Câu 1: Điền chữ thích hợp vào chỗ chấm?
Mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới đều có những đặc điểm khác biệt, được thể hiện ở điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành, phương thức sinh hoạt, chủng tộc, sắc tộc, văn hóa,... Điều đó đã tạo nên sự ....
A. đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
B. đa dạng của các dân tộc
C. nền văn hóa trên thế giới
D. phân biệt dân tộc
Câu 2: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện ở
A. hình dáng bên ngoài
B. hình dáng bên ngoài, địa vị
C.địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị.
D. hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị.
Câu 3: Những biểu hiện khác về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là:
A. chủng tộc, lịch sử hình thành.
B. Ngôn ngữ
C. Chữ viết, màu da, ẩm thực,...
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4: Em không đồng ý với nhận định nào dưới đây?
A. Tất cả các dân tộc tạo nên sự đa dạng và giàu có của những nền văn minh và văn hoá, tạo nên di sản chung của loài người.
B. Các dân tộc chỉ thể hiện bản sắc, giá trị văn hoá của mình thông qua lễ hội, phong tục, tập quán cổ truyền.
C. Sự đa dạng về ngôn ngữ và chữ viết sẽ làm cho việc giao lưu giữa các quốc gia khó khăn hơn, do đó, cần loại bỏ một số ngôn ngữ và thống nhất một loại chung cho tất cả các quốc gia.
D. B và C
Câu 5:Những nét riêng có thể kể đến của các dân tộc là?
A. Ngôn ngữ, trang phục, tập quán
B. Cách tìm kiếm một địa chỉ
C. Phong thái khi trò chuyện
D. Ngôn ngữ
Câu 6: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
A. 52
B. 52
C. 53
D. 54
Câu 7: Món ăn đặc trưng trong mỗi dịp Tết của người Việt là gì?
A. Bánh dày
B. Bánh bao
C. Bánh chưng
D. Bánh bột lọc
Câu 8: Một trong nhưng loại gia vị đặc trưng trong món thịt của người Tây Bắc là gì?
A. Muối
B. Mắc khén
C. Hành lá
D. Mùi tàu
Câu 9: Tượng nữ thần tự do là một trong những biểu tượng của nước nào?
A. Mỹ
B. Nhật
C. Trung Quốc
D. Pháp
Câu 10: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống, “Mỗi dân tộc đều có những nét riêng về……, truyền thống, ………, tập quán, ngôn ngữ. Đó là những …….. của nhân loại cần được tôn trọng và kế thừa”?
A. Tình cảm/ giọng nói/ tình cảm
B. Tính cách/ tập quán/ tài sản
C. Tính cách/ phong tục/ vốn quý
D. Tình cảm/ tập quán/ vốn quý
Câu 11: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
A. Chỉ có những nước tiên tiến mới có những thành tựu đáng học tập
B. Cần học tập, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc
C. Những sản phẩm nước ngoài đều là tốt, đáng thưởng thức và đáng học tập
D. Cần phải học tất cả những gì mới lạ của nước ngoài
Câu 12: Pizza, hoa loa kèn, tháp nghiêng, họa sĩ Leonardo Da Vinci là những biểu trưng của quốc gia nào?
A. Hàn Quốc
B. Phần Lan
C. Italia
D. Nhật bản
Câu 13: Màu da đặc trưng của người Việt Nam là màu gì?
A. Da vàng
B. Da trắng
C. Da đen
D. Da nâu
Câu 14: Khi nhắc tới “đất nước mặt trời mọc” là nói tới quốc gia nào?
A. Trung Quốc
B. Hàn Quốc
C. Nhật Bản
D. Thái Lan
Câu 15: Ý nào sau đây đúng?
A. Chỉ nên tôn trọng các quốc gia có các chiến công lừng lẫy
B. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cánh, truyền thống, phong tục tập quán,… của các dân tộc
C. Tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia giúp chúng ta có thêm nhiều nguồn lợi về kinh tế
D. Chỉ các nước có sự phát triển vượt bậc mới có nền văn hóa đa dạng
Câu 16: Điều gì thể hiện chúng ta tôn trọng sự đa dạng nền văn hóa của các quốc gia?
A. Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của các dân tộc
B. Miệt thị màu da
C. Thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc của mình
D. Cả A và C đều đúng
Câu 17: Vì sao trong thời đại ngày nay, chúng ta cần thiết phải tôn trọng sự đa dạng và văn hóa của các dân tộc?
