Câu 1: Loại cây trồng nào sau đây thường được trồng trong nhà có mái che?
A. Cây lúa
B. Cây ngô
C. Cây bưởi
D. Cây lan Hồ Điệp
Câu 2: Nhiệm vụ không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt là
A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu
B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người
C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường
D. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà
Câu 3: Vai trò của trồng trọt là
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
C. Cung cấp nông sản cho sản xuất
D. Tất cả các ý trên
Câu 4: Đâu là triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam?
A. Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực.
B. Áp dụng phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
C. Nông dân sáng tạo, ham học hỏi giúp nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây lương thực?
A. Cà phê
B. Su hào, cải bắp, cà chua
C. Ngô, khoai lang, khoai tây
D. Bông, cao su, sơn
Câu 6: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không phải là lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam?
A. Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.
B. Việt Nam có diện tích chủ yếu là đồng bằng nên rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt.
C. Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt.
D. Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.
Câu 7: Cho biết mục đích sử dụng của cây lúa
A. Làm lương thực, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (bún, miến, phở...) xuất khẩu ra nước ngoài.
B. Làm lương thực, làm bánh kẹo từ ngô: một phần có thể làm thức ăn cho gia súc.
C. Làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu ra nước ngoài, làm phân bón.
D. Làm gia vị, chữa bệnh
Câu 8: Đâu là phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam
A. Trồng trọt ngoài tự nhiên
B. Trồng trọt trong nhà có mái che
C. Trồng trọt kết hợp
D. Tất cả ý trên
Câu 9: Căn cứ để phân loại cây trồng ở Việt Nam là
A. Theo mục đích sử dụng
B. Theo thời gian sinh trưởng
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 10: So với phương thức trồng trọt trong nhà có mái che, phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên có ưu điểm nào sau đây?
A. Việc chăm sóc cây trồng diễn ra thuận lợi hơn.
B. Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.
C. Giúp bảo vệ cây trồng tốt hơn
D. Đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn.
Câu 11: Đâu không phải ưu điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên
A. Đơn giản
B. Dễ thực hiện
C. Tránh tác động của sâu bệnh
D. Thực hiện trên diện tích lớn
Câu 12: Ưu điểm của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che
A. cây trồng ít bị sâu bệnh.
B. cây trồng cho năng suất cao.
C. Có thể trồng được các loại rau trái vụ.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Sản phẩm trồng trọt nào không có giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam năm 2020
A. Cà phê.
B. Gạo.
C. Chè.
D. Hạt điều.
Câu 14: Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng có loại nào?
A. Cây lương thực
B. Cây thực phẩm
C. Cây ăn quả
D. Cây lâu năm
Câu 15: Kĩ sư trồng trọt
A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.
B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.
C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16: Việt Nam có lợi thế gì để phát triển trồng trọt
A. Điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, địa hình)
B. Điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư và nguồn lao động)
C. Tiến bộ khoa học – kĩ thuật, đường lối chính sách và thị trường
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 17: Những nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây công nghiệp?
A. Chè, cà phê, cao su
B. Bông, hồ tiêu, vải
C. Hoa hồng, hoa lan, hoa cúc
D. Bưởi, nhãn, chôm chôm
Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai về trồng trọt
A. Khi trồng trọt ngoài tự nhiên, cây trồng dễ bị tác động bởi sâu, bệnh hại và các điều kiện bất lợi của thời tiết.
B. Trồng trọt trong nhà có mái che được tiến hành ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
C. Trồng trọt trong nhà có mái che giúp bảo vệ cây trồng tốt hơn.
D. Trồng trọt trong nhà có mái che giúp cây trồng không phải chăm sóc.
Câu 19: Đâu là ngành nghề trong trồng trọt?
