Kiểm tra Lịch sử 7 kết nối tri thức bài 4 Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Câu 1: Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại

A. Nhà Hán 

B. Nhà Đường

C. Nhà Nguyên 

D. Nhà Thanh

Câu 2: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong thời gian nào?

A. Thời Thanh

B. Thời Tống

C. Thời Nguyên

D. Thời Minh

Câu 3: Tại sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc? 

A. Phù hợp với phong tục tập quán của người Trung Quốc

B. Tư tưởng Nho giáo mang tính tiến bộ, nhân văn hơn các tư tưởng khác 

C. Nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến 

D. Mang tính giáo dục cao về rèn luyện phẩm chất con người

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyên là:

A. Nhà nước không chăm lo đời sống nhân dân

B. Nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc

C. Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối với người Hán

D. Nhà Nguyên tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ tiêu tốn nhiều sức

Câu 5: Dưới thời Đường, tình hình nông nghiệp của Trung Quốc như thế nào?

A. Phát triển mạnh mẽ

B. Sa sút, thường xuyên mất mùa

C. Không có gì thay đổi so với trước đó

D. Kém phát triển, nạn đói xảy ra thường xuyên

Câu 6: Biện pháp tuyển chọn nhân tài dưới thời Đường như thế nào?

A. Vua trực tiếp tuyển chọn

B. Các quan đại thần tiến cử người tài giỏi cho triều đình

C. Mở trường học chọn ngay từ nhỏ, chủ yếu là con em quan lại

D. Mở nhiều khoa thi

Câu 7: Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ

A. Công điền

B. Tịch điển

C. Quân điền

D. Doanh điền

Câu 8: Dưới thời Đường, đời sống của nông dân và sản xuât nông nghiệp như thế nào?

A. Nông dân mất ruộng, sản xuất nông nghiệp sa sút

B. Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển

C. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất sản xuất nông nghiệp trì trệ

D. Nông dân được cấp ruộng sản xuất nông nghiệp được mùa bội thu

Câu 9: Vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc là

A. Minh

B. Nguyên

C. Mãn Thanh

D. Tống

Câu 10: Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?

A. Đạo giáo

B. Tôn giáo dân gian Trung Quốc

C. Phật giáo

D. Nho giáo 

Câu 11: Thương cảng nào trong thời Minh - Thanh trở thành trung tâm buôn bán sâm uất với nước ngoài?

A. Tô Châu

B. Tùng Giang

C. Quảng Châu

D. Thượng Hải

Câu 12: Hãy kể tên một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời đại nhà đường?

A. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị

B. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân

C. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị

D. Tư Mã Thiên, Đông Trọng Thư, Ngô Thừa Ân

Câu 13: Biểu hiện khẳng định những mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc thời Minh - Thanh là

A. Nhiều xưởng thủ công có quy mô lớn đã đạt tới trình độ chuyên môn hoá trong sản xuất và thuê nhiều nhân công

B. Xuất hiện người thuê nhân công, người thợ làm thuê lấy tiền công

C. Ngoại thương phát triển, có quan hệ buôn bán với nhiều nước

D. Hoạt động buôn bán trong nước phát triển

Câu 14: Thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là

A. Ca múa

B. Tiểu thuyết

C. Kịch nói

D. Thơ

Câu 15: Từ thế kỉ XIX, chính quyền phong kiến Mãn Thanh

A. Suy yếu và đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây

B. Bước vào giai đoạn phát triển toàn thịnh trên nhiều lĩnh vực

C. Vươn lên trở thành đế chế hùng mạnh nhất thế giới

D. Mới được hình thành và bước đầu phát triển

Câu 16: Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại

A. Tần, Hán, Tuỳ, Nguyên, Minh, Thanh

B. Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh

C. Đường, Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh

D. Đường, Tống, Nguyên, Ngũ đại, Minh, Thanh

Câu 17: Tại sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc?  

A. Phù hợp với phong tục tập quán của người Trung Quốc

B. Tư tưởng Nho giáo mang tính tiến bộ, nhân văn hơn các tư tưởng khác

C. Nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến

D. Mang tính giáo dục cao về rèn luyện phẩm chất con người

Câu 18: Ai là người đã có công thống nhất Trung Quốc, đánh dấu sự hình thành của chế độ phong kiến? 

A. Hán Vũ Đế 

B. Tần Thủy Hoàng 

C. Tần Nhị Thế 

D. Chu Nguyên Chương

Câu 19: Đặc điểm cơ bản của bộ phận nông dân lĩnh canh là  

A. Có nhiều ruộng đất để canh tác, cho người khác thuê

B. Có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác

C. Có đủ ruộng đất để canh tác, nuôi sống bản thân

D. Không có ruộng đất nên phải nhận ruộng của làng xã để canh tác

Câu 20: Công trình kiến trúc đồ sô được xây dựng dưới thời Minh là

A. Thanh minh thượng hà đổ 

B. Cung A Phòng

C. Lăng Li Sơn

D. Cố Cung Bắc Kinh

Câu 21:  Đâu không phải là tác phẩm nằm trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc?

A. Thủy hử

B. Thần điêu đại hiệp

C. Tây du ký

D. Hồng lâu mộng

Câu 22: Nhà Mãn Thanh đạt được sự phát triển ổn định dưới thời kì cai trị của 3 vị vua nào?

A. Khang Hy, Ung Chính, Càn Long

B. Thuận Trị, Gia Khánh, Quang Tự

C. Gia Khánh, Hàm Phong, Phổ Nghi

D. Thuận Trị, Quang Tự, Phổ Nghi

Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyên là gì? 

