Kiểm tra Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 2: Thực hành tiếng Việt

Câu 1: Việc truy tìm, thu thập và nghiên cứu tài liệu phục vụ các đề tài nghiên cứu khoa học phải đạt yêu cầu nào?

 

A. Thông tin có chọn lọc sao cho phù hợp với một đề tài khoa học.

B. Càng nhiều tài liệu thì bài viết càng sâu sắc.

C. Tham khảo lướt qua để tiết kiệm thời gian.

D. Tham khảo một vài tài liệu quan trọng, không nên tham khảo nhiều tài liệu.

Câu 2: Trích dẫn trực tiếp tài liệu tham khảo là gì?

 

A. Là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.

B. Là trích dẫn một cách mới mẻ, sáng tạo so với tài liệu gốc.

C. Diễn tả lại ý tưởng hoặc kết quả nghiên cứu, nhận định hoặc quan điểm từ các tài liệu khác.

D. Là trích dẫn thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.

Câu 3: Trích dẫn gián tiếp tài liệu tham khảo là gì?

 

A. Là trích dẫn thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.

B. Là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.

C. Là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc đại ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.

D. Là trích dẫn một cách mới mẻ, sáng tạo so với tài liệu gốc.

Câu 4: Đâu là nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo?

 

A. Có thể thay tên tác giả, tên công trình nghiên cứu cho phù hợp bài viết của mình.

B. Tên tác giả nước ngoài và Việt Nam được trình bày giống nhau.

C. Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.

D. Bất cứ nguồn dữ liệu tham khảo nào cũng đáng tin cậy.

Câu 5: Vì sao cần kiểm tra xem tài liệu tham khảo có quá lỗi thời hay không?

 

A. Để tránh sự trùng lặp từ các bài viết khác.

B. Để người đọc không khó khăn khi tìm kiếm tài liệu gốc.

C. Để bài viết mang tính mới mẻ, hiện đại.

D. Để tránh sự “lạc hậu” của quan điểm, giúp bài viết không bị hạn chế về giá trị.

Câu 6: Việc trích dẫn tài liệu có ý nghĩa quan trọng như thế nào với người đọc?

 

A. Người đọc có thể tin tưởng hoàn toàn vào tài liệu mình đang tìm hiểu.

B. Người đọc có thể tìm ra tài liệu gốc.

C. Người đọc được cung cấp nhiều thông tin bổ ích.

D. Người đọc sẽ hiểu tài liệu mình đang đọc hơn.

Câu 7: Đọc đoạn văn bản dưới đây và cho biết người viết đã sử dụng cách trích dẫn nào?

 

Hồ Khánh Vân (2020) cho rằng: "Từ nữ tính được sử dụng vừa như là một danh từ (feminity, womanhood), vừa như là một tính từ (feminine). Nếu từ phụ nữ thường dùng để chỉ đối tượng, chỉ con người mang giống cái, thì từ nữ tính lại dùng để chỉ tính chất, bản tính, tức là đi vào vấn đề bản thể. Nữ tính bao hàm những tính chất đặc trưng của người phụ nữ bộc lộ trong hành vi ứng xử và những mối quan hệ mang tính chuẩn mực khuôn mẫu của xã hội và văn hoá”.

 

A. Mở rộng.

B. Gián tiếp.

C. Trực tiếp.

D. Cả trực tiếp và gián tiếp.

Câu 8: Đọc đoạn văn bản dưới đây và cho biết người viết đã sử dụng cách trích dẫn nào?

 

Lã Nhâm Thìn rất tinh tường: “Hầu hết những hình tượng trong thơ Hồ Xuân Hương đều được sự gợi ý, trực tiếp hay gián tiếp, xa hay gần, mơ màng hay cụ thể, từ vẻ đẹp trần thể của thân thể người phụ nữ. Hồ Xuân Hương có dụng ý kiến tạo hình tượng theo thể hình tuyệt vời ấy" (Lã Nhâm Thìn, 2016, 206).

 

A. Trực tiếp.

B. Gián tiếp.

C. Cả trực tiếp và gián tiếp.

D. Mở rộng.

Câu 9: Danh mục tài liệu tham khảo thường được đặt ở đâu?

