Kiểm tra Ngữ văn 6 Kết nối tri thức Bài 2: Mây và sóng

Câu 1: Nhận định nào là chính xác về nhà thơ Ta-go?

A. Ta-go là nhà thơ cổ điển của nước Anh

B. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Anh

C. Ta-go là nhà thơ cổ điển của Ấn Độ

D. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Ấn Độ

Câu 2: Cụm từ “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng chỉ...

A. thiên nhiên hấp dẫn, kì thú

B. những thú vui hấp dẫn của cuộc đời

C. vừa chỉ thiên nhiên hấp dẫn kì thú vừa chỉ những thú vui hấp dẫn của cuộc đời

Câu 3: Tác giả của bài thơ Mây và sóng là...

A. R. Ta-go

B. An-đéc-xen

C. Xuân Quỳnh

D. Pu-skin

Câu 4: Đâu là lí do để bài thơ Mây và sóng là bài thơ văn xuôi?

A. Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, biện pháp tu từ

B. Bài thơ có người kể chuyện, có nhân vật

C. Bài thơ không có vần

D. Bài thơ không có luật thơ, có cấu trúc câu giống như câu văn xuôi

Câu 5:  Bài thơ được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?

A. Đối thoại

B. Độc thoại

C. Độc thoại nội tâm

D. Đối thoại lồng trong độc thoại

Câu 6:  Bài thơ thể hiện bằng ngôn ngữ nào?

A. Ngôn ngữ hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ

B. Ngôn ngữ thơ ca lãng mạn bay bổng

C. Ngôn ngữ truyện trầm ngâm, sâu lắng

D. Ngôn ngữ tưởng tượng, liên tưởng

Câu 7: Đâu là nhận định đúng nhất về lí do em bé trong bài thơ Mây và sóng từ chối đi chơi?

A. Trò chơi trên mây và dưới nưới không hấp dẫn.

B. Em bé không thể lên được mây và xuống được nước.

C. Em bé yêu mẹ, không muốn để mẹ ở nhà một mình.

D. Em bé không thích đi chơi, chỉ thích ở nhà với mẹ.

Câu 8: Những nét đặc sắc về nội dung của bài thơ trên là gì?

A. Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống

B. Tái hiện bức tranh cuộc sống sinh động, chân thực

C. Thể hiện ước mơ tự do, bay bổng, lãng mạn

D. Tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, mơ mộng, kì ảo

Câu 9: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nhân vật em bé trong bài Mây và sóng?

A. Yếu đuối, không thích các trò chơi

B. Ham chơi, tinh nghịch

C. Hóm hỉnh, sáng tạo

D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết

Câu 10: Bài thơ gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống?

A. Thế giới thật bao la với vô vàn những điều hấp dẫn mà ta chẳng thể cảm nhận hết

B. Niềm vui, hành phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ngay ở chính cõi đời này và do chính con người tạo nên

C. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy

D. Gồm 2 ý B và C

Câu 11: Câu thơ Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào được hiểu như thế nào?

A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được

B. Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào

C. Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết

D. Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được

Câu 12: Nội dung chính của bài thơ là gì?

A. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ

B. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ

C. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ

D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

Câu 13: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là gì?

A. Mây

B. Sóng

C. Người mẹ

D. Em bé

Câu 14: Chủ đề bài thơ Mây và sóng là gì?

A. Tình mẫu tử thiêng liêng

B. Tình bạn bè thắm thiết

C. Tình anh em sâu nặng

D. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc

Câu 15: Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì?

A. Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau

B. Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau

C. Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt

D. Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp

Câu 16: Bài thơ Mây và sóng là lời của ai, nói với ai?

A. Lời của người mẹ nói với đứa con

B. Lời của đứa con nói với mẹ

C. Lời của con nói với bạn bè

D. Lời của con nói với mẹ về những người sống trên sóng, trên mây.

Câu 17: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình cảm mẹ con, bài thơ còn gợi cho ta thêm suy ngẫm về điều gì nữa?

A. Muốn khước từ những cám dỗ và quyến rũ trong cuộc đời, con người phải có điểm tựa vững chắc. Tình mẹ con chính là một trong những điểm tựa vững chắc đó.

B. Hạnh phúc không phải ở “trên mây” cao vợi, hay “trong sóng” xa xôi, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và đo chính con người chúng ta tạo dựng nên.

C. Những triết lý đơn giản mà đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Tham khảo đáp án dưới đây:

Câu 1: D. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Ấn Độ
Ta-go (Rabindranath Tagore) là nhà thơ, nhà văn, nhà triết học người Ấn Độ, được trao giải Nobel Văn học năm 1913.

Câu 2: C. vừa chỉ thiên nhiên hấp dẫn kì thú vừa chỉ những thú vui hấp dẫn của cuộc đời
Cụm từ “mây và sóng” trong bài thơ mang ý nghĩa vừa chỉ thiên nhiên vừa chỉ thú vui cuộc đời.

Câu 3: A. R. Ta-go
Tác giả của bài thơ "Mây và sóng" là Rabindranath Tagore.

Câu 4: D. Bài thơ không có luật thơ, có cấu trúc câu giống như câu văn xuôi
Bài thơ "Mây và sóng" không có vần điệu, giống như văn xuôi hơn là thơ truyền thống.

Câu 5: B. Độc thoại
Bài thơ thể hiện bằng hình thức độc thoại của nhân vật em bé, tự nói với chính mình về các ý tưởng và cảm xúc của mình.

Câu 6: A. Ngôn ngữ hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ
Ngôn ngữ trong bài thơ thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ.

Câu 7: C. Em bé yêu mẹ, không muốn để mẹ ở nhà một mình
Lý do em bé từ chối đi chơi là vì em không muốn mẹ ở lại một mình.

Câu 8: A. Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống
Bài thơ thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, sự gắn bó giữa mẹ và con và triết lý sâu sắc về hạnh phúc trong cuộc sống.

Câu 9: A. Yếu đuối, không thích các trò chơi
Em bé không được miêu tả là yếu đuối hay không thích chơi. Nhân vật em bé trong bài thơ hồn nhiên, yêu mẹ, sáng tạo và thích khám phá.

Câu 10: D. Gồm 2 ý B và C
Bài thơ gợi suy ngẫm về hạnh phúc trong cuộc sống và sự cần thiết có điểm tựa vững chắc là tình mẫu tử.

Câu 11: A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
Câu thơ chỉ ra một không gian đặc biệt của tình mẫu tử, nơi chỉ có mẹ con hiểu và cảm nhận được.

Câu 12: D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu giữa mẹ và con.

Câu 13: D. Em bé
Nhân vật trữ tình trong bài thơ "Mây và sóng" chính là em bé, người trải qua và bày tỏ cảm xúc về tình mẫu tử.

Câu 14: A. Tình mẫu tử thiêng liêng
Chủ đề của bài thơ chính là tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Câu 15: C. Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt
Hai phần của bài thơ có trình tự tường thuật khác nhau nhưng đều biểu đạt nội dung về tình mẫu tử, hạnh phúc và sự lựa chọn trong cuộc sống.

Câu 16: B. Lời của đứa con nói với mẹ
Bài thơ là lời của em bé nói với mẹ về những điều em bé nghĩ và muốn truyền đạt.

Câu 17: D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Bài thơ không chỉ ca ngợi tình mẹ con mà còn gợi suy ngẫm về điểm tựa vững chắc và hạnh phúc trong cuộc sống.

Tìm thêm tài liệu Ngữ văn 6 tại đây.

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top