Câu 1: “Quang Trung đại phá quân Thanh” trích hồi thứ bao nhiêu của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”?
A. Hồi 12.
B. Hồi 13.
C. Hồi 14.
D. Hồi 15.
Câu 2: “Quang Trung đại phá quân Thanh” của tác giả nào?
A. Ngô gia văn phái.
B. Quang Trung.
C. Nguyễn Huệ.
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Câu 3: Tác phẩm “Quang Trung đại phá quân Thanh” được chia làm mấy phần?
A. 5 phần.
B. 4 phần.
C. 3 phần.
D. 2 phần.
Câu 4: Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ nào?
A. Dòng họ Ngô Thì.
B. Dòng họ Nguyễn.
C. Dòng họ Lý.
D. Dòng họ Lê.
Câu 5: Ngô Thì Chi (1753 - 1788) có thuộc Ngô gia văn phái không?
A. Có.
B. Không.
Câu 6: Hoàng Lê nhất thống chí thuộc thể loại nào?
A. Kí.
B. Tiểu thuyết chương hồi.
C. Tùy bút.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 7: Hoàng Lê nhất thống chí gồm bao nhiêu hồi?
A. 20 hồi.
B. 19 hồi.
C. 18 hồi.
D. 17 hồi.
Câu 8: Cuộc chiến của vua Quang Trung trước giặc nào của Trung Quốc?
A. Giặc Thanh.
B. Giặc Minh.
C. Giặc Ngô.
D. Giặc Hán.
Câu 9: Tác phẩm được viết bằng chữ Hán ghi chép lại sự thống nhất của vương triều nhà Lê thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê, đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 10: Nguyễn Huệ lên ngôi và đốc xuất đại quân vào khoảng thời gian nào?
A. Ngày 25 tháng Chạp.
B. Ngày 29 tháng Chạp.
C. Ngày 30 tháng Chạp.
D. Mồng 3 tháng Giêng.
Câu 11: Tên tướng giặc nào phải thắt cổ tự vẫn?
A. Tôn Sĩ Nghị.
B. Sầm Nghi Đống.
C. Thoát Hoan.
D. Tô Định.
Câu 12: Vua Quang Trung mở tiệc khao quân nhằm mục đích gì?
A. Cổ vũ động viên tinh thần quân sĩ.
B. Để quân sĩ có thời gian nghỉ ngơi trước khi ra trận.
C. Củ cố tinh thần quân sĩ, thể hiện niềm tin chiến thắng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 13: Nội dung của “Quang Trung đại phá quân Thanh” là gì?
A. Thể hiện tấm lòng yêu nước của vua Quang Trung.
B. Tập trung phơi bày sự thối nát dẫn đến sụp đổ tất yếu của tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, đồng thời ca ngợi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lãnh đạo.
C. Ghi chép lại những sự kiện lịch sử - xã hội có thực.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 14: Hành động, thái độ của vua Lê Chiêu Thống khi nghe tin quân Tây Sơn kéo vào thành?
A. Vua tôi Lê Chiêu Thống xin cầu hòa trước vua Quang Trung.
B. Vua tôi Lê Chiêu Thống chịu trận trước quân Tây Sơn.
C. Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 15: Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?
A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
B. Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình.
C. Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 16: Hình ảnh quân tướng nhà Thanh thua trận được miêu tả như thế nào?
A. Chân thực, sinh động.
B. Quân tướng nhà Thanh thảm bại, hèn nhát.
C. Bỏ chạy bán sống, bán chết.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 17: Trong những đoạn văn nói về cảnh bỏ chạy khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm cảm xúc trong đó, theo em, cảm xúc đó là gì?
A. Sự bênh vực.
B. Sự tiếc nuối.
C. Sự căm phẫn.
D. Lòng thương cảm.
Câu 18: Tại sao tác giả trung thành với nhà Lê nhưng viết chân thực về Quang Trung - “kẻ thù” của họ?
A. Vì họ tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc.
B. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh.
C. Vì họ không yêu nước.
D. Vì họ không có ý thức dân tộc.
Câu 19: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của những đoạn văn tả cảnh vua Quang Trung ra trận?