A. Vì quá trình hội nhập sâu rộng giữa các quốc gia diễn ra rất nhanh chóng
B. Vì chúng ta cần phải học hỏi thêm từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển
C. Vì nếu muốn có được nền kinh tế phát triển chúng ta cần phải tìm hiểu văn hóa của các quốc gia phát triển
D. Vì có thể bổ sung thêm vào văn hóa của nước nhà những điều mới lạ
Câu 18: Vì sao các quốc gia lại muốn giới thiệu các nét đặc trưng về văn hóa của quốc gia mình đến các bạn bè thế giới?
A. Vì đó được coi như là một cách quảng bá hình ảnh của đất nước tới bạn bè quốc tế, giúp mọi người hiểu được về văn hóa của đất nước họ
B. Thu hút du khách nước ngoài đến tham quan du lịch tại quốc gia của mình
C. Nhằm thu hút các nguồn lợi đầu tư vào quốc gia một cách nhanh chóng hơn
D. Giúp mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn về nền văn hóa của quốc gia
Câu 19: Em có thể tìm hiểu văn hóa của một quốc gia thông qua đâu?
A. Tham gia các hội thảo chia sẻ về các nền văn hóa
B. Đọc sách báo
C. Xem phim ảnh
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 20: Theo em, hành động ăn và tìm hiểu về cách làm một món bánh có nguồn gốc từ nước ngoài thể hiện sự tôn trọng về mặt nào?
A. Ẩm thực
B. Bản sắc văn hóa
C. Tính cách
D. Ngôn ngữ
Câu 21: Tôn trọng và học tập từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới mang đến cho chúng ta lợi ích gì?
A. Biết thêm nhiều món ăn ngon trên thế giới
B. Hiểu biết về những thành tựu về các ngành khoa học kĩ thuật, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật
C. Có thêm bạn bè trong và ngoài nước
D. Nắm được những điều đặc trưng về các quốc gia
Câu 22: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóatrên thế giới có ý nghĩa gì?
A. Làm cho văn hóanhân loại thêm phong phú, đặc sắc
B. Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau
C. Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hòa bình trên thế giới.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 23: Các hoạt động việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là?
A. Học cả tiếng Việt và tiếng Anh.
B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.
C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
D. Cả A,B,C.
Câu 24: Các hoạt động không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.
B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.
C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.
D. Cả A,B,C.
Câu 25: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?
A. Giáo dục và đào tạo.
B. Kinh tế - xã hội.
C. Quốc phòng - An ninh.
D. Khoa học - Kĩ thuật.
Câu 26: Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina. Điều đó thể hiện điều gì ?
A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ.
B. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật.
C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học.
D. Việt Nam học hỏi các nước vè Kĩ thuật.
Câu 27: Ở các nước phương Tây, lứa tuổi thanh thiếu niên quan hệ tình dục trước hôn nhân khá cao. Ở nước ta hiện nay tình trạng phá thai và kết hôn ở độ tuổi ngày càng tăng nhanh. Thông tin đó nói lên điều gì?
A. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố không tích cực từ các nước phương Tây.
B. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố tích cực từ các nước phương Tây.
C. Một số thanh niên ở Việt Nam sống vô cảm.
D. Một số thanh niên ở Việt Nam sống không có trách nhiệm.
Câu 28: Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung…và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ.Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Các bạn trẻ không tôn trọng dân tộc mình.
B. Các bạn trẻ tôn trọng dân tộc mình.
C. Các bạn trẻ sống vô tâm.
D. Các bạn trẻ sống vô trách nhiệm.
Câu 29: Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì?
A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình.
B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.
C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.
D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực.
Câu 30: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc có vai trò như thế nào đối với nước ta trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc?
A. Điều kiện.
B. Tiền đề.
C. Động lực.
D. Đòn bẩy.
Câu 1: A. đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới
Lời giải: Sự khác biệt về tự nhiên, lịch sử, văn hóa,... tạo nên sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hóa trên thế giới.
Câu 2: D. hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị
Lời giải: Sự đa dạng được biểu hiện qua nhiều khía cạnh như hình dáng, lời nói, cách ứng xử và các giá trị văn hóa.
Câu 3: D. Tất cả đáp án trên
Lời giải: Sự đa dạng của dân tộc và văn hóa biểu hiện qua nhiều yếu tố như chủng tộc, ngôn ngữ, ẩm thực,...
Câu 4: D. B và C
Lời giải: Nhận định B và C mang tính hạn chế và không phù hợp trong việc đánh giá sự đa dạng văn hóa.
