Câu 1: Đặc sắc nhất về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn văn nói về các lĩnh vực y tế, thực phẩm, giáo dục… là gì?
A. Lập luận chứng minh
B. Lập luận giải thích
C. Kết hợp giải thích và chứng minh
D. Không có các thao tác trên
Câu 2: Nhận định chính xác nhất về nét đặc sắc nghệ thuật viết văn của Mắc két thể hiện trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
A. Sử dụng phối hợp các phép lập luận khác nhau
B. Có nhiều chứng cứ sinh động, cụ thể, giàu sức thuyết phục
C. Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng
D. Kết hợp các nhận định trên
Câu 3: Các lĩnh vực như ý tế, thực phẩm, giáo dục… được tác giả đưa ra trong bài viết nhằm mục đích gì?
A. Làm cho mọi người thấy chi cho những lĩnh vực này tốn kém
B. Làm nổi bật sự tốn kém, tính phi lí của cuộc chạy đua vũ trang
C. Làm cho mọi người thấy đây là những vấn đề mà các nước nghèo không thể cải thiện được
D. Thể hiện sự hiểu biết về các vấn đề thời sự nóng hổi
Câu 4: Tại sao văn bản được gọi là “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
A. Bởi mục tiêu của tác giả
B. Không chỉ là vấn đề về nguy cơ hạt nhân, mà còn là việc nhấn mạnh vào sứ mệnh của cuộc chiến
C. Tiêu đề thể hiện quan điểm cốt lõi của bài văn, cũng như là một khẩu hiệu, một lời kêu gọi
D. Tất cả các lựa chọn trên
Câu 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "(1)Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lý trí tự nhiên nữa [...]. (2)Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. (3)Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. (4) Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó." (Đấu tranh cho một thế giới hòa bình)
Vấn đề chính được nêu lên trong đoạn văn trên là gì?
A. Chiến tranh hạt nhân là hành động phản lại sự tiến hóa của tự nhiên và loài người.
B. Phải mất rất nhiều năm mới xuất hiện sự sống trên trái đất.
C. Con người là sinh vật ưu tú nhất trong tự nhiên.
D. Các phát minh khoa học gần đây rất tiện lợi cho cuộc sống của con người.
Câu 6: Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác- két được coi là một văn bản nhật dụng vì?
A. Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời
B. Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ, trăn trở về đời sống của tác giả
C. Vì lời văn bản giàu màu sắc biểu cảm
D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì, hấp dẫn
Câu 7: Luận cứ nào sau đây không chứng minh cho luận điểm "Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất" trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của G.G Mác-két?
A. Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người trên trái đất.
B. Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
C. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển với nhiều phát minh mới ra đời.
D. Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn trái với tự nhiên và phản lại sự tin hóa.
Câu 8: Chi tiết nào không đúng khi nói về chiến tranh hạt nhân phi lí và tốn kém
A. Dẫn ví dụ về giáo dục
B. Dẫn ví dụ về y tế
C. Dẫn ví dụ về tiếp tế thực phẩm
D. Dẫn ví dụ về văn hóa
Câu 9: Vì sao tác giả không nêu luận điểm “chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình” lên trước luận điểm “nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất”?
A. Vì tác giả muốn mọi người phải nhận thức được rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất mới đề ra chiến lược hành động tích cực
B. Vì tác giả coi “nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất” là luận điểm quan trọng hơn
C. Vì tác giả coi luận điểm “chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình quan trọng hơn
D. Vì theo tác giả, cả hai luận điểm đều quan trọng, sắp xếp luận điểm thế nào cũng được
Câu 10: Ý nào không phải là lí do mà tác giả đề nghị mở một nhà băng lưu giữ trí nhớ”?
