Câu 1: Hãy lựa chọn phương án đúng về thứ tự của các khâu làm đất trồng rau.
A. Bừa đất → Cày đất → Lên luống
B. Cày đất → Bừa đất → Lên luống
C. Lên luống → Bừa đất → Cày đất
D. Cày đất → Lên luống → Bừa đất
Câu 2: Mục đích của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại là
A. Cung cấp nước kịp thời cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.
C. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm sống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
D. Ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.
Câu 3: Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại cây trồng?
A. Biện pháp canh tác
B. Biện pháp vật lí, cơ giới
C. Biện pháp hóa học
D. Biện pháp sinh học
Câu 4: Có bao nhiêu bước trong quy trình trồng trọt?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Ý nào sau đây mô tả đúng biện pháp sinh học?
A. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, … để tiêu diệt sâu bệnh.
B. Sử dụng các loài sinh vật hay sản phẩm hoạt động của chúng (bọ rùa, ong mắt đỏ, vi khuẩn Bt, chế phẩm thảo mộc, …) để phòng trừ sâu bệnh.
C. Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, luân canh, xen canh, … để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra.
D. Bẫy bả, bắt bằng tay, bao quả, che lưới,...
Câu 6: Đâu là thời gian của vụ hè thu?
A. Tháng 6 – tháng 11
B. Tháng 6 – tháng 9
C. Tháng 10 – tháng 1 năm sau
D. Tháng 2 – tháng 5
Câu 7: Mục đích của biện pháp tưới nước là
A. Cung cấp nước kịp thời cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.
C. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm sống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
D. Ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.
Câu 8: Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?
A. Cây lúa
B. Cây rau màu
C. Cây có thân, rễ to, khỏe
D. Cây ăn quả
Câu 9: Đâu là thời gian của vụ đông xuân?
A. Tháng 6 – tháng 11
B. Tháng 6 – tháng 9
C. Tháng 10 – tháng 1 năm sau
D. Tháng 2 – tháng 5
Câu 10: Thứ tự các bước trong quy trình trồng trọt là?
A. Chăm sóc → Làm đất, bón lót → Gieo trồng → Thu hoạch.
B. Làm đất, bón lót → Gieo trồng → Chăm sóc → Thu hoạch.
C. Gieo trồng → Làm đất, bón lót → Chăm sóc → Thu hoạch.
D. Gieo trồng → Làm đất, bón lót → Thu hoạch → Chăm sóc.
Câu 11: Hãy xác định hướng ưu tiên đúng khi sử dụng các biện pháp phỏng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
A. Biện pháp canh tác → Biện pháp sinh học → Biện pháp vật lí, cơ giới → Biện pháp hoá học.
B. Biện pháp sinh học → Biện pháp canh tác → Biện pháp vật lí, cơ giới → biện pháp hoá học.
C. Biện pháp canh tác → Biện pháp vật lí, cơ giới → Biện pháp sinh học → Biện pháp hoá học.
D. Biện pháp hoá học → Biện pháp canh tác → Biện pháp vật lí, cơ giới → Biện pháp sinh học.
Câu 12: Thời vụ gieo trồng là gì?
A. Khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
B. Khoảng thời gian nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.
C. Khoảng thời gian không nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
D. Khoảng thời gian không nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.
Câu 13: Các loại cây trồng như cà rốt, sắn (khoai mì), lạc (đậu phộng) được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Hái
B. Cắt
C. Đào
D. Nhổ
Câu 14: Lên luống cây trồng có tác dụng gì?
A. Dễ chăm sóc, chống ngập úng.
B. Nhìn cho đẹp, dễ chăm sóc.
C. Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng và phát triển, dễ chăm sóc.
D. Dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày.
Câu 15: Nhược điểm của biện pháp hóa học trong phòng và trừ sâu, bệnh hại cây trồng là gì?
A. Khó thực hiện, chi phí cao
B. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái.
C. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức và chi phí.
D. Ít tác dụng khi sâu, bệnh đã phát triển thành dịch.
Câu 16: Hãy lựa chọn phương án đúng về cách bón thúc
A. Bón 1 lần
B. Bón nhiều lần
C. Bón trước khi gieo trồng
D. Bón trong quá trình sinh trưởng của cây
Câu 17: Mục đích của biện pháp làm đất là
A. Cung cấp nước kịp thời cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.
C. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm sống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
D. Ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.
Câu 18: Mỗi năm có mấy thời vụ chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 19: Bón phân cho cây ngô (bắp) thường sử dụng hình thức bón nào?
A. Bón theo hốc
B. Bón theo hàng
C. Bón vãi
D. Phun lên lá
Câu 20: Đâu là thời gian của vụ xuân hè?
A. Tháng 6 – tháng 11
B. Tháng 6 – tháng 9
C. Tháng 10 – tháng 1 năm sau
D. Tháng 2 – tháng 5
Câu 21: Đâu không phải cách tiến hành thu hoạch cây trồng đảm bảo được số lượng và chất lượng nông sản?
A. Thu hoạch lúc đúng độ chín
B. Nhanh gọn
C. Cẩn thận
D. Thu hoạch ngay sau cơn mưa
Câu 22: Các loại cây trồng như lúa, hoa, súp lơ được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A. Hái
B. Cắt
C. Đào
D. Nhổ
Câu 23: Mô tả nào là đúng về phuong pháp tưới thấm?
