Câu 1: Nội dung chính của văn bản Vẻ đẹp của sông Đà là gì?
A. Ngợi ca vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người lao động nơi đây.
B. Ngợi ca vẻ đẹp thơ mộng, kì vĩ của con sông Đà, qua đó thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
C. Miêu tả vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà với sự dữ dội, khốc liệt của thác nước.
D. Miêu tả cảnh vượt thác của người lái đò sông Đà với sự tài hoa nghệ sĩ trong công việc chèo thuyền vượt thác của mình.
Câu 2: Nhận xét về ngôn ngữ của văn bản Vẻ đẹp của sông?
A. Ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh và có sự gợi cảm cao.
B. Ngôn ngữ giàu cảm xúc, chủ yếu vận dụng từ tượng hình để miêu tả con sông Đà.
C. Ngôn ngữ dí dỏm, hài hước, gây được tiếng cười thích thú cho độc giả.
D. Ngôn ngữ lãng mạn, đan xen nhiều yếu tố kì ảo, liên tưởng, tưởng tượng mới mẻ.
Câu 3: Điệp từ tuôn dài trong câu: “Sông dài tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình…” có ý nghĩa gì?
A. Diễn tả mức độ hùng vĩ của thiên nhiên, đất trời Tây Bắc đem lại cảm giác dòng sông cũng rộng lớn như vậy.
B. Diễn tả sự rộng lớn của lòng sông.
C. Diễn tả sự miên man, bất tận của dòng sông trải ra vô tận dọc chiều dài biên giới phía Tây của Tổ quốc.
D. Diễn tả vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn của con sông Đà.
Câu 4: Màu xanh ngọc bích của sông Đà vào mùa xuân mang sắc thái gì?
A. Trong xanh, quý phái và êm nhẹ.
B. Rực rỡ, chói chang, rung động lòng người.
C. Mờ nhạt, không gây nhiều ấn tượng.
D. U ám, lạnh lẽo, hoang vu.
Câu 5: Vì sao đến mùa thu, nước sông Đà lại lừ lừ chín đỏ?
A. Vì đó là dòng phù sa ăm ắp đổ đi khắp ruộng lúc, bờ dâu, bãi mía…để góp phần tô điểm cho sự trù phú của Tổ quốc.
B. Vì mùa thu lá cây chuyển đỏ, khiến màu nước sông Đà cũng chuyển đỏ theo.
C. Vì đến mùa thu, dòng nước sông Đà tự chuyển đỏ một cách kì bí.
D. Vì vốn dĩ dòng nước sông Đà đã có màu đỏ.
Câu 6: Cảnh hai bên bờ sông Đà không được miêu tả bằng hình ảnh nào dưới đây?
A. Bờ sông hồn nhiên như một bờ tiền sử.
B. Hoang dại như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.
C. Lặng tờ như từ Lí, đời Trần, đời Lê.
D. Tấp nập, rộn ràng tiếng người cười nói, tiếng mái chèo rẽ nước của thuyền bè qua lại trên sông.
Câu 7: Nguyễn Tuân đã so sánh sông Đà với điều gì?
A. Như một cố nhân.
B. Như một đứa trẻ thơ.
C. Như một cô thiếu nữ điệu đà.
D. Như một người bạn tri kỉ.
Câu 8: Khung cảnh thiên nhiên hai bên bờ sông như thế nào?
A. U ám, tàn lụi.
B. Tràn đầy sức sống.
C. Hoang vu, xác xơ.
D. Lạnh lẽo, thiếu sức sống.
Câu 9: Cảm xúc của tác giả sau khi gặp lại con sông Đà là gì?
A. Vui như thấy nắng ròn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
B. Nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà.
C. Lặng người ngắm cảnh ven sông yên tĩnh.
D. Buồn bã vì sau đó lại phải chia tay sông Đà để về miền xuôi.
Câu 10: Dòng sông Đà ở hạ nguồn được miêu tả bằng chi tiết nào sau đây?
A. Lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc.
B. Con sông Đà gợi cảm, đối với mỗi người, sông Đà lại gọi một cách.
C. Con sông Đà chưa bao giờ là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu.
D. Con sông Đà hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc.
Câu 11: Văn bản Vẻ đẹp của sông Đà có xuất xứ từ đâu?