 

A. Đầu các bài luận hay báo cáo nghiên cứu.

B. Ngay sau phần trích dẫn.

C. Cuối các bài luận hay báo cáo nghiên cứu.

D. Giữa các bài luận hay báo cáo nghiên cứu.

Câu 10: Chúng ta có thể tìm kiếm tài liệu tham khảo ở đâu?

 

A. Thư viện, nhà sách.

B. Thư viện điện tử, website,…

C. Tạp chí khoa học (giấy, điện tử…)

D. Thư viện, nhà sách, tạp chí khoa học (giấy, điện tử…), internet…

Câu 11: Trích dẫn dưới đây thiếu thành phần nào?

 

Barry, P. (2013). "Bước khởi đầu của lý thuyết- Giới thiệu về lý thuyết văn học và văn hoá" (Cao Hạnh Thủy dịch). Số chuyên đề Bình luận văn học niên san 2013 -2014. tr. 131-142.

 

A. Tên tác giả.

B. Cơ quan xuất bản.

C. Năm xuất bản.

D. Tên bài viết.

Câu 12: Trích dẫn dưới đây thiếu thành phần nào?

 

Lã Nhâm Thìn – Vũ Thanh (Đồng chủ biên, 2016). Giáo trình Văn học Trung đại Việt Nam tập 2.

 

A. Tên tác giả.

B. Nơi xuất bản.

C. Tên tài liệu.

D. Cơ quan xuất bản.

Câu 13: Đoạn văn dưới đây có phần trích dẫn tương ứng với tài liệu tham khảo nào?

 

Có lẽ đó là lí do khiến Belinsky từng coi văn học là nghệ thuật hàng đầu vì “bao hàm trong bản thân nó tất cả mọi yếu tố của các nghệ thuật khác, dường như nó bất ngờ sử dụng được một cách hữu cơ mọi phương tiện khác nhau của các nghệ thuật khác” (Phương Lựu và ctv., 2006).

 

A. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2004. Từ điển thuật ngữ văn học, NXB.Giáo dục, Hà Nội, tr.199.

B. Phương Lựu chủ biên, 2006. Lý luận văn học, NXB. Giáo dục. Hà Nội, tr. 194.

C. Bảo Ninh, 2003. Thân phận của tình yêu (Nỗi buồn chiến tranh), NXB. Phụ nữ, Hà Nội, tr. 9-224.

D. Lê Lưu Oanh, 2006. Văn học và các loại hình nghệ thuật, NXB. Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 196-241.

Câu 14: Đâu là trích dẫn gián tiếp?

 

A. Nhà phê bình văn học Paul Ingendaay (Đức) lại cho rằng “Có vẻ như Coetzee muốn chống lại mọi hình thức đạo đức hóa - cái cách mà thể chế kỳ thị chủng tộc muốn khuếch trương cho danh tiếng của nhà trí thức cấp tiến, muốn nghiền nát nó, bằng cách biến những nhân vật của mình thành những điểm phơi bày của mâu thuẫn hơn là những sứ giả”.

B. Năm 2005, bài viết Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại của Đào Tuấn Ảnh (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8) đã chỉ rõ con đường du nhập lí thuyết hậu hiện đại trên thế giới ở Việt Nam, đặc trưng thẩm mỹ cũng như các khả năng vận dụng lý thuyết văn học nước nhà.

C. Người chậm, nhà văn Hồ Anh Thái đã đánh giá về sức sáng tạo dồi dào của Coetzee: "Gabriel Garcia Marquez có lần đùa mà thật khi ông tổng kết rằng sau khi đoạt giải Nobel văn học, hầu như các nhà văn không viết được nữa, hoặc viết không hay. Điều này không đúng với Coetzee, nhà văn Nam Phi mới nhập quốc tịch Úc, người đoạt giải Nobel năm 2003…”.

D. Per Erik Wästberg (nhà văn Thụy Điển) cũng nhấn mạnh: “Viết có nghĩa là đánh thức những tiếng nói phản tỉnh trong chính mình và dám đối thoại với những tiếng nói đó. Sự hấp dẫn hiểm nghèo của cái ngã nội tại, đó là chủ đề của John Coetzee: giác quan và thân thể những con người, cái phần sâu kín của châu Phi. “Hình dung cái không thể hình dung” là bồn phận của nhà văn”.