A. Để nhân loại tương lai lo sợ trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân
B. Để nhân loại biết rằng sự sống tồn tại trên tất cả đau khổ và hạnh phúc
C. Để nhân loại tương lai biết rằng những phát minh dã man nào xóa bỏ cuộc sống khỏi vũ trụ này.
D. Để nhân loại tương lai biết rõ những thủ phạm gây ra những nối lo sợ, khổ đau cho con người
Câu 11: Để chứng minh cho sự tốn kém vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tác giả nêu số liệu so sánh "Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni-mít" tương đương với:
A. chi phí chế tạo 100 máy bay ném bom.
B. chi phí dinh dưỡng cho 575 triệu người.
C. chi phí phòng bệnh sốt rét cho hơn 1 tỉ người và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi.
D. chi phí chế tạo 27 tên lửa MX.
Câu 12: Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình?
A. Cần kích thích khoa học kĩ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang
B. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất
C. Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại để ngăn chặn nguy cơ đó
D. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân
Câu 13: Để chứng minh cho sự tốn kém vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tác giả Đấu tranh cho một thế giới hòa bình nêu số liệu so sánh: Cứu trợ y tế, giáo dục sơ đẳng, cung cấp thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ (100 tỉ Đô la) gần tương đương với
A. chi phí bỏ ra cho 100 triệu máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại dương.
B. giá của 149 tên lửa MX.
C. giá của hai tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.
D. chi phí đóng 10 tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân.
Câu 14: Đọc đoạn văn sau:
"(1)Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [...]. (2)Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi... (3)Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó." (Đấu tranh cho một thế giới hòa bình)
Trong câu (1) của đoạn văn trên, chủ ngữ đã bị tác giả lược bỏ. Tìm cụm từ thích hợp nhất trong số các cụm từ dưới đây để khôi phục lại chủ ngữ cho câu.
A. Chủ nghĩa đế quốc.
B. Chiến tranh hạt nhân.
C. Chạy đua vũ trang.
D. Nạn phân biệt chủng tộc.
Câu 15: Để chứng minh cho sự tốn kém vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tác giả Đấu tranh cho một thế giới hòa bình so sánh số tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới với:
A. Giá của hai chiếc tàu nhầm mang vũ khí hạt nhân
B. Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni – mít
C. Giá của 149 tên lửa MX
D. Chi phí chế tạo 27 tên lửa MX
Câu 16: Ngành công nghiệp hạt nhân ra đời cách đây bao nhiêu năm?
A. 40 năm
B. 41 năm
C. 42 năm
D. 43 năm
Câu 17: Dựa vào đặc điểm nào để khẳng định văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình vào phương thức nghị luận?
A. Vì văn bản sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh kết hợp với tự sự.
B. Vì văn bản sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn biểu cảm.
C. Vì văn bản có luận điểm, luận cứ rõ ràng và sử dụng các phép lập luận.
D. Vì văn bản kể lại diễn biến của một câu chuyện theo trình tự thời gian.
Câu 18: Hình ảnh thanh gươm Đa-mô-clét trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, có ý nghĩa gì?
A. Chỉ một nguy cơ tiềm ẩn, có thể sẽ xuất hiện trong tương lai.
B. Chỉ hành động đe dọa người khác bằng vũ khí nguy hiểm.
C. Chỉ một thanh gươm cực kì quý báu.
D. Chỉ mối nguy cơ đe dọa trực tiếp, cực kì nguy hiểm.
Câu 19: Để chứng minh cho sự tốn kém vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tác giả Đấu tranh cho một thế giới hòa bình so sánh gía của 27 tên lửa MX với
A. Tiền trả nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm tới
B. Tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới
C. Chi phí cứu trợ y tế, giáo dục sơ đẳng, cung cấp thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ
D. Chi phí bảo vệ cho hơn 17 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em, riêng cho châu Phi.
Câu 20: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là văn bản viết theo phương thức nào?
A. Miêu tả
B. Nghị luận
C. Tự sự
D. thuyết minh
Đáp án tham khảo:
Câu 1: C. Kết hợp giải thích và chứng minh
Tác giả kết hợp cả hai thao tác giải thích và chứng minh để làm rõ vấn đề trong các lĩnh vực y tế, thực phẩm, giáo dục, nhằm tăng sức thuyết phục.