A. Trích tùy bút Người lái đò sông Đà.
B. Trích truyện ngắn Người lái đò sông Đà.
C. Trích tiểu thuyết Người lái đò sông Đà.
D. Trích bút kí Người lái đò sông Đà.
Câu 12: Theo tác giả, con sông Đà Tây Bắc có những vẻ đẹp nào?
A. Hung bạo.
B. Trữ tình.
C. Hung bạo và trữ tình.
D. Hung bạo và lãng mạn.
Câu 13: Nguyễn Tuân đã quan sát con sông Đà từ góc độ nào?
A. Từ hai bên bờ sông.
B. Từ trên lưng núi nhìn xuống.
C. Từ trên tàu bay nhìn xuống.
D. Từ phía thượng nguồn xuống hạ nguồn.
Câu 14: Hình dáng con sông Đà như thế nào?
A. Uốn lượn như một dải lụa đào khổng lồ của Tây Bắc.
B. Tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình.
C. Tuôn dài, tuôn dài như một dải lụa đào cuốn quanh vùng Tây Bắc.
D. Uốn lượn như một áng tóc trữ tình.
Câu 15: Đâu là nhận xét về phong cách của nhà văn Nguyễn Tuân?
A. Tài hoa, uyên bác.
B. Trữ tình, chính trị.
C. Tài hoa, chính luận.
D. Trữ tình, chính luận.
Câu 16: Qua văn bản Vẻ đẹp của sông Đà, nhận xét về tình cảm của nhà văn Nguyễn Tuân?
A. Niềm tự hào về đất nước giàu đẹp.
B. Niềm tự hào về con sông Đà rộng lớn với tiềm năng về thủy điện.
C. Niềm tự hào về cảnh sắc Tây Bắc nên thơ, trữ tình.
D. Niệm tự hào về sự hoang sơ, mộc mạc của con người và thiên nhiên Tây Bắc.
Câu 17: Nhận xét về nhịp điệu của câu văn trong văn bản Vẻ đẹp của sông Đà?
A. Nhịp điệu chậm rãi, nhẹ nhàng để diễn tả vẻ đẹp trữ tình nên thơ của con sông.
B. Nhịp điệu hối hả, nhanh, mạnh để miêu tả sự mạnh mẽ, hung bạo của dòng sông.
C. Nhịp điệu chậm rãi, đôi khi nhanh, mạnh để diễn tả sự hung bạo và trữ tình của dòng sông.
D. Nhịp điệu có chút trầm buồn, chất chứa tâm trạng nặng nề, mong nhớ của nhà văn.
Câu 18: Nguyễn Tuân khám phá con sông Đà ở góc độ nào?
A. Góc độ địa lý.
B. Góc độ lịch sử.
C. Góc độ hội họa.
D. Góc độ thẩm mỹ.
Câu 19: Tùy bút Sông Đà đã thể hiện sự thay đổi như thế nào trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân?
A. Tìm kiếm những vẻ đẹp vang bóng một thời, đang tàn lụi dần trong hiện tại.
B. Tập trung vào những vẻ đẹp mang tính nghệ thuật, những con người nghệ sĩ chân chính.
C. Từ việc tìm kiếm những vẻ đẹp vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã khai thác vẻ đẹp của con người và thiên nhiên ngay trong cuộc sống hiện tại.
D. Tìm kiếm và khai thác vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời Tây Bắc.
Câu 20: Tên tuổi của Nguyễn Tuân gắn liền với trào lưu văn học nào ở Việt Nam?
A. Văn học hiện thực những năm 40 của thế kỷ XX.
B. Văn học hiện sinh những năm 70 của thế kỷ XX.
C. Văn học lãng mạn những năm 40 của thế kỷ XX.
D. Văn học cách mạng những năm 50 của thế kỷ XX.
Đáp án tham khảo:
Câu 1: Đáp án B. Ngợi ca vẻ đẹp thơ mộng, kì vĩ của con sông Đà, qua đó thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
Giải thích: Văn bản tập trung miêu tả vẻ đẹp đa dạng của sông Đà, từ thơ mộng, trữ tình đến hùng vĩ, thể hiện tình yêu và niềm tự hào về đất nước.
Câu 2: Đáp án A. Ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh và có sự gợi cảm cao.
Giải thích: Ngôn ngữ trong bài tùy bút vừa giàu tính hình ảnh, vừa giàu cảm xúc, giúp làm nổi bật vẻ đẹp của sông Đà.
