Kiểm tra Địa lí 12 Cánh diều bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Câu 1: Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về độ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là

A. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Lào.

B. Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc.

C. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

D. Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia.

Câu 2: Điểm cực Tây phần đất liền nước ta thuộc tỉnh/thành nào sau đây?

A. Lạng Sơn.

B. Điện Biên.

C. Cao Bằng.

D. Hà Giang.

Câu 3: Nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản là do:

A. trên đường di cư và di lưu của nhiều động thực vật.

B. nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.

C. tiếp giáp với đường hàng hải, hàng không quốc tế.

D. nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, nhiều mỏ.

Câu 4: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm:

A. vùng núi cao, núi thấp, ven biển.

B. vùng núi, đồng bằng, vùng biển.

C. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.

D. vùng đất, vùng trời, vùng biển.

Câu 5: Điểm cực Đông phần đất liền nước ta thuộc tỉnh/thành nào sau đây?

A. Quảng Ngãi.

B. Ninh Thuận.

C. Quảng Nam.

D. Khánh Hòa.

Câu 6: Vị trí địa lí của nước ta không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị với các nước.

B. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập.

C. Tranh chấp Biển Đông và ranh giới với Trung Quốc.

D. Vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á.

Câu 7: Quốc gia nào sau đây nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương?

A. Lào.

B. Cam-pu-chia.

C. Việt Nam.

D. Mi-an-ma.

Câu 8: Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh/thành nào dưới đây?

A. Tỉnh Quảng Trị.

B. Tỉnh Khánh Hòa.

C. Thành phố Đà Nẵng.

D. Tỉnh Quảng Ngãi.

Câu 9: Vị trí địa lí của nước ta

A. gần trung tâm của khu vực Tây Nam Á.

B. rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương.

C. nằm hoàn toàn ở khu vực ngoại chí tuyến.

D. giáp với Biển Đông và Đại Bình Dương.

Câu 10: Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta thuộc tỉnh/thành nào sau đây?

A. Lào Cai.

B. Hà Giang.

C. Cao Bằng.

D. Lạng Sơn.

Câu 11: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản nào của thiên nhiên nước ta?

A. Khí hậu thất thường, phân mùa.

B. Thảm thực vật bốn màu xanh tốt.

C. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ biển.

Câu 12: Nước ta có hơn 4 600km đường biên giới trên đất liền, giáp với các quốc gia nào sau đây?

A. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.

B. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.

C. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

D. Trung Quốc, Mianma, Lào.

Câu 13: Đường bờ biển của nước ta dài 3 260 km, chạy từ

A. Lạng Sơn đến Cà Mau.

B. Lạng Sơn đến Kiên Giang.

C. Quảng Ninh đến Kiên Giang.

D. Quảng Ninh đến Cà Mau.

Câu 14: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên

A. có lượng mưa trong năm lớn.

B. một năm xuất hiện bốn mùa.

C. nền nhiệt độ cao quanh năm.

D. địa hình phân hóa phức tạp.

Câu 15: Điểm cực Nam phần đất liền nước ta thuộc tỉnh/thành nào sau đây?

A. Kiên Giang.

B. Cà Mau.

C. Long An.

D. An Giang.

Câu 16: Nhờ có biển Đông mà nước ta có

A. thiên nhiên phân hóa đa dạng theo bắc - nam.

B. thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh.

C. khí hậu khô và nóng như các nước ở châu Phi.

D. thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

Câu 17: Nước ta nằm trong múi giờ thứ mấy?

A. 8.

B. 7.

C. 6.

D. 5.

Câu 18: Trên đất liền, nước ta không có chung biên giới với quốc gia nào sau đây?

A. Thái Lan.

B. Lào.

C. Cam-pu-chia.

D. Trung Quốc.

Câu 19: Vùng biển của nước tacó diện tích khoảng

A. 1 triệu km²

B. 1,5 triệu km²

C. 2 triệu km²

D. 3 triệu km²

Câu 20: Hàng năm, trên toàn lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn là do

A. góc nhập xạ lớn, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

B. nền nhiệt độ cao quanh năm, vùng biển rộng lớn.

C. phần lớn diện tích nước ta là đồi núi, ít đồng bằng.

D. hình dạng lãnh thổ kéo dài, chủ yếu địa hình núi.

Đáp án

Câu 1: C. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
Giải thích: Nước ta có đường biên giới dài nhất với Trung Quốc, tiếp đến là Lào và Cam-pu-chia.

Câu 2: B. Điện Biên.
Giải thích: Điểm cực Tây của nước ta nằm tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Câu 3: B. Nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
Giải thích: Vị trí địa lý của Việt Nam nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, giàu tài nguyên khoáng sản.

Câu 4: D. Vùng đất, vùng trời, vùng biển.
Giải thích: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm vùng đất, vùng trời, và vùng biển, tạo thành một khối thống nhất.

Câu 5: D. Khánh Hòa.
Giải thích: Điểm cực Đông thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Câu 6: C. Tranh chấp Biển Đông và ranh giới với Trung Quốc.
Giải thích: Đây là khó khăn trong quan hệ quốc tế, không phải ý nghĩa tích cực của vị trí địa lý.

Câu 7: C. Việt Nam.
Giải thích: Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương.

Câu 8: C. Thành phố Đà Nẵng.
Giải thích: Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng.

Câu 9: B. Rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương.
Giải thích: Việt Nam nằm tại vị trí rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, tiếp giáp Biển Đông.

Câu 10: B. Hà Giang.
Giải thích: Điểm cực Bắc thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Câu 11: C. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Giải thích: Vị trí địa lý khiến thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 12: C. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
Giải thích: Nước ta giáp ba quốc gia này qua hệ thống đường biên giới dài hơn 4600 km.

Câu 13: C. Quảng Ninh đến Kiên Giang.
Giải thích: Đường bờ biển Việt Nam kéo dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

Câu 14: C. Nền nhiệt độ cao quanh năm.
Giải thích: Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến, có khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao quanh năm.

Câu 15: B. Cà Mau.
Giải thích: Điểm cực Nam thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Câu 16: D. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
Giải thích: Biển Đông có ảnh hưởng lớn đến thiên nhiên Việt Nam, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển.

Câu 17: B. 7.
Giải thích: Việt Nam nằm trong múi giờ thứ 7 theo GMT.

Câu 18: A. Thái Lan.
Giải thích: Nước ta không có đường biên giới trên đất liền với Thái Lan.

Câu 19: A. 1 triệu km².
Giải thích: Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km², bao gồm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Câu 20: A. Góc nhập xạ lớn, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Giải thích: Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, nhận lượng bức xạ Mặt Trời lớn nhờ góc nhập xạ cao và hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần mỗi năm.

Tìm kiếm thêm tài liệu học tập Địa lí 12 tại đây.

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top