 

 

Câu 15: Đâu là trích dẫn gián tiếp?

 

A. Trong công trình J.M. Coetzee: South Africa and the Politics of Writing của David Attwell (University of Califonia Press, 1993), tác giả cho rằng Coetzee đã tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa hậu hiện đại, kết hợp nhuần nhuyễn để giải quyết những căng thẳng đạo đức của cuộc khủng hoảng Nam Phi.

B. Tác giả Trần Hữu Thục (Mỹ) trong bài viết: J.M. Coetzee: Nỗi đau là chân lí (tạp chí: damau.org) nhận định: “Ông không ham viết dài. Các tác phẩm của ông đều rất vừa phải, cô đọng, thường thì không quá 300 trang. Ông viết văn chặt chẽ, cẩn trọng, ít lời, chắc chắn như viết tiểu luận”.

C. Đào Trung Đạo đã chứng minh thái độ ngoại cuộc của nhà văn này: “Tiểu thuyết của Coetzee viết về những hoàn cảnh trong đó ta không còn có thể biết thế nào là phải, thế nào là trái; và nếu như có chọn lấy một thái độ rõ rệt thì thái độ này cũng chẳng đưa đến một kết thúc nào”.

D. Khi chuyên dịch khái niệm postcolonialism, tác giả Phương Lựu gọi là chủ nghĩa hậu thực dân và ông cho rằng “lí luận về chủ nghĩa hậu thực dân chủ yếu nghiên cứu các mối quan hệ về quyền lực văn hóa hiện nay giữa các nước vốn là đế quốc và thuộc địa trước đây, vạch rõ thực chất bá quyền văn hóa của các nước vốn là đế quốc với thế giới thứ ba, đồng thời ra sức tìm ra mô hình mới trong quan hệ văn hóa đông tây trong thời đại hậu thực dân".

Câu 16: Chỉ ra thành phần của một trích dẫn tài liệu dưới đây?

 

Phạm Văn Bùi (2003), Cắt mở đài – bể thận – chủ mô thận theo trục đài thận dưới và đài thận trên trong phẫu thuật sỏi san hô, Luận án Tiến sĩ Y Học, Trường Đại học Y Dược Tp.HCM, Hồ Chí Minh.

 

A. Tên cơ quan ban hành, Năm sáng tác, Nơi xuất bản.

B. Nơi xuất bản, Tên luận án, Năm xuất bản.

C. Tên cơ quan ban hành, Năm sáng tác, Nơi xuất bản, Tên tài liệu tham khảo.

D. Tên tác giả, Năm xuất bản, Tên luận án, Chuyên ngành của Luận án, Nơi xuất bản.

Câu 17: Chỉ ra thành phần của một trích dẫn tài liệu dưới đây?

 

Phạm Thị Thuận (2014). "Lý thuyết phê bình văn học nữ quyền và những hàm ý trong nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam". Tạp chí Khoa học Xã hội TP Hồ Chí Minh. tập 7. số 191. tr. 34-45.

 

A. Tên tác giả, Năm công bố, Tên bài viết, Tên tạp chí.

B. Tên tác giả, Năm công bố, Tên bài viết, Tên tạp chí, Tập, Số, Các trang.

C. Tên bài viết, Tên tạp chí, Tập, Số, Các trang.

D. Tên tác giả, Tên bài viết, Tên tạp chí, Tập, Số.

Câu 18: Chỉ ra thành phần của một trích dẫn tài liệu dưới đây?

 

Nguyễn Thị Tịnh Thy (2017). “Phê bình từ chủ nghĩa nữ tính sinh thái: sự kết hợp giữa “cách mạng giới" và "cách mạng xanh" trong nghiên cứu văn học”. Truy xuất từ web http:// khoavanhoc_ngonngu.edu.vn, ngày 02/10/2017.

 

A. Tên tác giả, Tên bài viết, Tên tạp chí, Tập, Số.

B. Tên tác giả, Năm công bố, Tên bài viết, Tên tạp chí, Tập, Số, Các trang.

C. Tên tác giả, Năm công bố, Tên bài viết, Nguồn truy xuất, Thời gian truy xuất.

D. Nơi xuất bản, Tên luận án, Năm xuất bản.

Câu 19: Đạo văn là gì?