Câu 3: Đáp án C. Diễn tả sự miên man, bất tận của dòng sông trải ra vô tận dọc chiều dài biên giới phía Tây của Tổ quốc.
Giải thích: Điệp từ "tuôn dài" nhấn mạnh sự mênh mang, không giới hạn của dòng sông.
Câu 4: Đáp án A. Trong xanh, quý phái và êm nhẹ.
Giải thích: Màu xanh ngọc bích của sông Đà vào mùa xuân gợi lên sự thanh bình, quý phái và tinh khôi.
Câu 5: Đáp án A. Vì đó là dòng phù sa ăm ắp đổ đi khắp ruộng lúc, bờ dâu, bãi mía…để góp phần tô điểm cho sự trù phú của Tổ quốc.
Giải thích: Màu nước đỏ của sông Đà vào mùa thu là màu của phù sa bồi đắp.
Câu 6: Đáp án D. Tấp nập, rộn ràng tiếng người cười nói, tiếng mái chèo rẽ nước của thuyền bè qua lại trên sông.
Giải thích: Hai bên bờ sông Đà được miêu tả với vẻ hoang sơ, cổ kính, không phải nơi nhộn nhịp.
Câu 7: Đáp án A. Như một cố nhân.
Giải thích: Tác giả so sánh sông Đà như một cố nhân để thể hiện mối quan hệ thân thiết, gần gũi.
Câu 8: Đáp án B. Tràn đầy sức sống.
Giải thích: Thiên nhiên hai bên bờ sông Đà được miêu tả tràn đầy sức sống, tươi mới.
Câu 9: Đáp án A. Vui như thấy nắng ròn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
Giải thích: Cảm xúc vui mừng, phấn khởi của tác giả khi gặp lại sông Đà được miêu tả qua hình ảnh sinh động.
Câu 10: Đáp án A. Lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc.
Giải thích: Ở hạ nguồn, sông Đà lững lờ, mang vẻ trữ tình, khác biệt với sự hung bạo ở thượng nguồn.
Câu 11: Đáp án A. Trích tùy bút Người lái đò sông Đà.
Giải thích: Văn bản "Vẻ đẹp của sông Đà" trích từ tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân.
Câu 12: Đáp án C. Hung bạo và trữ tình.
Giải thích: Con sông Đà được miêu tả với hai vẻ đẹp đối lập nhưng hài hòa: hung bạo và trữ tình.
Câu 13: Đáp án D. Từ phía thượng nguồn xuống hạ nguồn.
Giải thích: Nguyễn Tuân quan sát sông Đà từ thượng nguồn tới hạ nguồn để thể hiện toàn bộ vẻ đẹp của nó.
Câu 14: Đáp án B. Tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình.
Giải thích: Hình dáng dòng sông được ví như một áng tóc mềm mại, lãng mạn.
Câu 15: Đáp án A. Tài hoa, uyên bác.
Giải thích: Phong cách Nguyễn Tuân luôn thể hiện sự tài hoa, am hiểu sâu rộng về nhiều lĩnh vực.
Câu 16: Đáp án A. Niềm tự hào về đất nước giàu đẹp.
Giải thích: Qua văn bản, Nguyễn Tuân bày tỏ niềm tự hào về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.
Câu 17: Đáp án C. Nhịp điệu chậm rãi, đôi khi nhanh, mạnh để diễn tả sự hung bạo và trữ tình của dòng sông.
Giải thích: Nhịp điệu văn thay đổi linh hoạt để phù hợp với từng sắc thái của dòng sông.
Câu 18: Đáp án D. Góc độ thẩm mỹ.
Giải thích: Tác giả khám phá sông Đà từ góc độ thẩm mỹ, coi con sông như một tác phẩm nghệ thuật.
Câu 19: Đáp án C. Từ việc tìm kiếm những vẻ đẹp vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã khai thác vẻ đẹp của con người và thiên nhiên ngay trong cuộc sống hiện tại.
Giải thích: Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân chuyển từ "vang bóng một thời" sang vẻ đẹp thực tế trong cuộc sống.
Câu 20: Đáp án C. Văn học lãng mạn những năm 40 của thế kỷ XX.
Giải thích: Nguyễn Tuân là đại diện tiêu biểu của trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam những năm 40.
Tham khảo tài liệu Ngữ văn 9 tại đây