Kiểm tra GD Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức bài 2 Các chủ thể của nền kinh tế

Câu 1: Chủ thể của nền kinh tế là

A. Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế.

B. Thực hiện tốt vai trò trong lĩnh vực kinh tế.

C. Đóng góp cho sự ổn định, phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội đất nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Chủ thể sản xuất có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

B. Gồm nhà đầu tư và nhà sản xuất.

C. Thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội nhưng không phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai.

D. Có trách nhiệm cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.

Câu 3: Chủ thể tiêu dùng có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là người mua hàng hóa, bán lại hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của mình.

B. Có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

C. Không có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

D. Đáp án khác.

Câu 4: Chủ thể trung gian có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

B. Duy nhất cung cấp thông tin cho hoạt động tiêu dùng.

C. Giúp nền kinh tế phát triển linh hoạt, cũng có thể phát triển mất cân đối.

D. Có vai trò quyết định đối với hoạt động mua – bán.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất?

A. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.

B. Là cầu nối giữa tiêu dùng và phân phối.

C. Tạo môi trường cho sự phát triển kinh tế.

D. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng?

A. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn.

B. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

C. Tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội.

D. Tiết kiệm năng lượng.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể trung gian?

A. Là cầu nối giữa các chủ thể sản xuắt, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

B. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội.

C. Khắc phục những bắt ổn trong nên kinh tế như lạm phát, thất nghiệp.

D. Dẫn dắt nên kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 8: Trung gian giữa người có nhu cầu kiếm việc làm và người có nhu cầu thuê mướn lao động được gọi là

A. Người giúp việc.

B. Môi giới việc làm.

C. O-sin.

D. Công ty trung gian.

Câu 9: Người mua hàng hóa, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hay nhà bán lẻ, giúp việc lưu thông hàng hóa tập trung về đầu mối và phân phối đi các nơi nhanh gọn, hiệu quả gọi là

A. Nhà phân phối hàng hóa.

B. Đại lí.

C. Người mua hàng.

D. Người tiêu dùng.

Câu 10: Có vai trò tổ chức, quản lí toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế là

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Nhà nước.

D. Bộ Tài chính.

Câu 11. Nhà nước có vai trò gì trong việc quản lí nền kinh tế?

A. Tạo môi trường pháp lí thuận lợi và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển kinh tế.

B. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế.

C. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12: Những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ và thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là gì? 

A. Chủ thể sản xuất. 

B. Chủ thể tiêu dùng. 

C. Chủ thể trung gian. 

D. Chủ thể nhà nước. 

Câu 13: Một trong những trách nhiệm của chủ thể sản xuất là 

A. Cung cấp thông tin trong các quan hệ mua - bán, sản xuất- tiêu dùng. 

B. Cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội. 

C. Có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội. 

D. Cung cấp những hàng hóa, dịch vụ. 

Câu 14: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì trong việc phát triển sản xuất? 

A. Tác động. 

B. Chi phối. 

C. Định hướng, tạo động lực. 

D. Quyết định. 

Câu 15: Việc lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thân thiện với môi trường, không sử dụng những sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã, sản phẩm của những doanh nghiệp gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây độc hại đến sức khỏe con người thể hiện nội dung gì của chủ thể tiêu dùng? 

A. Khái niệm. 

B. Bản chất. 

C. Vai trò. 

D. Trách nhiệm. 

Câu 16: Công ty môi giới việc làm B lựa chọn hồ sơ những người đăng kí để gửi cho các doanh nghiệp, cửa hàng cần người làm việc phù hợp với thông tin trên hồ sơ. Trong trường hợp này, công ty B đang đóng vai trò chủ thể nào của nền kinh tế? 

A. Chủ thể sản xuất. 

B. Chủ thể trung gian. 

C. Chủ thể tiêu dùng. 

D. Chủ thể nhà nước. 

Câu 17: Việc các nhà phân phối hàng hóa mua, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hoặc nhà bán lẻ giúp lưu thông hàng hóa hiệu quả thể hiện đặc điểm của chủ thể nào trong nền kinh tế? 

A. Chủ thể nhà nước. 

B. Chủ thể tiêu dùng. 

C. Chủ thể trung gian. 

D. Chủ thể sản xuất. 

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải chức năng quản lí nhà nước về kinh tế? 

A. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực. 

B. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển kinh tế. 

C. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với lợi ích cá nhân, tổ chức. 

D. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm đinh hướng xã hội chủ nghĩa. 

Câu 19: Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các đồ gia dụng trong nhà. Trong trường hợp này chị C đóng vai trò là chủ thể gì của nền kinh tế?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể nhà nước.

Câu 20: Anh T là chủ của một công ty chuyên sản xuất giày dép, hằng ngày anh đến công ty giám sát và hướng dẫn nhẫn viên cách làm ra sản phẩm chuẩn. Sản phẩm của công ty anh T được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Trong trường hợp trên, anh T tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì? 

A. Chủ thể nhà nước. 

B. Chủ thể sản xuất. 

C. Chủ thể trung gian. 

D. Chủ thể tiêu dùng. 

Đáp án tham khảo:

Câu 1: Chủ thể của nền kinh tế là

A. Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế.

Giải thích: Chủ thể của nền kinh tế gồm tất cả những người tham gia vào các hoạt động như sản xuất, tiêu dùng, đầu tư, và các tổ chức giúp điều phối và tổ chức các hoạt động này, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Câu 2: Chủ thể sản xuất có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Giải thích: Chủ thể sản xuất bao gồm các cá nhân và tổ chức tạo ra hàng hóa và dịch vụ, nhằm phục vụ nhu cầu của thị trường và cộng đồng.