 

A. Là một đoạn văn được người khác hướng dẫn và sau đó chỉnh sửa cho hoàn thiện.

B. Là khai thác, sử dụng ý tưởng hoặc kết quả nghiên cứu của người khác để xây dựng cơ sở lý luận làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu của mình.

C. Là một đoạn văn bản được sao chép từ người khác và được coi là sản phẩm của chính mình hoặc lấy ý tưởng, ngôn ngữ của người khác như thể là đó là những ý tưởng và ngôn ngữ của chính mình.

D. Là diễn giải các ý tưởng và luận cứ khoa học, đánh giá, bình luận và thiết lập được các mối liên hệ giữa các kết quả nghiên cứu với những kết quả đã được công bố trước đó.

Câu 20: Đâu không phải là lỗi đạo văn mà người viết có thể mắc phải?

 

A. Sử dụng đoạn văn, thông tin, số liệu, hình ảnh từ tác phẩm của người khác đưa vào tác phẩm của mình mà không chỉ dẫn đầy đủ nguồn gốc tác phẩm được trích dẫn.

B. Cung cấp chính xác thông tin về tác giả, nguồn của thông tin được trích dẫn.

C. Diễn giải đoạn văn, nội dung trong tác phẩm của người khác bằng ngôn ngữ của mình hoặc tóm tắt nội dung các tác phẩm của người khác mà không dẫn nguồn đầy đủ.

D. Chiếm đoạt tác phẩm của người khác và trình bày như tác phẩm của mình.

Câu 1: Việc truy tìm, thu thập và nghiên cứu tài liệu phục vụ các đề tài nghiên cứu khoa học phải đạt yêu cầu nào?

 

A. Thông tin có chọn lọc sao cho phù hợp với một đề tài khoa học.

B. Càng nhiều tài liệu thì bài viết càng sâu sắc.

C. Tham khảo lướt qua để tiết kiệm thời gian.

D. Tham khảo một vài tài liệu quan trọng, không nên tham khảo nhiều tài liệu.

Câu 2: Trích dẫn trực tiếp tài liệu tham khảo là gì?

 

A. Là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.

B. Là trích dẫn một cách mới mẻ, sáng tạo so với tài liệu gốc.

C. Diễn tả lại ý tưởng hoặc kết quả nghiên cứu, nhận định hoặc quan điểm từ các tài liệu khác.

D. Là trích dẫn thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.

Câu 3: Trích dẫn gián tiếp tài liệu tham khảo là gì?

 

A. Là trích dẫn thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.

B. Là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.

C. Là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc đại ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.

D. Là trích dẫn một cách mới mẻ, sáng tạo so với tài liệu gốc.

Câu 4: Đâu là nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo?

 

A. Có thể thay tên tác giả, tên công trình nghiên cứu cho phù hợp bài viết của mình.

B. Tên tác giả nước ngoài và Việt Nam được trình bày giống nhau.

C. Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.

D. Bất cứ nguồn dữ liệu tham khảo nào cũng đáng tin cậy.

Câu 5: Vì sao cần kiểm tra xem tài liệu tham khảo có quá lỗi thời hay không?

 

A. Để tránh sự trùng lặp từ các bài viết khác.

B. Để người đọc không khó khăn khi tìm kiếm tài liệu gốc.

C. Để bài viết mang tính mới mẻ, hiện đại.

D. Để tránh sự “lạc hậu” của quan điểm, giúp bài viết không bị hạn chế về giá trị.

Câu 6: Việc trích dẫn tài liệu có ý nghĩa quan trọng như thế nào với người đọc?

 

A. Người đọc có thể tin tưởng hoàn toàn vào tài liệu mình đang tìm hiểu.

B. Người đọc có thể tìm ra tài liệu gốc.

C. Người đọc được cung cấp nhiều thông tin bổ ích.

D. Người đọc sẽ hiểu tài liệu mình đang đọc hơn.

Câu 7: Đọc đoạn văn bản dưới đây và cho biết người viết đã sử dụng cách trích dẫn nào?

