Kiểm tra Lịch sử 11 kết nối tri thức bài 13 Việt Nam và Biển Đông

Câu 1: Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng?

A. 3260

B. 3289

C. 3470

D. 4738

Câu 2: Việt Nam không giáp Biển Đông ở phía nào?

A. Đông

B. Nam

C. Tây Nam

D. Tây Bắc

Câu 3: Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nào?

A. Thương mại biển

B. Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản

C. Khai thác khoáng sản, sửa chữa và đóng tàu, du lịch

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Biển Đông là “cửa ngõ” để Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là với khu vực:

A. Châu Á – Châu Đại Dương

B. Châu Á – Thái Bình Dương

C. Châu Đại Dương – Thái Bình Dương

D. Ấn Dộ Dương – Thái Bình Dương

Câu 5: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành giáp biển?

A. 18

B. 28

C. 48

D. 63

Câu 6: Đâu là một tập tục cổ truyền có từ thời Hải đội Hoàng Sa (thế kỉ XVII) nhằm tri ân những người đi làm nhiệm vụ và cầu cho họ được bình an trở về?

A. Lễ Khao lề thế lính

B. Lễ Tạ ơn

C. Lễ Phục sinh

D. Lễ hội biển cả

Câu 7: Biển Đông có khoảng bao nhiêu hòn đảo lớn nhỏ:

A. 4000

B. 4500

C. 4600

D. 4700

Câu 8: Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển là do

A. Thềm lục địa nông, độ mặn nước biển lớn

B. Nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ô xi.

C. Có nhiều vũng vịnh, đầm phá

D. Có các dòng hải lưu

Câu 9: Vấn đề đặt ra trong khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta là

A. Tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.

B. Tăng cường hợp tác với các nước để được chuyển giao công nghệ hiện đại

C. Xây dựng nhà máy lọc dầu tại nơi khai thác

D. Hợp tác toàn diện lao động nước ngoài

Câu 10: Việc xác định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa rất lớn vì

A. Các đảo và quần đảo nước ta có tiềm năng kinh tế rất lơn

B. Đây là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa

C. Các đảo và quần đảo đều nằm xa với đất liền

D. Các đảo và quần đảo là bộ phận không thể tách rời trong vùng biển nước ta

Câu 11: Đường bờ biển của nước ta dài bao nhiêu và trải dài từ đâu đến đâu?

A. 1320 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang

B. 3260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang

C. 1320 km, từ Hải Phòng đến Cà Mau

D. 3260 km, từ Hải Phòng đến Cà Mau

Câu 12: Đường bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp như Hạ Long, Cửa Lò, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,... tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành:

A. Một điểm du lịch hấp dẫn

B. Một khu nghiên cứu khoa học hạng sang

C. Một nơi thích hợp cho diễn tập quân sự

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Các đảo và quần đảo của nước ta

A. Hầu hết là có cư dân sinh sống

B. Tập trung nhiều nhất ở vùng biển phía nam

C. Có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và phát triển kinh tế dất nước

D. Có ý nghĩa lớn trong khai thác tài nguyên khoáng sản

Câu 14: Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Quảng Trị       

B. Quảng Ninh

C. Quảng Ngãi       

D. Quảng Nam

Câu 15: Luật biển Việt Nam được ban hành năm bao nhiêu?

A. 2012

B. 2013

C. 2014

D. 2015

Câu 16: Luật biển được ban hành năm bao nhiêu?

A. 1982

B. 2013

C. 2014

D. 2015

Câu 17: Bạn hãy cho biết năm 1933, Pháp đã sáp nhập Trường Sa vào tỉnh nào thời điểm đó?

A. Bà Rịa

B. Kiên Giang

C. Gia Định

D. Khánh Hòa

Câu 18:  Bạn hãy cho biết Lãnh hải của nước CHXHCNVN rộng bao nhiêu hải lý?

A. 8 hải lý

B. 10 hải lý

C. 12 hải lý

D. 14 hải lý

Câu 19: Đâu không phải một hoạt động của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo?

A. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).

B. Thông qua Luật Biển Việt Nam năm 2012.

C. Nghiên cứu, chế tạo vũ khí hạt nhân nhằm đe doạ các nước có ý đồ muốn xâm phạm chủ nghĩa biển đảo của Việt Nam.

D. Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Câu 20:  Quần đảo Trường Sa giải phóng vào ngày, tháng, năm nào?