A. Kĩ sư trồng trọt
B. Kĩ sư bảo vệ thực vật
C. Kĩ sư chọn giống cây trồng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20: Lợi ích của công nghệ cao trong trồng trọt
A. Tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.
B. Chủ động trong sản xuất, khắc phục tính mùa vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường về chủng loại, chất lượng nông sản
C. Giảm thiểu sức lao động, hạn chế thất thoát, thiệt hại do thiên tai, sây bệnh, đảm bải an toàn môi trường, kiểm soát và tiết kiệm chi phí trong từng giai đoạn hay toàn bộ quy trình.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án tham khảo:
Câu 1:
Đáp án: D. Cây lan Hồ Điệp
Giải thích: Cây lan Hồ Điệp là loại cây cảnh thường được trồng trong nhà có mái che để kiểm soát tốt nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.
Câu 2:
Đáp án: D. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà
Giải thích: Trồng cây tràm để lấy gỗ thuộc ngành lâm nghiệp, không phải nhiệm vụ của ngành trồng trọt.
Câu 3:
Đáp án: D. Tất cả các ý trên
Giải thích: Trồng trọt có vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu công nghiệp, và nông sản phục vụ sản xuất.
Câu 4:
Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên
Giải thích: Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam bao gồm phát triển vùng chuyên canh, áp dụng công nghệ hiện đại, và sự sáng tạo của nông dân.
Câu 5:
Đáp án: C. Ngô, khoai lang, khoai tây
Giải thích: Đây là nhóm cây lương thực vì chúng cung cấp thức ăn chính cho con người.
Câu 6:
Đáp án: B. Việt Nam có diện tích chủ yếu là đồng bằng nên rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt
Giải thích: Việt Nam có nhiều địa hình đa dạng, không chỉ đồng bằng, điều này không hoàn toàn là lợi thế trong phát triển trồng trọt.
Câu 7:
Đáp án: A. Làm lương thực, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (bún, miến, phở...) xuất khẩu ra nước ngoài.
Giải thích: Lúa là cây trồng chính cung cấp lương thực và nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
Câu 8:
Đáp án: D. Tất cả ý trên
Giải thích: Phương thức trồng trọt tại Việt Nam đa dạng, bao gồm ngoài tự nhiên, trong nhà có mái che, và kết hợp.
Câu 9:
Đáp án: C. Cả A và B đều đúng
Giải thích: Cây trồng ở Việt Nam được phân loại theo mục đích sử dụng (lương thực, thực phẩm, công nghiệp, cây ăn quả) và thời gian sinh trưởng (ngắn ngày, dài ngày).
Câu 10:
Đáp án: D. Đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn.
Giải thích: Trồng trọt ngoài tự nhiên không yêu cầu đầu tư lớn và phù hợp với diện tích rộng.
Câu 11:
Đáp án: C. Tránh tác động của sâu bệnh
Giải thích: Trồng trọt ngoài tự nhiên dễ bị tác động bởi sâu bệnh và điều kiện thời tiết.
Câu 12:
Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên
Giải thích: Trồng trọt trong nhà có mái che giúp cây trồng ít sâu bệnh, cho năng suất cao và có thể trồng trái vụ.
Câu 13:
Đáp án: C. Chè
Giải thích: Năm 2020, chè không có giá trị xuất khẩu cao như cà phê, gạo, và hạt điều.
Câu 14:
Đáp án: D. Cây lâu năm
Giải thích: Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được phân loại thành cây ngắn ngày và cây lâu năm.
Câu 15:
Đáp án: A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.
Giải thích: Kĩ sư trồng trọt tập trung vào quản lý và cải tiến trong lĩnh vực trồng trọt.
Câu 16:
Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên
Giải thích: Việt Nam có lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Câu 17:
Đáp án: A. Chè, cà phê, cao su
Giải thích: Đây đều là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Câu 18:
Đáp án: D. Trồng trọt trong nhà có mái che giúp cây trồng không phải chăm sóc.
Giải thích: Cây trồng trong nhà có mái che vẫn cần chăm sóc để đạt hiệu quả cao.
Câu 19:
Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên
Giải thích: Các ngành nghề này đều thuộc lĩnh vực trồng trọt, từ quản lý đến nghiên cứu và bảo vệ cây trồng.
Câu 20:
Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên
Giải thích: Công nghệ cao trong trồng trọt mang lại lợi ích toàn diện về kinh tế, môi trường và chất lượng nông sản
Tham khảo tài liệu Công nghệ 7 tại đây