 

Hồ Khánh Vân (2020) cho rằng: "Từ nữ tính được sử dụng vừa như là một danh từ (feminity, womanhood), vừa như là một tính từ (feminine). Nếu từ phụ nữ thường dùng để chỉ đối tượng, chỉ con người mang giống cái, thì từ nữ tính lại dùng để chỉ tính chất, bản tính, tức là đi vào vấn đề bản thể. Nữ tính bao hàm những tính chất đặc trưng của người phụ nữ bộc lộ trong hành vi ứng xử và những mối quan hệ mang tính chuẩn mực khuôn mẫu của xã hội và văn hoá”.

 

A. Mở rộng.

B. Gián tiếp.

C. Trực tiếp.

D. Cả trực tiếp và gián tiếp.

Câu 8: Đọc đoạn văn bản dưới đây và cho biết người viết đã sử dụng cách trích dẫn nào?

 

Lã Nhâm Thìn rất tinh tường: “Hầu hết những hình tượng trong thơ Hồ Xuân Hương đều được sự gợi ý, trực tiếp hay gián tiếp, xa hay gần, mơ màng hay cụ thể, từ vẻ đẹp trần thể của thân thể người phụ nữ. Hồ Xuân Hương có dụng ý kiến tạo hình tượng theo thể hình tuyệt vời ấy" (Lã Nhâm Thìn, 2016, 206).

 

A. Trực tiếp.

B. Gián tiếp.

C. Cả trực tiếp và gián tiếp.

D. Mở rộng.

Câu 9: Danh mục tài liệu tham khảo thường được đặt ở đâu?

 

A. Đầu các bài luận hay báo cáo nghiên cứu.

B. Ngay sau phần trích dẫn.

C. Cuối các bài luận hay báo cáo nghiên cứu.

D. Giữa các bài luận hay báo cáo nghiên cứu.

Câu 10: Chúng ta có thể tìm kiếm tài liệu tham khảo ở đâu?

 

A. Thư viện, nhà sách.

B. Thư viện điện tử, website,…

C. Tạp chí khoa học (giấy, điện tử…)

D. Thư viện, nhà sách, tạp chí khoa học (giấy, điện tử…), internet…

Câu 11: Trích dẫn dưới đây thiếu thành phần nào?

 

Barry, P. (2013). "Bước khởi đầu của lý thuyết- Giới thiệu về lý thuyết văn học và văn hoá" (Cao Hạnh Thủy dịch). Số chuyên đề Bình luận văn học niên san 2013 -2014. tr. 131-142.

 

A. Tên tác giả.

B. Cơ quan xuất bản.

C. Năm xuất bản.

D. Tên bài viết.

Câu 12: Trích dẫn dưới đây thiếu thành phần nào?

 

Lã Nhâm Thìn – Vũ Thanh (Đồng chủ biên, 2016). Giáo trình Văn học Trung đại Việt Nam tập 2.

 

A. Tên tác giả.

B. Nơi xuất bản.

C. Tên tài liệu.

D. Cơ quan xuất bản.

Câu 13: Đoạn văn dưới đây có phần trích dẫn tương ứng với tài liệu tham khảo nào?

 

Có lẽ đó là lí do khiến Belinsky từng coi văn học là nghệ thuật hàng đầu vì “bao hàm trong bản thân nó tất cả mọi yếu tố của các nghệ thuật khác, dường như nó bất ngờ sử dụng được một cách hữu cơ mọi phương tiện khác nhau của các nghệ thuật khác” (Phương Lựu và ctv., 2006).

 

A. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2004. Từ điển thuật ngữ văn học, NXB.Giáo dục, Hà Nội, tr.199.

B. Phương Lựu chủ biên, 2006. Lý luận văn học, NXB. Giáo dục. Hà Nội, tr. 194.

C. Bảo Ninh, 2003. Thân phận của tình yêu (Nỗi buồn chiến tranh), NXB. Phụ nữ, Hà Nội, tr. 9-224.

D. Lê Lưu Oanh, 2006. Văn học và các loại hình nghệ thuật, NXB. Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 196-241.

Câu 14: Đâu là trích dẫn gián tiếp?