A. 21/4/1975

B. 30/4/1975

C. 29/4/1975

D. 1/5/1975

Đáp án tham khảo:

Câu 1: Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng?
A. 3260
Đường bờ biển Việt Nam dài khoảng 3260 km, chạy từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

Câu 2: Việt Nam không giáp Biển Đông ở phía nào?
D. Tây Bắc
Biển Đông không giáp Tây Bắc, vì khu vực này nằm hoàn toàn trong đất liền.

Câu 3: Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nào?
D. Tất cả các đáp án trên.
Biển Đông cung cấp lợi thế về thương mại biển, thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch và nhiều ngành khác.

Câu 4: Biển Đông là “cửa ngõ” để Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là với khu vực:
B. Châu Á – Thái Bình Dương
Vị trí Biển Đông nằm trong khu vực chiến lược quan trọng của Châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 5: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành giáp biển?
B. 28
Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

Câu 6: Đâu là một tập tục cổ truyền có từ thời Hải đội Hoàng Sa (thế kỉ XVII) nhằm tri ân những người đi làm nhiệm vụ và cầu cho họ được bình an trở về?
A. Lễ Khao lề thế lính
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là một nét văn hóa truyền thống của người dân miền biển.

Câu 7: Biển Đông có khoảng bao nhiêu hòn đảo lớn nhỏ:
A. 4000
Biển Đông có khoảng 4000 hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm nhiều đảo quan trọng thuộc chủ quyền Việt Nam.

Câu 8: Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển là do
B. Nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ô xi.
Điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa tạo môi trường thuận lợi cho sinh vật biển phát triển.

Câu 9: Vấn đề đặt ra trong khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta là
A. Tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.
Việc bảo vệ môi trường là một thách thức lớn khi khai thác dầu khí trên biển.

Câu 10: Việc xác định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa rất lớn vì
B. Đây là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa.
Việc xác định chủ quyền trên đảo giúp bảo vệ toàn bộ vùng biển thuộc lãnh thổ quốc gia.

Câu 11: Đường bờ biển của nước ta dài bao nhiêu và trải dài từ đâu đến đâu?
B. 3260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang
Đường bờ biển kéo dài qua nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam, tạo lợi thế lớn về kinh tế và quốc phòng.

Câu 12: Đường bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp như Hạ Long, Cửa Lò, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,... tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành:
A. Một điểm du lịch hấp dẫn
Các địa danh ven biển của Việt Nam là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước.

Câu 13: Các đảo và quần đảo của nước ta
C. Có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và phát triển kinh tế đất nước
Các đảo đóng vai trò quan trọng trong quốc phòng và phát triển kinh tế biển.

Câu 14: Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Quảng Trị
Cồn Cỏ là huyện đảo nhỏ thuộc tỉnh Quảng Trị, có vai trò quan trọng về quốc phòng và kinh tế.

Câu 15: Luật biển Việt Nam được ban hành năm bao nhiêu?
A. 2012
Luật biển Việt Nam được thông qua ngày 21/6/2012, nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Câu 16: Luật biển được ban hành năm bao nhiêu?
A. 1982
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) được ban hành năm 1982, là cơ sở pháp lý quốc tế cho các quốc gia ven biển.

Câu 17: Bạn hãy cho biết năm 1933, Pháp đã sáp nhập Trường Sa vào tỉnh nào thời điểm đó?
D. Khánh Hòa
Năm 1933, Pháp chính thức sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Khánh Hòa.

Câu 18: Bạn hãy cho biết Lãnh hải của nước CHXHCNVN rộng bao nhiêu hải lý?
C. 12 hải lý
Theo Công ước Luật biển, lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở.

Câu 19: Đâu không phải một hoạt động của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo?
C. Nghiên cứu, chế tạo vũ khí hạt nhân nhằm đe doạ các nước có ý đồ muốn xâm phạm chủ nghĩa biển đảo của Việt Nam.
Việt Nam cam kết bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng các biện pháp hòa bình và hợp pháp.

Câu 20: Quần đảo Trường Sa giải phóng vào ngày, tháng, năm nào?
C. 29/4/1975
Ngày 29/4/1975, quần đảo Trường Sa được giải phóng, góp phần hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Tìm tài liệu học Lịch sử 11 tại đây:

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top