Kiểm tra Địa lí 12 Chân trời bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với quốc gia/ vùng nào sau đây?

A. Trung Quốc

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Cam-pu-chia.

D. Lào.

Câu 2: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển các cây công nghiệp cận đới, ôn đới do

A. Tài nguyên đất đa dạng.                                 

B. Khí hậu có mùa đông lạnh.

C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.                       

D. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế.

Câu 3: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. đòi hỏi chi phí lớn.                                         

B. thiếu lao động có trình độ. 

C. thị trường tiêu thụ hẹp.                                   

D. Thiết bị, máy móc thiếu.

Câu 4: Khó khăn chủ yếu hiện nay với phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. thiếu đồng cỏ phát triển chăn nuôi.               

B. chuyển sản phẩm tới vùng tiêu thụ.

C. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.         

D. nguồn lao động chưa được đào tạo.

Câu 5: Năm 2021, số dân trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đạt bao nhiêu triệu người?

A. 12,6

B. 12,7

C. 12,8

D. 12,9

Câu 6: Năm 2021, tỉ lệ gia tăng dân số của vùng là

A. 1,05%

B. 1,06%

C. 1,07%

D. 1,08%

Câu 7: Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đạt

A. 20,5%

B. 20,6%

C. 20,7%

D. 20,8%

Câu 8: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì trong khai thác và chế biến khoáng sản?

A. Giàu tài nguyên khoáng sản.                    

B. Lao động khu vực còn ít.

C. Khoa học kĩ thuật hiện đại.                       

D. Khai thác quy mô cực lớn.

Câu 9: Công nghiệp khai khoáng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm các ngành công nghiệp

A. khai thác quặng kim loại và phi kim, khai thác than, khai thác dầu khí.

B. khai thác quặng kim loại và phi kim, khai thác dầu khí, khai thác đá các loại.

C. khai thác quặng kim loại và phi kim, khai thác than, khai thác đá các loại.

D. khai thác dầu khí, khai thác than, khai thác đá các loại.

Câu 10: Trung du và miền núi Bắc Bộ có khoáng sản thuộc các nhóm

A. năng lượng, đá quý, phi kim loại.

B. năng lượng, kim loại, phi kim loại.

C. năng lượng, kim loại, đá quý.

D. đá quý, kim loại, phi kim loại.

Câu 11: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với hai nước láng giềng nào dưới đây?

A. Lào và Cam-pu-chia.                                   

B. Thái Lan và Trung Quốc.

C. Lào và Trung Quốc.                                     

D. Lào và Thái Lan.

Câu 12: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ gồm bao nhiêu tỉnh?

A. 14

B. 15

C. 16

D. 17

Câu 13: Năm 2021, diện tích của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao nhiêu nghìn km2?

A. 95,2

B. 95,3

C. 95,4

D. 95,5

Câu 14: Mật độ dân số vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 

A. cao hơn so với trung bình cả nước.

B. thấp hơn so với trung bình cả nước.

C. chênh lệch ít so với trung bình cả nước.

D. tương đồng so với trung bình cả nước.

Câu 15: Tỉnh nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản?

A. Hải Phòng.

B. Lạng Sơn.

C. Bắc Giang.

D. Quảng Ninh.

Câu 16: Nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên con sông nào?

A. Sông Mã

B. Sông Thái Bình.

C. Sông Đà.

D. Sông Hồng.

Câu 17: Trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung nuôi bò sữa ở cao nguyên

A. Tả Phình.

B. Nghĩa Lộ.

C. Mộc Châu.

D. Than Uyên.

Câu 18: Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản do

A. giàu tài nguyên khoáng sản.

B. dân số dân, lao động dồi dào.

C. trình độ khoa học, công nghệ cao.

D. thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.

Câu 19: Cơ sở chủ yếu để cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm nhiều ngành là

A. chính sách phát triển công nghiệp của Nhà nước.

B. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.