Câu 3: Chủ thể tiêu dùng có đặc điểm nào dưới đây?

B. Có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

Giải thích: Chủ thể tiêu dùng không chỉ là người tiêu thụ mà còn có vai trò quan trọng trong việc quyết định nhu cầu hàng hóa và dịch vụ, từ đó tác động đến sản xuất.

Câu 4: Chủ thể trung gian có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Giải thích: Chủ thể trung gian là những người hoặc tổ chức tham gia vào việc kết nối người sản xuất và người tiêu dùng, giúp tối ưu hóa lưu thông hàng hóa.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất?

D. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.

Giải thích: Chủ thể sản xuất có trách nhiệm tạo ra hàng hóa và dịch vụ, đồng thời sử dụng các yếu tố sản xuất (như lao động, vốn, nguyên vật liệu) để phát triển kinh doanh và thu lợi nhuận.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng?

B. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

Giải thích: Chủ thể tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nhu cầu và xu hướng thị trường, từ đó giúp định hướng sản xuất.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể trung gian?

A. Là cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

Giải thích: Chủ thể trung gian giúp các chủ thể sản xuất và tiêu dùng kết nối và giao dịch với nhau một cách hiệu quả hơn.

Câu 8: Trung gian giữa người có nhu cầu kiếm việc làm và người có nhu cầu thuê mướn lao động được gọi là

B. Môi giới việc làm.

Giải thích: Công ty môi giới việc làm đóng vai trò là cầu nối giữa người lao động và các nhà tuyển dụng.

Câu 9: Người mua hàng hóa, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hay nhà bán lẻ, giúp việc lưu thông hàng hóa tập trung về đầu mối và phân phối đi các nơi nhanh gọn, hiệu quả gọi là

A. Nhà phân phối hàng hóa.

Giải thích: Nhà phân phối có nhiệm vụ lưu trữ và phân phối hàng hóa tới các đại lý hoặc nhà bán lẻ, giúp lưu thông hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả.

Câu 10: Có vai trò tổ chức, quản lí toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế là

B. Chính phủ.

Giải thích: Chính phủ là cơ quan điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.

Câu 11: Nhà nước có vai trò gì trong việc quản lí nền kinh tế?

D. Cả A, B, C đều đúng.

Giải thích: Nhà nước không chỉ tạo môi trường pháp lý và kinh tế ổn định mà còn gắn liền với tiến bộ xã hội, bảo vệ lợi ích chung và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa.

Câu 12: Những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ và thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là gì?

A. Chủ thể sản xuất.

Giải thích: Chủ thể sản xuất bao gồm những người và tổ chức tạo ra và cung cấp hàng hóa và dịch vụ ra thị trường.

Câu 13: Một trong những trách nhiệm của chủ thể sản xuất là

B. Cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.

Giải thích: Chủ thể sản xuất có trách nhiệm cung cấp sản phẩm an toàn và không gây hại cho sức khỏe con người.

Câu 14: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì trong việc phát triển sản xuất?

C. Định hướng, tạo động lực.

Giải thích: Chủ thể tiêu dùng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của sản xuất thông qua việc xác định nhu cầu và xu hướng thị trường.

Câu 15: Việc lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thân thiện với môi trường, không sử dụng những sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã, sản phẩm của những doanh nghiệp gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây độc hại đến sức khỏe con người thể hiện nội dung gì của chủ thể tiêu dùng?

D. Trách nhiệm.

Giải thích: Việc lựa chọn tiêu dùng có trách nhiệm với môi trường và sức khỏe con người thể hiện trách nhiệm của người tiêu dùng đối với sự phát triển bền vững.

Câu 16: Công ty môi giới việc làm B lựa chọn hồ sơ những người đăng kí để gửi cho các doanh nghiệp, cửa hàng cần người làm việc phù hợp với thông tin trên hồ sơ. Trong trường hợp này, công ty B đang đóng vai trò chủ thể nào của nền kinh tế?

B. Chủ thể trung gian.

Giải thích: Công ty môi giới việc làm đóng vai trò là trung gian kết nối người lao động với nhà tuyển dụng.

Câu 17: Việc các nhà phân phối hàng hóa mua, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hoặc nhà bán lẻ giúp lưu thông hàng hóa hiệu quả thể hiện đặc điểm của chủ thể nào trong nền kinh tế?

C. Chủ thể trung gian.

Giải thích: Các nhà phân phối hành động như trung gian trong việc lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải chức năng quản lí nhà nước về kinh tế?

C. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với lợi ích cá nhân, tổ chức.

Giải thích: Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, không tập trung vào lợi ích cá nhân hay tổ chức.

Câu 19: Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các đồ gia dụng trong nhà. Trong trường hợp này chị C đóng vai trò là chủ thể gì của nền kinh tế?

B. Chủ thể tiêu dùng.

Giải thích: Chị C là người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và gia đình.

Câu 20: Anh T là chủ của một công ty chuyên sản xuất giày dép, hằng ngày anh đến công ty giám sát và hướng dẫn nhẫn viên cách làm ra sản phẩm chuẩn. Sản phẩm của công ty anh T được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Trong trường hợp trên, anh T tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì?

B. Chủ thể sản xuất.

Giải thích: Anh T tham gia vào nền kinh tế như một nhà sản xuất, điều hành công ty và sản xuất hàng hóa cho thị trường.

Tìm tài liệu học GD Kinh tế pháp luật 10 tại đây:

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top