Câu 1: Điền vào chỗ trống: Cùng với công cuộc xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã .......... trong các cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược và thống trị của ngoại bang.
A. Chia năm sẻ bảy.
B. Chung vai sát cánh.
C. Đấu đá lẫn nhau.
D. Nội chiến.
Câu 2: Hồ Chí Minh từng căn dặn: Đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề …………………. quyết định thành bại của cách mạng.
A. Cơ bản.
B. Quan trọng
C. Sống còn.
D. Then chốt.
Câu 3: Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là:
A. Tham vọng làm bá chủ thế giới.
B. Yêu cầu mở rộng lãnh địa.
C. Yêu cầu đấu tranh chống ngoại xâm.
D. Nhu cầu phát triển kinh tế.
Câu 4: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước gồm những nguyên tắc cơ bản nào?
A. Thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực.
B. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
C. Phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng và giữ nước.
D. Các dân tộc cùng giúp nhau cùng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.
Câu 5: Đâu là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
A.Lòng căm hận kẻ thù.
B. Khối đại đoàn kết dân tộc
C. Khối liên minh công nông.
D. Tinh thần chống giặc ngoại xâm.
Câu 6: Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?
A. Củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân.
B. Phát huy đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc.
C. Đề ra các chính sách phát triển kinh tế toàn dân.
D. Củng cố, mở rộng đoàn kết cộng đồng các dân tộc.
Câu 7: Một trong những vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là:
A. Tạo điều kiện mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới.
B. Thống nhất đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
C. Tạo nên sự phong phú về văn hóa giữa các vùng miền đất nước.
D. Tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa.
Câu 8: Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: “Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa ………………., cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng”.
A. Chiến lược.
B. To lớn.
C. Sách lược.
D. Cơ bản.
Câu 9: Điền vào chỗ trống: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng. Mối quan hệ ........................... lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá. Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
A. Vừa cạnh tranh vừa hỗ trợ.
B. Đấu đá, tranh giành.
C. Hoà hợp, tương trợ và tôn trọng.
D. Vừa xạnh tranh vừa tôn trọng.
Câu 10: Mục tiêu cấp bách trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về kinh tế là gì?
A. Hỗ trợ đồng bào về đất đai, thuế và vay vốn để phát triển sản xuất.
B. Hỗ trợ đồng bào mua giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc.
C. Phát triển các ngành sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc.
D. Huy động các nguồn lực để xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào.
Câu 11: Tổ chức nào có vai trò to lớn trong việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Hội cựu chiến binh Việt Nam.
C. Đảng Lao động Việt Nam.
D. Hội phụ nữ Việt Nam.
Câu 12: Động lực chủ yếu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay là gì?
A. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
B. Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
C. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
D. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Câu 13: Điền vào chỗ trống: Trong quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định các ............ là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.
A. Nguyên lí hoạt động.
B. Nguyên tắc cơ bản
C. Cương lĩnh chính trị.
D. Lí luận cơ bản.
Câu 14: Để thực hiện đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đề ra chính sách gì?
A. Tôn giáo.
B. Dân tộc.
C. Mặt trận.
D. Xã hội.
Câu 15: Ý nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam?
A. Các dân tộc Việt Nam đều có quyền ngang nhau.
B. Các dân tộc cùng nâng cao đời sống vật chất - tinh thần.
C. Nâng cao tinh thần đoàn kết,
D. Phát huy truyền thống đoàn kết
Câu 16: Ngoài mục tiêu kinh tế, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay đặc biệt chú trọng lĩnh vực nào?
A. Chăm sóc y tế.
B. Giáo dục và đào tạo.
C. Xây dựng hệ thống giao thông.
D. Xây dựng các công trình văn hóa.
Câu 17: Ý nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam?
A. Phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc trong lịch sử.
B. Các dân tộc đều bình đẳng trên mọi lĩnh vực đời sống.
C. Các dân tộc tôn trọng nhau, giúp nhau cùng phát triển về mọi mặ
D. Các dân tộc phát triển giúp đỡ các dân tộc còn khó khăn.
Câu 18: Trong các tổ chức dưới đây, tổ chức nào không phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc?
A. Các tổ chức chính trị - xã hội.
B. Các tổ chức xã hội đoàn thể.
C. Bộ máy nhà nước.
D. Các đảng phái chính trị.
Câu 19: Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương nào?
A. Phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
B. Xây dựng cơ chế quản lí kinh tế thị trường năng động, linh hoạt.
C. Vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
D. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi.
Câu 20: Điền từ vào chỗ trống: Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng ................... Trong đó, các nguồn lực được huy động vào việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào.