A. Ghi lại sự kiện lịch sử, diễn biến một cách gấp gáp, khẩn trương qua từng mốc thời gian.
B. Miêu tả cụ thể những hành động của nhân vật chính trong từng trận đánh.
C. Nói lên tương quan đối lập giữa quân ta và quân địch.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 20: Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 21: Sự sáng suốt, nhạy bén của Nguyễn Huệ thể hiện qua việc phân tích thời cuộc, xét đoán lực lượng và biết dùng người, đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 22: Nghệ thuật nổi bật của văn bản là gì?
A. Tả cảnh ngụ tình.
B. Lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.
C. Ước lệ tượng trưng.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 23: Những chi tiết miêu tả hành động, thái độ của Tôn Sĩ Nghị?
A. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật.
B. Ngựa không kịp đóng yên.
C. Người không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao rồi nhằm hướng bắc mà chạy.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 24: Các sự việc trong đoạn trích “Quang Trung đại phá quân Thanh” được kể theo trình tự như thế nào?
A. Thời gian.
B. Không gian.
C. Tuyến tính, thời gian.
D. Tuyến tính.
Câu 25: Em hãy giải thích nghĩa của từ “lương tri, lương năng”?
A. Lương tri là người có lương tâm, biết nhận thức đúng đắn, soi xét đúng sai. Lương năng là người có tài năng, phẩm cách tốt.
B. Lương tri là người không có lương tâm, biết nhận thức đúng đắn, soi xét đúng sai. Lương năng là người có tài năng, phẩm cách tốt.
C. Lương tri là người có lương tâm, biết nhận thức đúng đắn.
D. Lương năng là người có tài năng, phẩm cách tốt.
Câu 26: Cảm nghĩ về nhân vật vua Quang Trung?
A. Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người.
B. Hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt.
C. Hình ảnh người anh hùng được khắc họa đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần, là người có tổ chức và linh hồn của chiến công vĩ đại.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 27: Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả trong đoạn trích trên?
A. Ca ngợi trí tuệ, chiến lược của vua Quang Trung về tài dụng binh như thần, lẫm liệt trong trận chiến…
B. Tỏ thái độ căm ghét, khinh thường trước sự thất bại thảm hại của quân giặc.
C. Ca ngợi lòng yêu nước của nhân dân ta.
D. Đáp án A,B đúng.
Câu 28: Khi sáng tác, các tác giả Ngô Thì chủ ý viết lại lịch sử, không phải sự sáng tạo văn học. Tâm lý này xuất phát từ đâu?
A. Từ xã hội phong kiến đương thời.
B. Từ tư tưởng cổ hủ thời xưa.
C. Từ việc người trung đại xem tiểu thuyết là thứ thấp kém, không có ý nghĩa với việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
D. Tất cả đáp án trên đều sai.
Câu 29: Trong câu “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”. Nhắc em nhớ tới tác phẩm nào đã học trong chương trình Ngữ văn THCS?
A. Sông núi nước Nam.
B. Hịch tướng sĩ.
C. Bình ngô đại cáo.
D. Qua Đèo Ngang.
Câu 30: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”.
A. Biện pháp tu từ nhân hóa khiến sự vật, sự việc trở nên gần gũi hơn với con người.
B. Biện pháp nói quá trong chi tiết “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối” nhằm nhấn mạnh tới sự thất bại thảm hại của quân giặc.
C. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh giúp giảm bớt sự đau thương.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 1: “Quang Trung đại phá quân Thanh” trích hồi thứ bao nhiêu của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”?
Đáp án: A. Hồi 12.
Câu 2: “Quang Trung đại phá quân Thanh” của tác giả nào?
Đáp án: A. Ngô gia văn phái.
Câu 3: Tác phẩm “Quang Trung đại phá quân Thanh” được chia làm mấy phần?
Đáp án: B. 4 phần.
Câu 4: Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ nào?
Đáp án: A. Dòng họ Ngô Thì.