Câu 5: A. Ngôn ngữ, trang phục, tập quán
Lời giải: Đây là những yếu tố đặc trưng cơ bản của mỗi dân tộc.
Câu 6: D. 54
Lời giải: Việt Nam có 54 dân tộc anh em, với người Kinh là dân tộc đa số.
Câu 7: C. Bánh chưng
Lời giải: Bánh chưng là món ăn truyền thống đặc trưng trong dịp Tết của người Việt.
Câu 8: B. Mắc khén
Lời giải: Mắc khén là loại gia vị đặc trưng trong ẩm thực của người Tây Bắc.
Câu 9: A. Mỹ
Lời giải: Tượng Nữ thần Tự do là biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ.
Câu 10: D. Tình cảm/ tập quán/ vốn quý
Lời giải: Nét riêng về tình cảm, truyền thống, tập quán là vốn quý cần được tôn trọng.
Câu 11: B. Cần học tập, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc
Lời giải: Học hỏi có chọn lọc giúp giữ gìn bản sắc và tránh tiếp nhận những yếu tố không phù hợp.
Câu 12: C. Italia
Lời giải: Pizza, tháp nghiêng Pisa, và Leonardo Da Vinci là biểu tượng của nước Ý.
Câu 13: A. Da vàng
Lời giải: Người Việt Nam thuộc chủng tộc da vàng.
Câu 14: C. Nhật Bản
Lời giải: Nhật Bản được mệnh danh là "đất nước mặt trời mọc".
Câu 15: B. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán,… của các dân tộc
Lời giải: Đây là ý đúng vì phản ánh giá trị của sự đa dạng văn hóa.
Câu 16: D. Cả A và C đều đúng
Lời giải: Tìm hiểu và tiếp thu giá trị tốt đẹp cùng lòng tự hào dân tộc là biểu hiện của sự tôn trọng.
Câu 17: A. Vì quá trình hội nhập sâu rộng giữa các quốc gia diễn ra rất nhanh chóng
Lời giải: Hội nhập toàn cầu đòi hỏi sự tôn trọng và học hỏi lẫn nhau.
Câu 18: A. Vì đó được coi như là một cách quảng bá hình ảnh của đất nước tới bạn bè quốc tế, giúp mọi người hiểu được về văn hóa của đất nước họ
Lời giải: Giới thiệu nét văn hóa đặc trưng giúp xây dựng hình ảnh đất nước.
Câu 19: D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Lời giải: Văn hóa có thể được tìm hiểu thông qua hội thảo, sách báo, và phim ảnh.
Câu 20: A. Ẩm thực
Lời giải: Việc tìm hiểu và thưởng thức món ăn nước ngoài thể hiện sự tôn trọng ẩm thực.
Câu 21: B. Hiểu biết về những thành tựu về các ngành khoa học kĩ thuật, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật
Lời giải: Tôn trọng và học hỏi văn hóa giúp mở rộng hiểu biết và phát triển toàn diện.
Câu 22: D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Lời giải: Tôn trọng sự đa dạng giúp làm phong phú văn hóa, tăng cơ hội hợp tác và bình đẳng.
Câu 23: D. Cả A,B,C
Lời giải: Các hoạt động như học tiếng Anh, công nghệ, phong tục tập quán đều thuộc việc học hỏi văn hóa.
Câu 24: D. Cả A,B,C
Lời giải: Những hành động này thể hiện sự thiếu tôn trọng văn hóa dân tộc.
Câu 25: A. Giáo dục và đào tạo
Lời giải: Việc liên kết giữa các cơ sở giáo dục là hoạt động học hỏi trong lĩnh vực giáo dục.
Câu 26: A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ
Lời giải: Hiệp định sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình liên quan đến khoa học và công nghệ.
Câu 27: A. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố không tích cực từ các nước phương Tây
Lời giải: Tình trạng này cho thấy sự học hỏi thiếu chọn lọc và phù hợp.
Câu 28: A. Các bạn trẻ không tôn trọng dân tộc mình
Lời giải: Việc bài trừ nhạc truyền thống cho thấy sự thiếu tôn trọng văn hóa dân tộc.
Câu 29: A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình
Lời giải: Học hỏi có chọn lọc giúp tiếp thu những điều tốt đẹp mà không làm mất bản sắc.
Câu 30: C. Động lực
Lời giải: Tôn trọng và học hỏi văn hóa khác là động lực giúp phát triển đất nước.
Tìm kiếm tài liệu GDCD 8 tại đây