 

A. Nhà phê bình văn học Paul Ingendaay (Đức) lại cho rằng “Có vẻ như Coetzee muốn chống lại mọi hình thức đạo đức hóa - cái cách mà thể chế kỳ thị chủng tộc muốn khuếch trương cho danh tiếng của nhà trí thức cấp tiến, muốn nghiền nát nó, bằng cách biến những nhân vật của mình thành những điểm phơi bày của mâu thuẫn hơn là những sứ giả”.

B. Năm 2005, bài viết Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại của Đào Tuấn Ảnh (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8) đã chỉ rõ con đường du nhập lí thuyết hậu hiện đại trên thế giới ở Việt Nam, đặc trưng thẩm mỹ cũng như các khả năng vận dụng lý thuyết văn học nước nhà.

C. Người chậm, nhà văn Hồ Anh Thái đã đánh giá về sức sáng tạo dồi dào của Coetzee: "Gabriel Garcia Marquez có lần đùa mà thật khi ông tổng kết rằng sau khi đoạt giải Nobel văn học, hầu như các nhà văn không viết được nữa, hoặc viết không hay. Điều này không đúng với Coetzee, nhà văn Nam Phi mới nhập quốc tịch Úc, người đoạt giải Nobel năm 2003…”.

D. Per Erik Wästberg (nhà văn Thụy Điển) cũng nhấn mạnh: “Viết có nghĩa là đánh thức những tiếng nói phản tỉnh trong chính mình và dám đối thoại với những tiếng nói đó. Sự hấp dẫn hiểm nghèo của cái ngã nội tại, đó là chủ đề của John Coetzee: giác quan và thân thể những con người, cái phần sâu kín của châu Phi. “Hình dung cái không thể hình dung” là bồn phận của nhà văn”.

 

 

Câu 15: Đâu là trích dẫn gián tiếp?

 

A. Trong công trình J.M. Coetzee: South Africa and the Politics of Writing của David Attwell (University of Califonia Press, 1993), tác giả cho rằng Coetzee đã tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa hậu hiện đại, kết hợp nhuần nhuyễn để giải quyết những căng thẳng đạo đức của cuộc khủng hoảng Nam Phi.

B. Tác giả Trần Hữu Thục (Mỹ) trong bài viết: J.M. Coetzee: Nỗi đau là chân lí (tạp chí: damau.org) nhận định: “Ông không ham viết dài. Các tác phẩm của ông đều rất vừa phải, cô đọng, thường thì không quá 300 trang. Ông viết văn chặt chẽ, cẩn trọng, ít lời, chắc chắn như viết tiểu luận”.

C. Đào Trung Đạo đã chứng minh thái độ ngoại cuộc của nhà văn này: “Tiểu thuyết của Coetzee viết về những hoàn cảnh trong đó ta không còn có thể biết thế nào là phải, thế nào là trái; và nếu như có chọn lấy một thái độ rõ rệt thì thái độ này cũng chẳng đưa đến một kết thúc nào”.

D. Khi chuyên dịch khái niệm postcolonialism, tác giả Phương Lựu gọi là chủ nghĩa hậu thực dân và ông cho rằng “lí luận về chủ nghĩa hậu thực dân chủ yếu nghiên cứu các mối quan hệ về quyền lực văn hóa hiện nay giữa các nước vốn là đế quốc và thuộc địa trước đây, vạch rõ thực chất bá quyền văn hóa của các nước vốn là đế quốc với thế giới thứ ba, đồng thời ra sức tìm ra mô hình mới trong quan hệ văn hóa đông tây trong thời đại hậu thực dân".

Câu 16: Chỉ ra thành phần của một trích dẫn tài liệu dưới đây?

 

Phạm Văn Bùi (2003), Cắt mở đài – bể thận – chủ mô thận theo trục đài thận dưới và đài thận trên trong phẫu thuật sỏi san hô, Luận án Tiến sĩ Y Học, Trường Đại học Y Dược Tp.HCM, Hồ Chí Minh.

 

A. Tên cơ quan ban hành, Năm sáng tác, Nơi xuất bản.

B. Nơi xuất bản, Tên luận án, Năm xuất bản.

C. Tên cơ quan ban hành, Năm sáng tác, Nơi xuất bản, Tên tài liệu tham khảo.

D. Tên tác giả, Năm xuất bản, Tên luận án, Chuyên ngành của Luận án, Nơi xuất bản.

Câu 17: Chỉ ra thành phần của một trích dẫn tài liệu dưới đây?

