Câu 1: Câu cầu khiến là câu như thế nào?
A. Là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,...đi, thôi, nào...hay ngữ điệu cầu khiến
B. Là câu có những từ để hỏi như: phải không, đúng không,...hay ngữ điệu để hỏi
C. Là câu có những từ biểu đạt cảm xúc như: ôi, chao, trời ơi,...
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Khi viết, câu cầu khiến thường có đặc điểm gì?
A. Thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
B. Thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
C. Thường kết thúc bằng dấu phẩy, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
D. Thường kết thúc bằng dấu ba chấm, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
Câu 3: Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?
A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến
B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị
C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? (Ngô Tất Tố)
B. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên)
C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội ? (Nam Cao)
D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài)
Câu 5: Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:
A. Khuyên bảo
B. Ra lệnh
C. Yêu cầu
D. Cả A, B, C
Câu 6: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:
A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?
B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
C. Bỏ rác đúng nơi quy định.
D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.
Câu 7: Câu cầu khiến trong những câu dưới đây là:
“Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.”
A. Thôi đừng lo lắng
B. Cứ về đi
C. Mụ già sẽ là nữ hoàng
D. Cả A và B
Câu 8: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?
“Đi nhanh thôi cậu.”
A. Yêu cầu
B. Khuyên bảo
C. Ra lệnh
D. Đề nghị
Câu 9: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cảm thán ?
A. Sử dụng từ ngữ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu.
B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến và dấu chấm than ở cuối câu.
C. Sử dụng từ ngữ cảm thán và dấu hiệu chấm than ở cuối câu.
D. Không có dấu hiệu hình thức đặc trưng.
Câu 10: Dòng nào, tất cả các từ đều là từ ngữ cảm thán?
A. Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào.
B. ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi...
C.Hãy, ôi, than ôi, biết chừng nào...
D. Ai, gì, nào, à, ư, hả...
Câu 11: Trong các câu sau, câu nào không phải câu cảm thán?
A. Ôi! Bác Hồ ơi những xế chiều/ Nghìn thu thương nhớ Bác bao nhiêu.
B. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!
C. Ai làm cho bể kia đầy/ Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
D. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Câu 12: Trong các câu sau câu nào là câu cảm thán
A. Thương thay cũng một kiếp người!
B. Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
C. Tiến lên chiến sĩ, đồng bào!
D.Một người đã khóc vì chót lừa một con chó
Câu 13: Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc trước tình cảm của một người thân dành cho mình?
A. Tôi rất yêu mẹ của tôi.
B. Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!
C. Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc tôi.
D. Mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương cho chúng tôi.
Câu 14: Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán ?
A. Thế thì con biết làm thế nào được!( Ngô Tất Tố)
B. Thảm hại thay cho nó! (Nam Cao)
C. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn)
D. ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! ( Tố Hữu)
Câu 15: Câu nào dưới đây là câu cảm thán?
A. Cậu có thể giúp mình mở cửa được không?
B. Than ôi! Sao số cụ lại khổ thế này.
C. Anh nên đi sớm đi thì hơn.
D. Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa.
Câu 16: Có thể thay câu "Đi đi con!" bằng câu "Đi thôi con" được không?
A. Có
B. Không
Câu 17: Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau:
“Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:
- Mở cửa!”
A. Từ cầu khiến
B. Ngữ điệu cầu khiến
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 18: Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:
“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”
A. Nên
B. Đừng
C. Không
D. Hãy
Câu 19: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?
“Anh chớ có dây vào hắn mà rước họa vào thân”
A. Yêu cầu
B. Đề nghị
C. Khuyên bảo
D. Ra lệnh
Câu 20: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
..."Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con! hãy can đảm lên! thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra."
Có bao nhiêu câu cầu khiến trong đoạn văn trên?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 1: Câu cầu khiến là câu như thế nào?
Đáp án: A. Là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,...đi, thôi, nào...hay ngữ điệu cầu khiến
Câu 2: Khi viết, câu cầu khiến thường có đặc điểm gì?
Đáp án: A. Thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm câu.
Câu 3: Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?
Đáp án: D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
Đáp án: D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài)
Câu 5: Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:
Đáp án: A. Khuyên bảo
Câu 6: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến?
Đáp án: C. Bỏ rác đúng nơi quy định.
Câu 7: Câu cầu khiến trong những câu dưới đây là:
Đáp án: D. Cả A và B
Câu 8: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?
Đáp án: C. Ra lệnh
Câu 9: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cảm thán?
Đáp án: C. Sử dụng từ ngữ cảm thán và dấu hiệu chấm than ở cuối câu.
Câu 10: Dòng nào, tất cả các từ đều là từ ngữ cảm thán?
Đáp án: B. ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi...
Câu 11: Trong các câu sau, câu nào không phải câu cảm thán?
Đáp án: C. Ai làm cho bể kia đầy/ Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
Câu 12: Trong các câu sau câu nào là câu cảm thán
Đáp án: A. Thương thay cũng một kiếp người!
Câu 13: Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc trước tình cảm của một người thân dành cho mình?
Đáp án: B. Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!
Câu 14: Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán ?
Đáp án: A. Thế thì con biết làm thế nào được!( Ngô Tất Tố)
Câu 15: Câu nào dưới đây là câu cảm thán?
Đáp án: B. Than ôi! Sao số cụ lại khổ thế này.
Câu 16: Có thể thay câu "Đi đi con!" bằng câu "Đi thôi con" được không?
Đáp án: A. Có
Câu 17: Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau:
Đáp án: C. Cả A và B đều đúng
Câu 18: Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:
Đáp án: D. Hãy
Câu 19: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?
Đáp án: C. Khuyên bảo
Câu 20: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đáp án: B. 3
Tìm kiếm tài liệu Ngữ Văn 8 tại đây