VÈ - Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Khái niệm về vè:

 Trong văn học dân gian Việt Nam, vè là một loại diễn xướng rất phổ biến trong sinh hoạt văn hóa dân gian thuở trước. Vè đã xuất hiện từ thời phong kiến, đặc biệt phát triển mạnh trong các thế kỉ XIII-thế kỉ XX và vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Sự xuất hiện này như một bước nhảy vọt của văn tự sự dân gian. Vè như là một câu chuyện được kể theo văn vần với nhiều hình thức khác nhau như câu 4 chữ,5 chữ, lục bát… Khi đọc những bài vè, ta có thể thấy chủ yếu có chủ đề phản ánh hiện thực ở mỗi địa phương nhất định, bộc lộ thái độ của người dân trước một sự việc hay một sự việc nào đó. Đối với những người dân thời ấy, vè đóng vai trò như một bản tin dí dỏm, nắm bắt kịp thông tin mỗi ngày rồi truyền đi để gây dư luận. Ta có thể phân loại nội dung với 3 mảng lớn bao gồm:

  • Vè sự vật 
  • Vè thế sự hay còn được gọi là vè sinh hoạt xã hội
  • Vè lịch sử

Dẫn chứng:

Nghe vẻ nghe ve 

Nghe vè hương chức

Người mà không cực

Giàu có bạc ngàn

Hương chủ trong làng

Muốn tìm vợ bé

Bộ Mỗ cũng lẹ

Mới đi làm mai

Mua rượu hai chai

Đem về để đó

Mới kêu thầy có

Mà hỏi đôi lời

Em chịu ở đời với người giàu có

Vợ thì ta có 

Mà không có con

Kiếm gái còn non

Đem về nối nghiệp

 

Nội dung của bài vè nói lên thân phận của người dân dưới chế độ phong kiến trước khi thực dân Pháp chiếm Nam Kỳ. Phê phán mặt trái của xã hội, các chức việc cấp làng, đả kích thói rượu chè, cờ bạc, con người bị đồng tiền tha hoá,... Ngoài bài vè trên chúng ta có những dẫn chứng về các bài vè có nội dung tương tự, có thể tìm đọc trên mạng như: Vè hương chức, vè lễ tết quan, vè hạn hán,...



Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top