 

Phạm Thị Thuận (2014). "Lý thuyết phê bình văn học nữ quyền và những hàm ý trong nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam". Tạp chí Khoa học Xã hội TP Hồ Chí Minh. tập 7. số 191. tr. 34-45.

 

A. Tên tác giả, Năm công bố, Tên bài viết, Tên tạp chí.

B. Tên tác giả, Năm công bố, Tên bài viết, Tên tạp chí, Tập, Số, Các trang.

C. Tên bài viết, Tên tạp chí, Tập, Số, Các trang.

D. Tên tác giả, Tên bài viết, Tên tạp chí, Tập, Số.

Câu 18: Chỉ ra thành phần của một trích dẫn tài liệu dưới đây?

 

Nguyễn Thị Tịnh Thy (2017). “Phê bình từ chủ nghĩa nữ tính sinh thái: sự kết hợp giữa “cách mạng giới" và "cách mạng xanh" trong nghiên cứu văn học”. Truy xuất từ web http:// khoavanhoc_ngonngu.edu.vn, ngày 02/10/2017.

 

A. Tên tác giả, Tên bài viết, Tên tạp chí, Tập, Số.

B. Tên tác giả, Năm công bố, Tên bài viết, Tên tạp chí, Tập, Số, Các trang.

C. Tên tác giả, Năm công bố, Tên bài viết, Nguồn truy xuất, Thời gian truy xuất.

D. Nơi xuất bản, Tên luận án, Năm xuất bản.

Câu 19: Đạo văn là gì?

 

A. Là một đoạn văn được người khác hướng dẫn và sau đó chỉnh sửa cho hoàn thiện.

B. Là khai thác, sử dụng ý tưởng hoặc kết quả nghiên cứu của người khác để xây dựng cơ sở lý luận làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu của mình.

C. Là một đoạn văn bản được sao chép từ người khác và được coi là sản phẩm của chính mình hoặc lấy ý tưởng, ngôn ngữ của người khác như thể là đó là những ý tưởng và ngôn ngữ của chính mình.

D. Là diễn giải các ý tưởng và luận cứ khoa học, đánh giá, bình luận và thiết lập được các mối liên hệ giữa các kết quả nghiên cứu với những kết quả đã được công bố trước đó.

Câu 20: Đâu không phải là lỗi đạo văn mà người viết có thể mắc phải?

 

A. Sử dụng đoạn văn, thông tin, số liệu, hình ảnh từ tác phẩm của người khác đưa vào tác phẩm của mình mà không chỉ dẫn đầy đủ nguồn gốc tác phẩm được trích dẫn.

B. Cung cấp chính xác thông tin về tác giả, nguồn của thông tin được trích dẫn.

C. Diễn giải đoạn văn, nội dung trong tác phẩm của người khác bằng ngôn ngữ của mình hoặc tóm tắt nội dung các tác phẩm của người khác mà không dẫn nguồn đầy đủ.

D. Chiếm đoạt tác phẩm của người khác và trình bày như tác phẩm của mình.

Đáp án tham khảo:

Câu 1: Đáp án A. Thông tin có chọn lọc sao cho phù hợp với một đề tài khoa học.
Giải thích: Việc thu thập tài liệu cần tập trung vào những thông tin liên quan và phù hợp với đề tài để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

Câu 2: Đáp án A. Là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.
Giải thích: Trích dẫn trực tiếp là việc dẫn lại nguyên văn tài liệu gốc và thường được đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 3: Đáp án C. Là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc đại ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.
Giải thích: Trích dẫn gián tiếp không giữ nguyên văn bản mà chỉ diễn giải ý tưởng bằng cách viết của người trích dẫn.

Câu 4: Đáp án C. Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.
Giải thích: Nguyên tắc này giúp đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy của nguồn tham khảo.

Câu 5: Đáp án D. Để tránh sự “lạc hậu” của quan điểm, giúp bài viết không bị hạn chế về giá trị.
Giải thích: Tài liệu lỗi thời có thể chứa những quan điểm không còn phù hợp, làm giảm giá trị của bài viết.

Câu 6: Đáp án B. Người đọc có thể tìm ra tài liệu gốc.
Giải thích: Trích dẫn giúp người đọc tra cứu nguồn gốc thông tin để kiểm chứng và tham khảo thêm.

Câu 7: Đáp án C. Trực tiếp.
Giải thích: Đoạn văn trích dẫn nguyên văn ý kiến từ tài liệu gốc và đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 8: Đáp án A. Trực tiếp.
Giải thích: Đoạn văn dẫn nguyên văn ý kiến của tác giả, kèm theo trích dẫn nguồn cụ thể.

Câu 9: Đáp án C. Cuối các bài luận hay báo cáo nghiên cứu.
Giải thích: Danh mục tài liệu tham khảo thường được đặt ở phần cuối bài viết để người đọc dễ dàng tra cứu.

Câu 10: Đáp án D. Thư viện, nhà sách, tạp chí khoa học (giấy, điện tử…), internet…
Giải thích: Tài liệu tham khảo có thể tìm từ nhiều nguồn khác nhau như thư viện, tạp chí, hoặc internet.

Câu 11: Đáp án B. Cơ quan xuất bản.
Giải thích: Trích dẫn thiếu thông tin về cơ quan xuất bản, cần bổ sung để đầy đủ và chính xác.

Câu 12: Đáp án D. Cơ quan xuất bản.
Giải thích: Trích dẫn thiếu thông tin về cơ quan xuất bản của tài liệu.

Câu 13: Đáp án B. Phương Lựu chủ biên, 2006. Lý luận văn học, NXB. Giáo dục. Hà Nội, tr. 194.
Giải thích: Câu văn trích dẫn khớp với tài liệu này.

Câu 14: Đáp án B. Năm 2005, bài viết Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại của Đào Tuấn Ảnh (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8) đã chỉ rõ con đường du nhập lí thuyết hậu hiện đại trên thế giới ở Việt Nam, đặc trưng thẩm mỹ cũng như các khả năng vận dụng lý thuyết văn học nước nhà.
Giải thích: Đây là cách trích dẫn gián tiếp khi diễn giải nội dung từ tài liệu gốc.

Câu 15: Đáp án A. Trong công trình J.M. Coetzee: South Africa and the Politics of Writing của David Attwell (University of California Press, 1993), tác giả cho rằng Coetzee đã tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa hậu hiện đại, kết hợp nhuần nhuyễn để giải quyết những căng thẳng đạo đức của cuộc khủng hoảng Nam Phi.
Giải thích: Đoạn này diễn giải lại ý chính của tài liệu gốc nên là trích dẫn gián tiếp.

Câu 16: Đáp án D. Tên tác giả, Năm xuất bản, Tên luận án, Chuyên ngành của Luận án, Nơi xuất bản.
Giải thích: Đây là các thành phần cơ bản trong một trích dẫn tài liệu luận án.

Câu 17: Đáp án B. Tên tác giả, Năm công bố, Tên bài viết, Tên tạp chí, Tập, Số, Các trang.
Giải thích: Trích dẫn này cung cấp đầy đủ thông tin về bài báo trong tạp chí khoa học.

Câu 18: Đáp án C. Tên tác giả, Năm công bố, Tên bài viết, Nguồn truy xuất, Thời gian truy xuất.
Giải thích: Đoạn này có cấu trúc trích dẫn dành cho nguồn tài liệu trực tuyến.

Câu 19: Đáp án C. Là một đoạn văn bản được sao chép từ người khác và được coi là sản phẩm của chính mình hoặc lấy ý tưởng, ngôn ngữ của người khác như thể là đó là những ý tưởng và ngôn ngữ của chính mình.
Giải thích: Đạo văn là hành vi vi phạm đạo đức khoa học khi sử dụng không đúng cách ý tưởng hoặc văn bản của người khác.

Câu 20: Đáp án B. Cung cấp chính xác thông tin về tác giả, nguồn của thông tin được trích dẫn.
Giải thích: Đây là hành động đúng trong trích dẫn và không phải là lỗi đạo văn.

Tham khảo tài liệu Ngữ văn 9 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top