A. Đồng bằng.
B. Các xã, phường, thị trấn.
C. Dân tộc và miền núi.
D. Vùng nông thôn.
Đáp án tham khảo:
Câu 1: Điền vào chỗ trống: Cùng với công cuộc xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã .......... trong các cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược và thống trị của ngoại bang.
B. Chung vai sát cánh.
Giải thích: Lịch sử dân tộc Việt Nam cho thấy sự đoàn kết, đồng lòng của các dân tộc trong mọi cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ đất nước. "Chung vai sát cánh" thể hiện rõ tinh thần này.
Câu 2: Hồ Chí Minh từng căn dặn: Đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề …………………. quyết định thành bại của cách mạng.
C. Sống còn.
Giải thích: Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng đoàn kết dân tộc là yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại của cách mạng Việt Nam.
Câu 3: Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là:
C. Yêu cầu đấu tranh chống ngoại xâm.
Giải thích: Trong lịch sử, sự đe dọa từ ngoại xâm luôn đặt ra yêu cầu các dân tộc Việt Nam phải đoàn kết để bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.
Câu 4: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước gồm những nguyên tắc cơ bản nào?
B. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
Giải thích: Đây là các nguyên tắc chính trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Câu 5: Đâu là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
B. Khối đại đoàn kết dân tộc.
Giải thích: Đoàn kết dân tộc là sức mạnh to lớn giúp Việt Nam vượt qua các thử thách và chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Câu 6: Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?
C. Đề ra các chính sách phát triển kinh tế toàn dân.
Giải thích: Việc đề ra các chính sách phát triển kinh tế là nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước, không phải vai trò trực tiếp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 7: Một trong những vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là:
D. Tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa.
Giải thích: Đại đoàn kết dân tộc tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đất nước trong hòa bình và ổn định.
Câu 8: Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: “Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa ………………., cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng”.
A. Chiến lược.
Giải thích: Hồ Chí Minh coi đại đoàn kết dân tộc là vấn đề mang tính chiến lược trong toàn bộ tiến trình cách mạng.
Câu 9: Điền vào chỗ trống: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng. Mối quan hệ ........................... lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá. Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
C. Hoà hợp, tương trợ và tôn trọng.
Giải thích: Mối quan hệ hòa hợp, tương trợ và tôn trọng là yếu tố cốt lõi giúp duy trì sự đoàn kết và phát triển bền vững.
Câu 10: Mục tiêu cấp bách trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về kinh tế là gì?
D. Huy động các nguồn lực để xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào.
Giải thích: Xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu hàng đầu của chính sách dân tộc, đặc biệt ở các vùng khó khăn.
Câu 11: Tổ chức nào có vai trò to lớn trong việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Giải thích: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân.
Câu 12: Động lực chủ yếu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay là gì?
A. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Giải thích: Đại đoàn kết dân tộc là động lực chính giúp đất nước phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 13: Điền vào chỗ trống: Trong quan điểm, đường lối về chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định các ............ là bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.
B. Nguyên tắc cơ bản.
Giải thích: Các nguyên tắc cơ bản này định hướng cho chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Câu 14: Để thực hiện đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đề ra chính sách gì?
B. Dân tộc.
Giải thích: Chính sách dân tộc là công cụ chính để thúc đẩy sự đoàn kết và phát triển của các dân tộc trong cộng đồng.
Câu 15: Ý nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam?
A. Các dân tộc Việt Nam đều có quyền ngang nhau.
Giải thích: Bình đẳng là nguyên tắc căn bản đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các dân tộc.
Câu 16: Ngoài mục tiêu kinh tế, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay đặc biệt chú trọng lĩnh vực nào?
B. Giáo dục và đào tạo.
Giải thích: Giáo dục và đào tạo được chú trọng để nâng cao trình độ dân trí và năng lực phát triển kinh tế, xã hội.
Câu 17: Ý nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam?
C. Các dân tộc tôn trọng nhau, giúp nhau cùng phát triển về mọi mặt.
Giải thích: Sự tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau là yếu tố quan trọng để duy trì khối đoàn kết toàn dân.
Câu 18: Trong các tổ chức dưới đây, tổ chức nào không phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc?
C. Bộ máy nhà nước.
Giải thích: Bộ máy nhà nước không phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, mà thực hiện các nhiệm vụ quản lý theo hiến pháp và pháp luật.
Câu 19: Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương nào?
D. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi.
Giải thích: Các vùng dân tộc và miền núi được chú trọng đầu tư để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng.
Câu 20: Điền từ vào chỗ trống: Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng ................... Trong đó, các nguồn lực được huy động vào việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào.
C. Dân tộc và miền núi.
Giải thích: Vùng dân tộc và miền núi là nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số và điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, cần được ưu tiên phát triển.
Tìm tài liệu học Lịch sử 10 tại đây: