CH: Em hãy nêu nhận xét về một số hành vi trong hình 4.1 liên quan đến pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
1. Pháp luật về trật tự an toàn giao thông
CH: Em có thể di chuyển từ thủ đô Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh bằng những phương tiện giao thông nào? Để đảm bảo an toàn giao thông, em cần làm gì?
2. Một số quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ
a. Một số hành vi bị nghiêm cấm (theo Điều 8)
CH: Bạn A điều khiển xe đạp đến ngã tư thì đèn đỏ bật sáng, cô cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh cho phép đi nhưng An vẫn lưỡng lự. Em hãy tư vấn cho An.
Luyện tập
CH: Bạn Minh đang học lớp 10, có em gái đang học lớp mẫu giáo lớn. Mỗi sáng đi học, Minh thường dắt em đi một đoạn khá xa tới chỗ có vạch kẻ sơn qua đường. Sang nay, do dậy muộn, anh em Minh đi tắt đến trường bằng cách trèo qua dải phân cách rồi qua đường. Em sẽ nói gì với Minh và em gái Minh?
3. Một số quy định về trật tự an toàn giao thông đường sắt
CH: Theo em, những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động sắt.
Luyện tập
CH: Tan học, Hùng và Hưng rủ nhau đi chơi ở đường tàu hỏa, tiện đi tắt về nhà qua lối đi tự mở cắt ngang qua đường tàu. Hai bạn thi đi bộ trên đường ray, sau đó chụp ảnh rồi ngồi chơi cỏ gà. Nghe tiếng còi tàu hỏa, Hùng lấy đá xếp lên đường ray, để xem đá bị nghiền nát khi tàu chạy qua, Hưng nhổ mấy cây hoa để tung lên tàu chào hành khách. Em hãy phân tích những hành vi vi phạm Luật Đường sắt trong tình huống trên.
4. Một số quy định về trật an toàn giao thông đường thủy nội địa
CH: Theo em, khi đi trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông, có thể xảy ra những tai nạn gì? Để phòng, chống những tai nạn đó, người lái phương tiện và hành khách cần phải làm gì?
Luyện tập
CH: Lên lớp 10 bạn Sóng phải đi đò sang sông để đến trường và về nhà. Mấy ngày đầu, Sóng đều mặc áo phao do bác lái đò đưa cho và ngồi im ở giữa thuyền. Mấy ngày sau, Sóng cầm áo phao ở tay và chỉ mặc khi bác lái đò nhắc thuyền sắp đi qua vùng nước xoáy. Gần đây, Sóng không mặc áo phao nữa, thỉnh thoảng còn đứng ở mũi thuyền. Bác lấy đò thấy Sóng đã quen đi đò nên cũng không nhắc nữa.
Em sẽ làm gì để giúp bác lái đò và bạn Sóng thực hiện quy định khi đi đò.
CH: Theo em, thế nào là vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông? Học sinh cần làm gì để góp phần phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự ATGT?
Luyện tập
CH: 1. Em hãy nhận xét về cách qua đường sau của một nhóm học sinh:
- Chọn chỗ ngắn nhất, đợi khi vắng xe ô tô thì chạy thật nhanh qua đường.
- Nắm tay nhau thành một hàng ngang qua đường.
2. Em hãy cho biết những hành động nào ở các hình 4.2a, b, c, d, e, g vi phạm pháp luật và có thể gây ra những hậu quả gì? Nguyên nhân những vi phạm đó là gì?
CH: Em hãy xây dựng và trình bày trước lớp một trong hai nội dung sau:
- Thư gửi gia đình em về chủ đề "An toàn giao thông - Hạnh phúc của mọi nhà".
- Nội quy tham gia giao thông (áp dụng học sinh trường em đang học) và kế hoạch tuyên truyền, vận động để mọi người thực hiện nội quy này.
Phần II. Lời giải tham khảo
BÀI 4: PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Em hãy nêu nhận xét về một số hành vi trong hình 4.1 liên quan đến pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Trả lời: Hình 4.1 cho thấy nhiều hành vi gồm cả việc chấp hành và vi phạm luật giao thông. Việc chấp hành đèn giao thông, đi đúng phần đường là đúng quy định, còn các hành vi vượt đèn đỏ, lạng lách nguy hiểm, đi ngược chiều gây nguy hại cho bản thân và người khác.
I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬt VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG
1. Pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Câu hỏi: Em có thể di chuyển từ thủ đô Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh bằng những phương tiện giao thông nào? Để đảm bảo an toàn giao thông, em cần làm gì?
Trả lời: Em có thể di chuyển bằng máy bay, tàu hỏe, xe ô tô khách hoặc xe máy. Để đảm bảo an toàn, em cần tuân thủ quy định giao thông, chấp hành biển báo, đeo dây an toàn, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
2. Một số quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ
a. Một số hành vi bị nghiêm cấm (theo Điều 8)
Câu hỏi: Bạn A điều khiển xe đạp đến ngã tư thì đèn đỏ bật sáng, cô cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh cho phép đi nhưng An vẫn lưỡng lự. Em hãy tư vấn cho An.
Trả lời: An cần chấp hành hiệu lệnh của cô cảnh sát giao thông, vì trong tình huống này hiệu lệnh người điều khiển giao thông được ưu tiên hơn đèn tín hiệu.
Luyện tập
Câu hỏi: Bạn Minh đang học lớp 10, có em gái đang học lớp mẫu giáo lớn. Mỗi sáng đi học, Minh thường dắt em đi một đoạn khá xa tới chỗ có vạch kẻ sơn qua đường. Sáng nay, do dậy muộn, anh em Minh đi tắt đến trường bằng cách trèo qua dải phân cách rồi qua đường. Em sẽ nói gì với Minh và em gái Minh?
Trả lời: Em sẽ nhắc nhở Minh rằng việc trèo qua dải phân cách là vi phạm pháp luật giao thông, gây nguy hiểm cho bản thân và người khác. Em cần giải thích tầm quan trọng của việc qua đường đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn.
3. Một số quy định về trật tự an toàn giao thông đường sắt
Câu hỏi: Theo em, những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt?
Trả lời: Những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: đi bộ, chơi đùa, hoặc tạo chướng ngại trên đường ray; vận chuyển, xếp đặt vật cản trở; lấy cắp thiết bị giao thông đường sắt.
Luyện tập
Câu hỏi: Tan học, Hùng và Hưng rủ nhau đi chơi ở đường tàu hỏe, tiện đi tắt về nhà qua lối đi tự mở cắt ngang qua đường tàu. Hai bạn thi đi bộ trên đường ray, sau đó chụp ảnh rồi ngồi chơi cỏ gà. Nghe tiếng còi tàu hỏe, Hùng lấy đá xếp lên đường ray, để xem đá bị nghiền nát khi tàu chạy qua, Hưng nhổ mấy cây hoa để tung lên tàu chào hành khách. Em hãy phân tích những hành vi vi phạm Luật Đường sắt trong tình huống trên.
Trả lời:
Hành vi đi bộ, chơi đùa trên đường ray vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt.
Xếp đá lên đường ray gây nguy hiểm cho an toàn giao thông đường sắt.
Nhổ hoa tung lên tàu gây nguy hiểm cho hành khách và có thể làm mất an toàn giao thông.
Tìm kiếm tài liệu học tập Quốc phòng an ninh 10 Tại Đây