CH: Trong thời gian sinh hoạt hè ở địa phương, bạn Hoa được phân công tuyên truyền, vận động mọi người ở cộng đồng về phòng, chống ma túy. Em hãy tư vấn cho bạn Hoa về nội dung cần tuyên truyền, vận động.
1. Quy định tại Luật phòng, chống ma túy
a. Chất ma túy, cây có chứa chất ma túy và người nghiện ma túy
CH: Theo em, chất ma túy là gì? Những cây nào có chứa chất ma túy? Thế nào là người nghiện ma túy?
b. Các hành vi bị nghiêm cấm
CH: 1. Nhà trường tổ chức xét nghiệm để phát hiện học sinh sử dụng trái phép chất ma túy. Bạn An không tham gia thì có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
2. Theo em, các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống ma túy?
c. Trách nhiệm của cá nhân, gia đinh trong phòng, chống ma túy
CH: Theo em, cá nhân, gia đình cần phải làm gì để phòng, chống ma túy?
2. Quy định tại một số văn bản khác
CH: Trong các tình huống sau, có những hành vi nào vi phạm pháp luật, vì sao?
1. Nhà bạn G ở trên núi, rất xa trạm y tế. Bố mẹ G trồng mấy cây thuốc phiện để làm thuốc uống khi nhà có người đau bụng.
2. Sáng nay, cô H được bác hàng xóm nhờ chuyển một gói hàng đã niêm phong cho một tài xế xe tải ở thị trấn. Vì vội đi làm nên cô cũng không hỏi là hàng gì. Mấy hôm sau, cô H thấy báo chí đưa tin công an vừa phát hiện một vụ vận chuyển trái phép chất ma túy, ảnh chụp tang vật chính là gói hàng bác hàng xóm đã nhờ cô chuyển cho tài xế.
1. Tác hại của ma túy
CH: Bạn A sinh ra trong một gia đình đông con, hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Do mải chơi nên bạn A bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo sử dụng chất ma túy một số lần.
Theo em, nếu bạn A nghiện ma túy thì sẽ gây những tác hại gì cho bản thân, gia đình và xã hội?
2. Hình thức, con đường gây nghiện ma túy
a. Quá trình nghiện ma túy
CH: Em hãy quan sát Hình 3.7 và cho biết: Quá trình nghiện ma túy gồm những giai đoạn nào?
b. Một số nguyên nhân dẫn tới nghiện ma túy
CH: Theo em, nguyên nhân dẫn tới nghiên ma túy là gì? Nguyên nhân nào là chính?
Luyện tập
CH: 1. K và Q là bạn thân. Một lần, tình cờ K xem quảng cáo trên internet về một số chất không phải ma túy (bóng cười, keo con chó,...) nhưng khi hít các chất này sẽ gây hưng phấn, kích thích thần kinh, tạo cảm giác vui vẻ, mê man. K rủ Q mua về dùng thử. Nếu thấy sắp bị nghiện thì phải dừng lại ngay.
Nếu em là bạn Q, em sẽ làm gì để ngăn cản bạn K?
2. Bạn em có những biểu hiện như ngáp vặt, ngủ gật, toát mồ hôi, học lực giảm sút,...thì có thể kết luận bạn em bị nghiện ma túy không? Vì sao?
CH: Em hãy nêu những việc học sinh cần làm và không được làm để phòng, chống ma túy.
CH: Gia đình bạn T thuộc hộ nghèo. Lên lớp 10, T học ở trường cách xa nhà nên phải thuê nhà trọ. Đã mấy tháng nay T chưa trả tiền nhà và tiền ăn cũng sắp hết. Đúng lúc này, H - một thanh niên T mới quen đề nghị trả tiền thuê nhà cả năm nếu T đồng ý mỗi tháng cho H mượn phòng trọ một giờ. T vội nhận lời ngay và cũng không hỏi H mượn phòng trọ để làm gì. Một hôm đi học về, T thấy công an xã bắt quả tang H đang mua bán chất trái phép ma túy tại phòng trọ của mình.
Theo em, có những hành vi vi phạm pháp luật nào trong tình huống trên?
CH: Em hãy xây dựng và trình bày trước lớp một trong hai nội dung sau:
1. Báo cáo về chủ đề: "Chúng em nói không với ma túy học đường".
2. Kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người ở cộng đồng nơi em ở về phòng, chống ma túy.
Phần II. Lời giải tham khảo
BÀI 3: MA TÚY, TÁC HẠI CỦA MA TÚY
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Trong thời gian sinh hoạt hè ở địa phương, bạn Hoa được phân công tuyên truyền, vận động mọi người ở cộng đồng về phòng, chống ma túy. Em hãy tư vấn cho bạn Hoa về nội dung cần tuyên truyền, vận động.
Trả lời: Để tuyên truyền, vận động mọi người về phòng, chống ma túy, bạn Hoa có thể thực hiện những nội dung sau:
Giải thích cho mọi người biết ma túy là gì, các chất ma túy thường gặp và tác hại nghiêm trọng của ma túy đối với sức khỏe, gia đình và xã hội.
Nâng cao nhận thức về những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến ma túy theo quy định của pháp luật.
Kêu gọi mọi người tích cực tham gia phát hiện, tố cáo các hành vi buôn bán, tàng trữ và sử dụng ma túy.
Hướng dẫn các gia đình để cao cảnh giác, quan tâm và giáo dục con em về tác hại của ma túy.
Tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng chống ma túy cho người dân.
I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
1. Quy định tại Luật phòng, chống ma túy
a. Chất ma túy, cây có chứa chất ma túy và người nghiện ma túy
Câu hỏi: Theo em, chất ma túy là gì? Những cây nào có chứa chất ma túy? Thế nào là người nghiện ma túy?
Trả lời:
Chất ma túy là các hóa chất tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây ảo giác, phụ thuộc và gây nghiện cho người sử dụng.
Những cây có chứa chất ma túy: Thuốc phiện, cành cục, cần sa.
Người nghiện ma túy là người có hành vi sử dụng ma túy nhiều lần và bị lệ thuộc về vật chất lẫn tinh thần đối với chất ma túy.
b. Các hành vi bị nghiêm cấm
Câu hỏi 1: Nhà trường tổ chức xét nghiệm để phát hiện học sinh sử dụng trái phép chất ma túy. Bạn An không tham gia thì có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
Trả lời: Bạn An đã vi phạm pháp luật vì Luật Phòng, chống ma túy quy định rõ việc các nhân có trách nhiệm tham gia xét nghiệm khi có yêu cầu để phát hiện và ngăn chặn tình trạng sử dụng ma túy.
Câu hỏi 2: Theo em, các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống ma túy?
Trả lời: Các hành vi nghiêm cấm bao gồm:
Trồng, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển chất ma túy.
Tổ chức, xúi giục, dụ dỗ người khác sử dụng ma túy.
Lợi dụng danh nghĩa cá nhân, tổ chức để bao che, móc nối với tội phạm ma túy.
c. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy
Câu hỏi: Theo em, cá nhân, gia đình cần phải làm gì để phòng, chống ma túy?
Trả lời:
Cá nhân: Tìm hiểu kiến thức về tác hại của ma túy, không tham gia sử dụng hoặc hỗ trợ các hành vi liên quan đến ma túy.
Gia đình: Quan tâm, giáo dục con em, không bao che cho người thân nghiện ma túy, tích cực phối hợp với cơ quan chức năng trong việc phòng, chống ma túy.
Tìm kiếm tài liệu học tập Quốc phòng an ninh 10 Tại Đây