Câu 5: Ngô Thì Chi (1753 - 1788) có thuộc Ngô gia văn phái không?
Đáp án: A. Có.
Câu 6: Hoàng Lê nhất thống chí thuộc thể loại nào?
Đáp án: B. Tiểu thuyết chương hồi.
Câu 7: Hoàng Lê nhất thống chí gồm bao nhiêu hồi?
Đáp án: B. 19 hồi.
Câu 8: Cuộc chiến của vua Quang Trung trước giặc nào của Trung Quốc?
Đáp án: A. Giặc Thanh.
Câu 9: Tác phẩm được viết bằng chữ Hán ghi chép lại sự thống nhất của vương triều nhà Lê thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê, đúng hay sai?
Đáp án: A. Đúng.
Câu 10: Nguyễn Huệ lên ngôi và đốc xuất đại quân vào khoảng thời gian nào?
Đáp án: B. Ngày 29 tháng Chạp.
Câu 11: Tên tướng giặc nào phải thắt cổ tự vẫn?
Đáp án: B. Sầm Nghi Đống.
Câu 12: Vua Quang Trung mở tiệc khao quân nhằm mục đích gì?
Đáp án: C. Củ cố tinh thần quân sĩ, thể hiện niềm tin chiến thắng.
Câu 13: Nội dung của “Quang Trung đại phá quân Thanh” là gì?
Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 14: Hành động, thái độ của vua Lê Chiêu Thống khi nghe tin quân Tây Sơn kéo vào thành?
Đáp án: C. Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn.
Câu 15: Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?
Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 16: Hình ảnh quân tướng nhà Thanh thua trận được miêu tả như thế nào?
Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 17: Trong những đoạn văn nói về cảnh bỏ chạy khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm cảm xúc trong đó, theo em, cảm xúc đó là gì?
Đáp án: D. Lòng thương cảm.
Câu 18: Tại sao tác giả trung thành với nhà Lê nhưng viết chân thực về Quang Trung - “kẻ thù” của họ?
Đáp án: A. Vì họ tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc.
Câu 19: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của những đoạn văn tả cảnh vua Quang Trung ra trận?
Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 20: Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán đúng hay sai?
Đáp án: A. Đúng.
Câu 21: Sự sáng suốt, nhạy bén của Nguyễn Huệ thể hiện qua việc phân tích thời cuộc, xét đoán lực lượng và biết dùng người, đúng hay sai?
Đáp án: A. Đúng.
Câu 22: Nghệ thuật nổi bật của văn bản là gì?
Đáp án: B. Lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.
Câu 23: Những chi tiết miêu tả hành động, thái độ của Tôn Sĩ Nghị?
Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 24: Các sự việc trong đoạn trích “Quang Trung đại phá quân Thanh” được kể theo trình tự như thế nào?
Đáp án: C. Tuyến tính, thời gian.
Câu 25: Em hãy giải thích nghĩa của từ “lương tri, lương năng”?
Đáp án: A. Lương tri là người có lương tâm, biết nhận thức đúng đắn, soi xét đúng sai. Lương năng là người có tài năng, phẩm cách tốt.
Câu 26: Cảm nghĩ về nhân vật vua Quang Trung?
Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 27: Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả trong đoạn trích trên?
Đáp án: D. Đáp án A,B đúng.
Câu 28: Khi sáng tác, các tác giả Ngô Thì chủ ý viết lại lịch sử, không phải sự sáng tạo văn học. Tâm lý này xuất phát từ đâu?
Đáp án: C. Từ việc người trung đại xem tiểu thuyết là thứ thấp kém, không có ý nghĩa với việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Câu 29: Trong câu “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”. Nhắc em nhớ tới tác phẩm nào đã học trong chương trình Ngữ văn THCS?
Đáp án: A. Sông núi nước Nam.
Câu 30: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”.
Đáp án: B. Biện pháp nói quá trong chi tiết “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối” nhằm nhấn mạnh tới sự thất bại thảm hại của quân giặc.
Tìm kiếm tài liệu Ngữ Văn 8 tại đây https://tailieuthi.net/shop/subcategory/107/van