A. Từ vòi phun nước tỏa thành hạt nhỏ như mưa
B. Nước tưới chảy tràn mặt đất
C. Nước tưới qua các lỗ nhỏ thấm vào gốc cây
D. Nước được dẫn vào rãnh và thấm dần vào luống
Câu 24: Ý nào sau đây mô tả đúng biện pháp canh tác?
A. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, … để tiêu diệt sâu bệnh.
B. Sử dụng các loài sinh vật hay sản phẩm hoạt động của chúng (bọ rùa, ong mắt đỏ, vi khuẩn Bt, chế phẩm thảo mộc, …) để phòng trừ sâu bệnh.
C. Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, luân canh, xen canh, … để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra.
D. Bẫy bả, bắt bằng tay, bao quả, che lưới,...
Câu 25: Phương thức gieo trồng bằng hạt có thể áp dụng với nhóm cây nào?
A. Lúa, ngô, rau,...
B. Khoai tây, mía, sắn,...
C. Bưởi, nhãn, cà phê, chè,...
D. Đáp án khác
Đáp án tham khảo:
Câu 1: B. Cày đất → Bừa đất → Lên luống
Thứ tự này đảm bảo đất được cày xới, làm tơi trước khi lên luống để trồng rau.
Câu 2: D. Ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh, bảo vệ mùa màng
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại nhằm bảo vệ cây trồng khỏi các tác động xấu từ sâu bệnh.
Câu 3: A. Biện pháp canh tác
Biện pháp canh tác là cơ sở, giúp phòng ngừa sâu bệnh ngay từ đầu qua vệ sinh đồng ruộng, luân canh, xen canh.
Câu 4: D. 4
Quy trình trồng trọt gồm: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch.
Câu 5: B. Sử dụng các loài sinh vật hay sản phẩm hoạt động của chúng (bọ rùa, ong mắt đỏ, vi khuẩn Bt, chế phẩm thảo mộc, …) để phòng trừ sâu bệnh
Biện pháp sinh học dựa vào sinh vật tự nhiên hoặc sản phẩm sinh học.
Câu 6: B. Tháng 6 – tháng 9
Vụ hè thu thường diễn ra trong khoảng thời gian này.
Câu 7: A. Cung cấp nước kịp thời cho cây sinh trưởng và phát triển tốt
Biện pháp tưới nước nhằm đảm bảo cây có đủ nước để sinh trưởng.
Câu 8: A. Cây lúa
Phương pháp tưới ngập phù hợp với cây lúa vì lúa phát triển tốt trong môi trường ngập nước.
Câu 9: C. Tháng 10 – tháng 1 năm sau
Đây là thời gian của vụ đông xuân.
Câu 10: B. Làm đất, bón lót → Gieo trồng → Chăm sóc → Thu hoạch
Thứ tự này phản ánh đúng quy trình từ chuẩn bị đất đến chăm sóc và thu hoạch.
Câu 11: A. Biện pháp canh tác → Biện pháp sinh học → Biện pháp vật lí, cơ giới → Biện pháp hoá học
Ưu tiên các biện pháp an toàn, bền vững trước khi sử dụng hóa chất.
Câu 12: A. Khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng
Thời vụ gieo trồng được xác định rõ để đảm bảo cây phát triển tốt.
Câu 13: C. Đào
Những cây như cà rốt, sắn, lạc được thu hoạch bằng cách đào.
Câu 14: D. Dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày
Lên luống giúp thoát nước tốt, dễ chăm sóc và bảo vệ cây.
Câu 15: B. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái
Biện pháp hóa học có nhược điểm lớn về môi trường và sức khỏe.
Câu 16: D. Bón trong quá trình sinh trưởng của cây
Bón thúc giúp cung cấp dinh dưỡng bổ sung khi cây đang phát triển.
Câu 17: C. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm sống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt
Làm đất là bước chuẩn bị quan trọng để cây phát triển khỏe mạnh.
Câu 18: C. 3
Mỗi năm có 3 vụ chính: vụ đông xuân, vụ hè thu, và vụ xuân hè.
Câu 19: B. Bón theo hàng
Cây ngô thường được bón phân dọc theo hàng gieo để hiệu quả hơn.
Câu 20: D. Tháng 2 – tháng 5
Đây là thời gian của vụ xuân hè.
Câu 21: D. Thu hoạch ngay sau cơn mưa
Thu hoạch sau mưa dễ làm hỏng nông sản do ẩm ướt.
Câu 22: B. Cắt
Những cây như lúa, hoa, súp lơ thường được thu hoạch bằng cách cắt.
Câu 23: D. Nước được dẫn vào rãnh và thấm dần vào luống
Phương pháp tưới thấm cung cấp nước qua rãnh, thấm vào luống.
Câu 24: C. Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, luân canh, xen canh, … để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra
Biện pháp canh tác chủ yếu dựa vào việc tổ chức sản xuất hợp lý.
Câu 25: A. Lúa, ngô, rau,...
Gieo trồng bằng hạt phù hợp với nhóm cây này vì chúng sinh trưởng từ hạt giống.
Tham khảo tài liệu Công nghệ 7 tại đây