Kiểm tra Công dân 9 chân trời bài 4: Khách quan và công bằng

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?

 

A. Để bảo vệ sự công bằng cần phải tôn trọng lẽ phải.

B. Người sống khách quan luôn phải chịu thiệt thòi.

C. Trước các việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần phải lên tiếng.

D. Bất kể việc nào có lợi cho mình, đều phải cố làm cho bằng được.

Câu 2: Người sống khách quan, công bằng có những biểu hiện nào sau đây?

 

A. Có cách cư xử không phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

B. Dám lên tiếng bảo vệ lẽ phải, đẩy lùi cái sai, cái xấu.

C. Có cách cư xử gây mâu thuẫn các mối quan hệ xã hội.

D. Có cái nhìn chủ quan về sự vật, hiện tượng xung quanh.

Câu 3: Vì sao chúng ta cần phải sống khách quan, công bằng?

 

A. Vì nếu không công bằng sẽ bị phạt bởi luật pháp.

B. Vì những hành động công bằng, cư xử đúng đắn sẽ làm xã hội của chúng ta tốt đẹp.

C. Vì chúng ta được giáo dục rằng phải sống khách quan, công bằng.

D. Vì con người có thể chung sống trong hòa bình.

Câu 4: Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?

 

A. Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình.

B. Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái.

C. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn.

D. Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm.

Câu 5: Biểu hiện của sống khách quan, công bằng là gì?

 

A. Dùng mọi cách để bào chữa cho sự sai lầm của mình.

B. Sống trung thực, dám bảo vệ những điều đúng đắn.

C. Chấp nhận những điều sai trái.

D. Chống đối những người làm ảnh hưởng tới người thân.

Câu 6: Biểu hiện của khách quan là gì?

 

A. Nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.

B. Nhìn nhận sự việc theo chiều hướng thiên vị.

C. Nhìn nhận sự vật một cách trung thực.

D. Nhìn nhận hiện tượng một cách định kiến.

Câu 7: Không phân biệt đối xử giữa người với người là biểu hiện của cái gì?

 

A. Khách quan

B. Công bằng

C. Trung thực

D. Phân biệt

Câu 8: Trong các quan hệ pháp luật, công bằng được thể hiện như nào?

 

A. Đảm bảo được quy luật cuộc sống.

B. Che giấu cho những việc làm sai trái.

C. Tách biệt được các mối quan hệ.

D. Đảm bảo được các nguyên tắc như nhau với mọi đối tượng.

Câu 9: Điền từ thiếu vào chỗ trống: “Công bằng giúp con người có cơ hội phát triển một cách ... với nhau”.

 

A. Rõ ràng

B. Bình đẳng

C. Tách biệt

D. Công khai

Câu 10: Ý nào sau đây là ý nghĩa của khách quan đối với cuộc sống mỗi người?

 

A. Nhìn nhận đúng bản chất mọi việc xảy ra.

B. Phát triển bình đẳng với nhau.

C. Đưa ra quyết định ít sai lầm hơn trong cuộc sống.

D. Ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ con người.

Câu 11: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?

 

A. Trung thành.

B. Thật thà.

C. Khách quan, công bằng.

D. Tiết kiệm.

Câu 12: Là học sinh trung học, em cần làm gì để rèn luyện tính khách quan, công bằng?

 

A. Bảo vệ mọi việc làm của người thân mình.

B. Nhìn nhận, đánh giá sự vật theo góc nhìn của bản thân.

C. Ủng hộ cho các tổ chức chống phá nhà nước.

D. Tôn trọng, bảo vệ lẽ phải.

Câu 13: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện công bằng trong cuộc sống?

 

A. Quân pháp bất vị thân.

B. Tha kẻ gian, oan người ngay.

C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.

D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

Câu 14: Vì sao cần phải giáo dục cho học sinh về việc phải sống khách quan, công bằng?

 

A. Vì học sinh còn nhỏ giáo dục sẽ dễ dàng hơn.

B. Vì học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, giáo dục đúng đắn sẽ giúp ích cho việc xây dựng tương lai đất nước.

C. Vì học sinh cần được nhận một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ.

D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt.

Câu 15: Vì Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện ?

 

A. Không thật thà.

B. Không thẳng thắn.

C. Không trung thực.

D. Không công bằng.
Lời giải tham khảo

Câu 1: Đáp án A
Lời giải: Tôn trọng lẽ phải là điều kiện tiên quyết để bảo vệ sự công bằng, giúp mọi người cùng thực hiện và duy trì sự công bằng trong xã hội.

Câu 2: Đáp án B
Lời giải: Người sống khách quan và công bằng luôn dám lên tiếng bảo vệ lẽ phải, loại bỏ cái sai và cái xấu để duy trì sự công minh trong các mối quan hệ và xã hội.

Câu 3: Đáp án B
Lời giải: Những hành động công bằng và cư xử đúng đắn không chỉ giúp cá nhân phát triển mà còn tạo ra một xã hội tốt đẹp, ổn định và đoàn kết.

Câu 4: Đáp án C
Lời giải: Khi người thân làm điều sai trái, cần khuyên nhủ họ làm điều đúng đắn để tránh những hậu quả xấu. Đây là trách nhiệm của một người sống có đạo đức và tôn trọng luật pháp.

Câu 5: Đáp án B
Lời giải: Sống trung thực, bảo vệ điều đúng đắn là biểu hiện rõ ràng của sự khách quan và công bằng, không để cảm xúc cá nhân chi phối hành động.

Câu 6: Đáp án C
Lời giải: Biểu hiện của khách quan là nhìn nhận sự việc và hiện tượng một cách trung thực, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc cá nhân hay định kiến.

Câu 7: Đáp án B
Lời giải: Không phân biệt đối xử giữa người với người chính là biểu hiện rõ ràng của sự công bằng, tôn trọng quyền lợi và phẩm giá của tất cả mọi người.

Câu 8: Đáp án D
Lời giải: Trong các quan hệ pháp luật, công bằng được thể hiện bằng việc áp dụng các nguyên tắc chung cho tất cả mọi người, không có bất kỳ sự thiên vị hay phân biệt nào.

Câu 9: Đáp án B
Lời giải: Công bằng đảm bảo mọi người có cơ hội phát triển bình đẳng với nhau, tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh và phát triển đồng đều.

Câu 10: Đáp án A
Lời giải: Khách quan giúp con người nhìn nhận đúng bản chất sự việc, từ đó đưa ra các quyết định chính xác, giảm thiểu sai lầm trong cuộc sống.

Câu 11: Đáp án C
Lời giải: Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đức tính khách quan và công bằng, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

Câu 12: Đáp án D
Lời giải: Học sinh cần rèn luyện tính khách quan, công bằng bằng cách tôn trọng lẽ phải, đánh giá sự việc một cách trung thực, không thiên vị.

Câu 13: Đáp án A
Lời giải: Câu ca dao "Quân pháp bất vị thân" thể hiện sự công bằng trong luật pháp, nhấn mạnh không thiên vị ngay cả với người thân quen.

Câu 14: Đáp án B
Lời giải: Học sinh là thế hệ tương lai, việc giáo dục các em sống khách quan, công bằng là nền tảng để xây dựng một xã hội phát triển và bền vững.

Câu 15: Đáp án D
Lời giải: Việc thiên vị trong đánh giá điểm số thể hiện sự không công bằng, làm tổn hại lòng tin và gây bất bình trong môi trường giáo dục.
Tìm kiếm tài liệu GDCD 9 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top