C. giao lưu thuận lợi với vùng trong và ngoài nước.

D. nguồn lao động có kinh nghiệm sản xuất.

Câu 20: Khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bắt nguồn chủ yếu dựa vào yếu tố

A. nguồn lao động có chuyên môn.

B. chính sách phát triển của Nhà nước.

C. nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

D. tài nguyên phong phú, đa dạng.

Đáp án

Câu 1: Đáp án C. Cam-pu-chia.
Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với Cam-pu-chia, mà giáp Trung Quốc, Lào và Đồng bằng sông Hồng.

Câu 2: Đáp án B. Khí hậu có mùa đông lạnh.
Giải thích: Khí hậu có mùa đông lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp cận đới và ôn đới như chè, mận, đào.

Câu 3: Đáp án A. Đòi hỏi chi phí lớn.
Giải thích: Việc khai thác khoáng sản ở vùng núi đòi hỏi chi phí lớn do điều kiện địa hình khó khăn và cơ sở hạ tầng hạn chế.

Câu 4: Đáp án B. Chuyển sản phẩm tới vùng tiêu thụ.
Giải thích: Hệ thống giao thông chưa phát triển đầy đủ khiến việc vận chuyển sản phẩm chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

Câu 5: Đáp án D. 12,9.
Giải thích: Năm 2021, dân số vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đạt 12,9 triệu người.

Câu 6: Đáp án C. 1,07%.
Giải thích: Tỉ lệ gia tăng dân số năm 2021 của vùng là 1,07%.

Câu 7: Đáp án D. 20,8%.
Giải thích: Tỉ lệ dân thành thị năm 2021 của Trung du và miền núi Bắc Bộ đạt 20,8%.

Câu 8: Đáp án A. Giàu tài nguyên khoáng sản.
Giải thích: Vùng có nhiều loại khoáng sản quý như than, đồng, sắt, apatit, thuận lợi để khai thác và chế biến.

Câu 9: Đáp án C. Khai thác quặng kim loại và phi kim, khai thác than, khai thác đá các loại.
Giải thích: Công nghiệp khai khoáng ở vùng này bao gồm khai thác quặng kim loại, phi kim, than và đá.

Câu 10: Đáp án B. Năng lượng, kim loại, phi kim loại.
Giải thích: Khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm các nhóm năng lượng (than), kim loại (đồng, sắt) và phi kim loại (apatit).

Câu 11: Đáp án C. Lào và Trung Quốc.
Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp hai quốc gia Lào và Trung Quốc.

Câu 12: Đáp án A. 14.
Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh, bao gồm cả khu vực Tây Bắc và Đông Bắc.

Câu 13: Đáp án B. 95,3.
Giải thích: Diện tích vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2021 là 95,3 nghìn km².

Câu 14: Đáp án B. Thấp hơn so với trung bình cả nước.
Giải thích: Mật độ dân số ở Trung du và miền núi Bắc Bộ thấp hơn trung bình cả nước do địa hình chủ yếu là đồi núi.

Câu 15: Đáp án D. Quảng Ninh.
Giải thích: Quảng Ninh có biển và phát triển mạnh ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.

Câu 16: Đáp án C. Sông Đà.
Giải thích: Nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên sông Đà, cung cấp nguồn năng lượng lớn cho miền Bắc.

Câu 17: Đáp án C. Mộc Châu.
Giải thích: Cao nguyên Mộc Châu là khu vực tập trung nuôi bò sữa lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 18: Đáp án A. Giàu tài nguyên khoáng sản.
Giải thích: Tài nguyên khoáng sản phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến.

Câu 19: Đáp án B. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
Giải thích: Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên là cơ sở cho việc phát triển nhiều ngành công nghiệp ở vùng này.

Câu 20: Đáp án D. Tài nguyên phong phú, đa dạng.
Giải thích: Tài nguyên phong phú và đa dạng là yếu tố quan trọng nhất để Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng hóa cơ cấu kinh tế.

Tìm kiếm thêm tài liệu học tập Địa lí 12 tại đây.

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top