Câu 1: Những nguyên nhân nào gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?
A. Cải tiến công nghệ, cải tiến con giống, nâng cao năng suất nuôi thủy sản.
B. Xây dựng các công trình thủy lợi, cung cấp nước cho nuôi thủy sản.
C. Phá hoại rừng đầu nguồn, đánh bắt hủy diệt, nuôi không đúng kĩ thuật.
D. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nuôi thủy sản.
Câu 2: Có bao nhiêu phương pháp để xử lí nguồn nước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Nguyên nhân làm ảnh hưởng môi trường và nguồn lợi thủy sản trong hình ảnh sau là?
Nguyên nhân làm ảnh hưởng môi trường và nguồn lợi thủy sản trong hình ảnh sau là?
A. Ô nhiễm môi trường nước làm cá chết
B. Đánh bắt hủy diệt bằng xung điện
C. Biến đổi khí hậu gia tăng mầm bệnh trong nuôi thủy sản
D. Tàn phá rừng ngập mặn
Câu 4: Nguồn lợi thủy sản có giá trị về:
A. Kinh tế
B. Khoa học
C. Du lịch
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Hãy khoanh tròn vào các ý không thể hiện nguồn gây ô nhiễm môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
A. Chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
B. Chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp.
C. Nước thải sinh hoạt.
D. Nước thải đã được xử lí đạt chuẩn từ nhà máy chế biến thuỷ sản.
Câu 6: Môi trường nước bị ô nhiễm là do những nguyên nhân nào?
A. các nguồn lợi thủy sản bị khai thác triệt để
B. Nước thải công nghiệp, nông nghiệp không xử lí đổ ra ao, hồ, kênh rạch.
C. Tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến các mặt hàng thực phẩm
D. Tăng xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Câu 7: Những hành vi nào gây cản trở đường di cư sinh sản của các loài cá?
A. Nuôi thuỷ sản ở đầm, phá ven sông.
B. Xây dựng đập thủy điện ngang sông.
C. Khai thác cá trên biển.
D. Xây dựng đập thủy lợi đúng cách.
Câu 8: Nguyên nhân làm ảnh hưởng môi trường và nguồn lợi thủy sản trong hình ảnh sau là?
Nguyên nhân làm ảnh hưởng môi trường và nguồn lợi thủy sản trong hình ảnh sau là?
A. Ô nhiễm môi trường nước làm cá chết
B. Đánh bắt hủy diệt bằng xung điện
C. Biến đổi khí hậu gia tăng mầm bệnh trong nuôi thủy sản
D. Tàn phá rừng ngập mặn
Câu 9: Chất thải từ hoạt động luyện kim là gì?
A. Hoá chất độc hại.
B. Phân bón.
C. Thuốc trừ sâu.
D. Vi sinh vật gây bệnh.
Câu 10: Biện pháp nào dưới đây không làm giảm bớt sự nguy hại cho thủy sản và cho con người?
A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm
B. Ngăn cấm các hành động hủy hoại các loài sinh cảnh đặc trưng.
C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.
D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lí.
Câu 11: Đâu là miêu tả phù hợp của phương pháp dùng hóa chất?
A. Sử dụng một số loại vi sinh vật có lợi phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi
B. Sử dụng chlorine 2% để diệt khuẩn
C. Các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch ở phía trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản
D. Sử dụn
Câu 12: Đâu không phải công việc em có thể làm để bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản là?
A. Tham gia phong trào “Thả cá bản địa” ở địa phương
B. Có ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi
C. Tự do đổ rác xuống các kênh, rạch
D. Tuyên truyền bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
Câu 13: Có bao nhiêu biện pháp quản lí nguồn nước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14: Nguyên nhân làm ảnh hưởng môi trường và nguồn lợi thủy sản trong hình ảnh sau là?
Nguyên nhân làm ảnh hưởng môi trường và nguồn lợi thủy sản trong hình ảnh sau là?
A. Ô nhiễm môi trường nước làm cá chết
B. Đánh bắt hủy diệt bằng xung điện
C. Biến đổi khí hậu gia tăng mầm bệnh trong nuôi thủy sản
D. Tàn phá rừng ngập mặn
Câu 15: Biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản phổ biến là?
A. Xử lí chất thải, quản lí nguồn nước
B. Xử lí hóa chất, quản lí chất thải
C. Xử lí nguồn nước, quản lí nguồn nước
D. Xử lí nguồn nước, quản lí hóa chất
Câu 16: Hành động nào sau đây có thể làm giảm ô nhiễm nguồn nước?
A. Vứt bỏ vỏ chai, vỏ túi thuốc trừ sâu sau khi sử dụng ngay tại ruộng.
B. Bón phân quá mức.
C. Phun thuốc trừ sâu quá mức.
D. Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc.
Câu 17: Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản là?