Câu 2: D. Kết hợp các nhận định trên
Mắc-két sử dụng phối hợp các phép lập luận khác nhau, có nhiều chứng cứ sinh động, và xác định luận điểm, luận cứ rõ ràng để làm nổi bật thông điệp của văn bản.
Câu 3: B. Làm nổi bật sự tốn kém, tính phi lý của cuộc chạy đua vũ trang
Tác giả dùng các ví dụ về y tế, giáo dục và thực phẩm để làm nổi bật rằng nếu các khoản chi này được đầu tư, có thể cải thiện cuộc sống của con người thay vì tốn kém vào chạy đua vũ trang.
Câu 4: D. Tất cả các lựa chọn trên
Văn bản được gọi là "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" vì mục tiêu của tác giả là đấu tranh cho hòa bình, nhấn mạnh vào sự nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân và kêu gọi hành động vì hòa bình.
Câu 5: A. Chiến tranh hạt nhân là hành động phản lại sự tiến hóa của tự nhiên và loài người.
Đoạn văn nhấn mạnh rằng chiến tranh hạt nhân đi ngược lại cả lí trí con người và tự nhiên, gây tổn hại cho tiến hóa.
Câu 6: A. Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời
Văn bản này bàn về vấn đề chiến tranh hạt nhân, một vấn đề thời sự quan trọng, có tính thời đại.
Câu 7: C. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển với nhiều phát minh mới ra đời.
Điều này không phải là luận cứ chứng minh cho nguy cơ chiến tranh hạt nhân mà lại là thông tin liên quan đến tiến bộ khoa học.
Câu 8: D. Dẫn ví dụ về văn hóa
Tác giả không đề cập đến văn hóa như một ví dụ để chứng minh sự phi lý và tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang.
Câu 9: A. Vì tác giả muốn mọi người phải nhận thức được rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất mới đề ra chiến lược hành động tích cực
Tác giả muốn tạo ra nhận thức rõ ràng về nguy cơ trước khi kêu gọi hành động.
Câu 10: A. Để nhân loại tương lai lo sợ trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân
Tác giả không muốn tạo sự sợ hãi, mà mong muốn nhân loại tương lai hiểu rõ các nguy cơ để có hành động.
Câu 11: C. chi phí phòng bệnh sốt rét cho hơn 1 tỉ người và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi
Đây là số liệu được nêu ra để chứng minh sự tốn kém vô lý của cuộc chạy đua vũ trang.
Câu 12: D. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân
Văn bản không đề nghị cần phải chạy đua vũ trang mà phản đối điều đó.
Câu 13: C. giá của hai tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân
Tác giả dùng sự so sánh này để làm nổi bật sự tốn kém và vô lý của cuộc chạy đua vũ trang.
Câu 14: B. Chiến tranh hạt nhân
Câu (1) nói về hành động đi ngược lại lí trí con người và tự nhiên, ám chỉ chiến tranh hạt nhân.
Câu 15: B. Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni – mít
Sự so sánh này giúp làm rõ sự tốn kém vô lý của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.
Câu 16: C. 42 năm
Ngành công nghiệp hạt nhân ra đời vào năm 1943, tức là cách đây khoảng 42 năm.
Câu 17: C. Vì văn bản có luận điểm, luận cứ rõ ràng và sử dụng các phép lập luận
Văn bản có các luận điểm rõ ràng, các luận cứ được xây dựng chặt chẽ, thể hiện phương thức nghị luận.
Câu 18: D. Chỉ mối nguy cơ đe dọa trực tiếp, cực kì nguy hiểm
Hình ảnh thanh gươm Đa-mô-clét tượng trưng cho mối nguy hiểm trực tiếp và đe dọa.
Câu 19: C. Chi phí cứu trợ y tế, giáo dục sơ đẳng, cung cấp thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ
Đây là số liệu so sánh thể hiện sự tốn kém vô lý của cuộc chạy đua vũ trang.
Câu 20: B. Nghị luận
Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là một văn bản nghị luận vì nó trình bày luận điểm rõ ràng và sử dụng các phép lập luận để thuyết phục người đọc.
Tham khảo tài liệu Ngữ văn 9 tại đây