Câu 1: Mẹ sinh ra vì trẻ cần điều gì?
A. Tình yêu và lời ru
B. Chuyện ngày xưa, ngày sau
C. Hiểu biết
Câu 2: Tác giả bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là:
A. Ta-go
B. Mai Văn Phấn
C. Xuân Quỳnh
D. Tạ Duy Anh
Câu 3: Bố cho trẻ điều gì?
A. Tình yêu và lời ru
B. Chuyện ngày xưa, ngày sau
C. Hiểu biết
Câu 4: Trẻ con sinh ra mắt sáng nhưng chưa nhìn thấy, bởi vậy mới sinh ra thứ gì?
A. Bóng đèn
B. Vì sao
C. Mặt trời
D. Đèn pin
Câu 5: Bà kể cho trẻ điều gì?
A. Tình yêu và lời ru
B. Chuyện ngày xưa, ngày sau
C. Hiểu biết
Câu 6: Các nhân vật xuất hiện trong bài thơ là:
A. Trẻ em
B. Trẻ em, mẹ và bà
C. Trẻ em, mẹ, bà, bố
D. Trẻ em, mẹ, bà, bố và thầy giáo
Câu 7: Trong Chuyện cổ tích loài người, ai là người được sinh ra đầu tiên?
A. Thầy giáo
B. Trẻ con
C. Cha
D. Mẹ
Câu 8: Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người có phương thức biểu đạt là…
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Cả A, B, C
Câu 9: Dòng nào sau đây chứa toàn các danh từ?
A. Cao, thơ ngây, trong
B. Làn gió, hoa, cỏ, chim, tiếng hót
C. Đi, nghe, sinh ra, truyền
D. Cái cúc, làn gió, sinh ra, thơ ngây
Câu 10: Dòng nào sau đây chứa toàn các tính từ?
A. Cao, thơ ngây, trong
B. Làn gió, hoa, cỏ, chim, tiếng hót
C. Đi, nghe, sinh ra, truyền
D. Cái cúc, làn gió, sinh ra, thơ ngây
Câu 11: Em hãy cho biết nghĩa của từ “nhô” trong câu thơ:
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
A. Động từ, đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc phía trước, so với những cái xung quanh (mặt trời chuyển động lên cao trên bầu trời so với núi non, cây cối).
B. Tính từ, chỉ việc một vật vượt lên trên, cao hơn các vật khác.
C. Tính từ, chỉ đặc điểm cao hơn, mạnh hơn của một sự vật (mặt trời).
D. Động từ, chỉ việc vươn lên, vượt trội hơn của sự vật (mặt trời).
Câu 12: Em hãy ghép các biện pháp tu từ (bên trái) với khái niệm tương ứng (bên phải).
Biện pháp tu từ Khái niệm
1. Nhân hóa a. là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người nhằm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm của sự diễn đạt.
2. So sánh b. là biện pháp tu từ lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh.
3. Điệp ngữ c. là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
A. 1 – a, 2 – c, 3 – b
A. 1 – b, 2 – a, 3 – c
C. 1 – c, 2 – b, 3 – a
Câu 13: Em hãy cho biết câu thơ Những làn gió thơ ngây sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Biện pháp tu từ ẩn dụ
B. Biện pháp tu từ nhân hóa
C. Biện pháp tu từ so sánh
D. Biện pháp tu từ hoán dụ
Câu 14: Tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ Những làn gió thơ ngây là gì?
A. Giúp hình ảnh làn gió trở nên gợi cảm hơn.
B. Khiến làn gió có tình cảm như con người.
C. Tăng sức gợi cảm, khiến làn gió mang vẻ hồn nhiên, đáng yêu của trẻ thơ.
D. Tăng sức gợi hình, cụ thể hóa hình ảnh làn gió
Câu 15: Em hãy đọc đoạn thơ sau đây và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ.
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…
A. Liệt kê, cụ thể hóa các hình ảnh trong bài hát ru mà mẹ hát ru con.
B. Nhằm liệt kê những hình ảnh phong phú trong lời ru của mẹ, nhấn mạnh vẻ đẹp của lời ru mang đậm tình cảm thiết tha, thấm đẫm tâm hồn người Việt.
C. Nhấn mạnh vẻ đẹp từ lời ru của mẹ.
D. Nhấn mạnh, cụ thể hóa các hình ảnh trong lời hát ru của mẹ.
Tham khảo đáp án dưới đây:
Câu 1: A. Tình yêu và lời ru
Mẹ sinh ra vì trẻ cần tình yêu và lời ru.
Câu 2: A. Ta-go
Tác giả của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là Ta-go.
Câu 3: C. Hiểu biết
Bố cho trẻ điều hiể biết.
Câu 4: B. Vì sao
Trẻ con sinh ra mắt sáng nhưng chưa nhìn thấy, bởi vậy mới sinh ra vì sao.
Câu 5: B. Chuyện ngày xưa, ngày sau
Bà kể cho trẻ chuyện ngày xưa, ngày sau.
Câu 6: C. Trẻ em, mẹ, bà, bố
Các nhân vật xuất hiện trong bài thơ là trẻ em, mẹ, bà và bố.
Câu 7: B. Trẻ con
Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, trẻ con là người được sinh ra đầu tiên.
Câu 8: A. Biểu cảm
Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người có phương thức biểu đạt là biểu cảm.
Câu 9: B. Làn gió, hoa, cỏ, chim, tiếng hót
Dòng này chứa toàn các danh từ.
Câu 10: A. Cao, thơ ngây, trong
Dòng này chứa toàn các tính từ.
Câu 11: A. Động từ, đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc phía trước, so với những cái xung quanh (mặt trời chuyển động lên cao trên bầu trời so với núi non, cây cối).
Nghĩa của từ "nhô" trong câu thơ là động từ, chỉ việc đưa phần đầu lên cao, vượt lên phía trên so với các vật khác.
Câu 12: A. 1 – a, 2 – c, 3 – b
Câu 13: B. Biện pháp tu từ nhân hóa
Câu thơ "Những làn gió thơ ngây" sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, khi gió được miêu tả với tính chất thơ ngây của con người.
Câu 14: C. Tăng sức gợi cảm, khiến làn gió mang vẻ hồn nhiên, đáng yêu của trẻ thơ.
Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ "Những làn gió thơ ngây" khiến hình ảnh làn gió trở nên gợi cảm và mang vẻ hồn nhiên, đáng yêu.
Câu 15: B. Nhằm liệt kê những hình ảnh phong phú trong lời ru của mẹ, nhấn mạnh vẻ đẹp của lời ru mang đậm tình cảm thiết tha, thấm đẫm tâm hồn người Việt.
Biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ này giúp liệt kê những hình ảnh trong lời ru của mẹ, đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹp của lời ru mang đậm tình cảm và tâm hồn người Việt.
Tìm thêm tài liệu Ngữ văn 6 tại đây.