A. Sử dụng mặt nước nuôi thủy sản hợp lí
B. Nghiêm cấm đánh bắt hủy diệt
C. Ứng dụng tiến bộ khoa học trong nuôi thủy sản
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 18: Muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lí, cần tiến hành thực hiện biện pháp gì?
A. Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản, có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
B. Cải tiến và nâng cao các biện pháp nuôi thủy sản
C. Chọn nuôi những loại thủy sản có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp
D. Làm tăng nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏa cộng đồng.
Câu 19: Đâu là miêu tả phù hợp của phương pháp sử dụng ao lắng?
A. Sử dụng một số loại vi sinh vật có lợi phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi
B. Sử dụng chlorine 2% để diệt khuẩn
C. Các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch ở phía trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản
D. Sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hoá dạng nitrogen độc sang dạng không độc
Câu 20: Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động thủysản?
A. Khai thác thuỷ sản bằng cách nổ mìn.
B. Trồng rừng ngập mặn.
C. Xây đường dẫn cá vượt đập thuỷ điện.
D. Thả tôm, cá giống để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
Đáp án tham khảo:
Câu 1: C. Phá hoại rừng đầu nguồn, đánh bắt hủy diệt, nuôi không đúng kĩ thuật.
Giải thích: Các hành động này gây mất cân bằng hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và làm suy giảm nguồn lợi thủy sản.
Câu 2: B. 2.
Giải thích: Có hai phương pháp chính để xử lý nguồn nước là sử dụng hóa chất và sử dụng ao lắng.
Câu 3: B. Đánh bắt hủy diệt bằng xung điện.
Giải thích: Sử dụng xung điện là một cách khai thác tận diệt, gây hại nghiêm trọng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản.
Câu 4: D. Cả 3 đáp án trên.
Giải thích: Nguồn lợi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong kinh tế, khoa học và phát triển du lịch.
Câu 5: D. Nước thải đã được xử lí đạt chuẩn từ nhà máy chế biến thuỷ sản.
Giải thích: Nước thải đã xử lý đạt chuẩn không gây ô nhiễm mà còn có thể tái sử dụng.
Câu 6: B. Nước thải công nghiệp, nông nghiệp không xử lí đổ ra ao, hồ, kênh rạch.
Giải thích: Nước thải chưa xử lý chứa hóa chất độc hại, làm ô nhiễm môi trường nước.
Câu 7: B. Xây dựng đập thủy điện ngang sông.
Giải thích: Các đập thủy điện ngăn cản đường di cư sinh sản của cá, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.
Câu 8: A. Ô nhiễm môi trường nước làm cá chết.
Giải thích: Môi trường nước ô nhiễm gây ra tình trạng thiếu oxy và tích tụ các chất độc hại, làm cá chết.
Câu 9: A. Hoá chất độc hại.
Giải thích: Chất thải từ hoạt động luyện kim thường chứa hóa chất độc hại, gây nguy hiểm cho môi trường nước.
Câu 10: A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm.
Giải thích: Mở rộng khu nuôi không giải quyết được vấn đề nguồn ô nhiễm mà chỉ tạm thời giảm tác động.
Câu 11: B. Sử dụng chlorine 2% để diệt khuẩn.
Giải thích: Đây là cách phổ biến để diệt khuẩn trong nguồn nước nuôi thủy sản.
Câu 12: C. Tự do đổ rác xuống các kênh, rạch.
Giải thích: Hành động này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản.
Câu 13: C. 3.
Giải thích: Quản lý nguồn nước gồm: xử lý hóa chất, sử dụng ao lắng, và sử dụng vi sinh vật có lợi.
Câu 14: A. Ô nhiễm môi trường nước làm cá chết.
Giải thích: Nước ô nhiễm chứa khí độc và các chất thải gây hại, làm giảm chất lượng sống của thủy sản.
Câu 15: A. Xử lí chất thải, quản lí nguồn nước.
Giải thích: Đây là hai biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản.
Câu 16: D. Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc.
Giải thích: Thuốc trừ sâu thảo mộc ít độc hại hơn, giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.
Câu 17: D. Tất cả các đáp án trên.
Giải thích: Các biện pháp này đảm bảo khai thác và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản.
Câu 18: A. Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản, có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Giải thích: Quản lý bền vững diện tích mặt nước và áp dụng biện pháp bảo vệ giúp khai thác hiệu quả nguồn lợi.
Câu 19: C. Các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch ở phía trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản.
Giải thích: Đây là nguyên lý của phương pháp sử dụng ao lắng để làm sạch nước.
Câu 20: A. Khai thác thuỷ sản bằng cách nổ mìn.
Giải thích: Sử dụng mìn để khai thác là hành vi hủy diệt, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái.
Tham khảo tài liệu Công nghệ 7 tại đây