A. Nhà nước không chăm lo đời sống nhân dân 

B. Nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc 

C. Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối với người Hán

D. Nhà Nguyên tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ tiêu tốn nhiều sức người, sức của 

Đáp án tham khảo:

Câu 1: Đáp án đúng là B. Nhà Đường
Triều đại nhà Đường (618–907) được coi là thời kỳ cường thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, với tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tới khu vực Đông Á.

Câu 2: Đáp án đúng là D. Thời Minh
Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện vào thời Minh (1368–1644), khi các xưởng thủ công lớn được hình thành, cùng với sự phát triển của buôn bán trong nước và quốc tế, báo hiệu sự chuyển đổi trong nền kinh tế.

Câu 3: Đáp án đúng là C. Nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến
Nho giáo nhấn mạnh vào trật tự xã hội, trung hiếu, lễ nghi, và các giá trị bảo vệ quyền lực của giai cấp thống trị, nên phù hợp để duy trì chế độ phong kiến.

Câu 4: Đáp án đúng là C. Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối với người Hán
Nhà Nguyên (1271–1368) áp dụng nhiều chính sách phân biệt đối xử với người Hán, khiến họ bị chèn ép trong đời sống kinh tế và xã hội, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân.

Câu 5: Đáp án đúng là A. Phát triển mạnh mẽ
Dưới thời Đường, nông nghiệp phát triển mạnh nhờ cải cách đất đai, áp dụng kỹ thuật mới và việc ổn định xã hội.

Câu 6: Đáp án đúng là D. Mở nhiều khoa thi
Thời Đường nổi tiếng với chế độ khoa cử, tổ chức nhiều kỳ thi nhằm chọn lựa nhân tài từ mọi tầng lớp xã hội vào bộ máy cai trị.

Câu 7: Đáp án đúng là C. Quân điền
Chế độ quân điền là chính sách chia đất công và đất bỏ hoang cho nông dân, giúp tăng sản lượng nông nghiệp và đảm bảo công bằng xã hội.

Câu 8: Đáp án đúng là B. Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển
Nhờ chính sách đất đai hợp lý và cải cách kinh tế, nông dân dưới thời Đường có điều kiện sản xuất tốt, góp phần làm nông nghiệp phát triển.

Câu 9: Đáp án đúng là C. Mãn Thanh
Nhà Mãn Thanh (1644–1911) là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc.

Câu 10: Đáp án đúng là D. Nho giáo
Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến Trung Quốc, duy trì trật tự xã hội và củng cố quyền lực nhà nước.

Câu 11: Đáp án đúng là C. Quảng Châu
Quảng Châu là thương cảng sầm uất trong thời Minh - Thanh, trung tâm giao thương với nhiều quốc gia nước ngoài.

Câu 12: Đáp án đúng là A. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị
Ba nhà thơ nổi tiếng này là biểu tượng của thời đại thơ Đường, với nhiều tác phẩm xuất sắc trong lịch sử văn học Trung Quốc.

Câu 13: Đáp án đúng là A. Nhiều xưởng thủ công có quy mô lớn đã đạt tới trình độ chuyên môn hoá trong sản xuất và thuê nhiều nhân công
Hiện tượng này cho thấy nền kinh tế đã vượt khỏi mô hình tự cấp tự túc, bước đầu hình thành các yếu tố tư bản chủ nghĩa.

Câu 14: Đáp án đúng là D. Thơ
Thơ phát triển vượt bậc dưới thời Đường, với sự xuất hiện của nhiều nhà thơ lớn và những tác phẩm đỉnh cao.

Câu 15: Đáp án đúng là A. Suy yếu và đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây
Từ thế kỷ XIX, nhà Thanh suy yếu nghiêm trọng, khiến Trung Quốc bị các nước phương Tây xâm lược và chia cắt.

Câu 16: Đáp án đúng là B. Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh
Đây là các triều đại lớn nối tiếp nhau từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX.

Câu 17: Đáp án đúng là C. Nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến
Nho giáo củng cố hệ thống phân cấp xã hội, phục vụ lợi ích của giai cấp phong kiến cầm quyền.

Câu 18: Đáp án đúng là B. Tần Thủy Hoàng
Tần Thủy Hoàng là người thống nhất Trung Quốc và thiết lập chế độ phong kiến trung ương tập quyền.

Câu 19: Đáp án đúng là B. Có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác
Nông dân lĩnh canh là tầng lớp bị phụ thuộc vào địa chủ, phải thuê đất để làm nông.

Câu 20: Đáp án đúng là D. Cố Cung Bắc Kinh
Cố Cung Bắc Kinh là công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng dưới thời Minh, thể hiện quyền lực và sự giàu có của triều đình.

Câu 21: Đáp án đúng là B. Thần điêu đại hiệp
"Thần điêu đại hiệp" không nằm trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc. Tứ đại danh tác gồm: "Tây du ký", "Thủy hử", "Tam quốc diễn nghĩa", và "Hồng lâu mộng".

Câu 22: Đáp án đúng là A. Khang Hy, Ung Chính, Càn Long
Ba vị vua này đã đưa nhà Thanh vào thời kỳ ổn định và phát triển.

Câu 23: Đáp án đúng là C. Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối với người Hán
Sự bất công và chèn ép người Hán là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc khởi nghĩa dưới triều Nguyên.

Tìm kiếm tài liệu học tập Lịch sử 7 tại đây.

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top