hương của nhau
C. Sự hiểu biết sâu sắc vè gia đình, người thân của nhau
D. Sự chia sẻ sâu sắc những khó khăn của cuộc sống chiến đấu
Câu 18: Nhận định nào đúng nhất nội dung chính của các câu thơ sau?
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
A. Nỗi nhớ và sự hồi tưởng của người lính về quê hương
B. Nỗi nhớ của quê hương đối với những người ra lính
C. Sự khó khăn vất vả của gia đình những người lính
D. Cả A và B đều đúng
Câu 19: Bài thơ mang biểu tượng giữa:
A. Hiện thực và lãng mạn
B. Chiến tranh và hoà bình
C. Tình yêu và tình bạn
D. Cả A và B đều đúng
Câu 20: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."
Đoạn thơ trên nằm trong phần nào của văn bản Đồng chí?
A.Những cơ sở hình thành tình đồng chí
B.Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chi
C.Hình ảnh người lính trong đêm canh gác
D.Cả ba nội dung trên
Câu 1: B. Trong kháng chiến chống Pháp
Lý giải: Bài thơ "Đồng chí" được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhằm phản ánh tinh thần đoàn kết, gắn bó của những người lính cách mạng.
Câu 2: D. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường
Lý giải: Chính Hữu khai thác vẻ đẹp của người lính cách mạng thông qua những chi tiết bình dị, gần gũi nhưng giàu ý nghĩa.
Câu 3: D. Câu đặc biệt
Lý giải: Câu thơ “Đồng chí!” là câu đặc biệt vì nó không có cấu trúc chủ - vị, nhằm nhấn mạnh ý nghĩa tình đồng chí của người lính.
Câu 4: A. Nhân hóa và hoán dụ
Lý giải: Hình ảnh “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp nhân hóa (giếng nước, gốc đa nhớ người) và hoán dụ (giếng nước, gốc đa đại diện cho quê hương).
Câu 5: B. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường
Câu 6: D. Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính
Lý giải: Hai câu thơ nói về quê hương nghèo khó, khắc nghiệt của người lính, phản ánh hoàn cảnh xuất thân của họ.
Câu 7: B. Là những người cùng một chí hướng chính trị
Lý giải: Từ “đồng chí” mang nghĩa gốc chỉ những người cùng chung lý tưởng, chí hướng chính trị.
Câu 8: C. Để cho tùy ý, không để ý đến, không có sự can thiệp nào
Câu 9: A. Miêu tả và tự sự
Lý giải: Các câu thơ vừa miêu tả khung cảnh chiến đấu vừa tự sự về tình đồng chí của người lính.
Câu 10: D. Hình tượng người lính cách mạng thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và sự gắn bó keo sơn của họ
Câu 11: C. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung mục đích, lý tưởng; cùng nhau vượt qua nhiều gian lao thử thách
Câu 12: B. Tự do
Lý giải: Bài thơ "Đồng chí" được viết theo thể thơ tự do, không theo quy luật số chữ nhất định.
Câu 13: C. Vừa tả thực, vừa biểu tượng
Lý giải: Hình ảnh “đầu súng trăng treo” vừa miêu tả thực cảnh tượng, vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho sự hài hòa giữa hiện thực khắc nghiệt và mơ mộng lãng mạn.
Câu 14: A. Gồm 3 phần
Lý giải: Bố cục bài thơ gồm 3 phần: (1) Cơ sở tình đồng chí, (2) Biểu hiện tình đồng chí, (3) Sức mạnh của tình đồng chí.
Câu 15: B. 1948 sau chiến dịch Việt Bắc - thu đông
Câu 16: C. Để cho tùy ý, không để ý đến, không có sự can thiệp nào
Câu 17: D. Sự chia sẻ sâu sắc những khó khăn của cuộc sống chiến đấu
Câu 18: D. Cả A và B đều đúng
Lý giải: Đoạn thơ vừa diễn tả nỗi nhớ của quê hương dành cho người lính, vừa nói lên tình cảm người lính dành cho quê hương.
Câu 19: D. Cả A và B đều đúng
Lý giải: Bài thơ vừa phản ánh hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh, vừa mang cảm hứng lãng mạn và niềm tin vào hòa bình.
Câu 20: B. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
Lý giải: Đoạn thơ tập trung biểu hiện tình đồng chí trong khung cảnh người lính chờ giặc.
Tìm kiếm tài liệu Ngữ Văn 8 tại đây