Câu 1: Thán từ là gì?
A. Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
B. Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đá
C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.
D. Là những từ dùng để nối các vế câu trong một câu ghép.
Câu 2: Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì?
A. Đối tượng giao tiếp
B. Ngữ điệu
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Câu 3: Đọc đoạn văn sau:
Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ?
A. Trời ơi!
B. Ngày mai con chơi với ai?
C. Khốn nạn thân con thế này?
D. Con ngủ với ai?
Câu 4: Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?
A. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
B. Không, ông giáo ạ!
C. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.
D. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.
Câu 5: Cho câu văn:
“Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm!...”
Từ này trong phần trích “Này! Ông giáo ạ!” thuộc từ loại nào dưới đây?
A. Thán từ.
B. Phó từ.
C. Tình thái từ.
D. Trợ từ.
Câu 6: Từ chao ôi trong câu văn:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương….”
Bộc lộ cảm xúc gì của nhà văn?
A. Than thở vì xúc động mạnh.
B. Than thở vì bất lực.
C. Than thở vì đau đớn.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 7: Đọc đoạn văn sau:
Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?
A. Biểu lộ sự than thở vì bất lực.
B. Biểu lộ sự ngạc nhiên.
C. Biểu lộ sự nghi ngờ.
D. Biểu lộ sự chua chát.
Câu 8: Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?
A. Mai! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi không?
B. Không, bạn ạ!
C. Vâng, con cũng có ý nghĩ như vậy.
D. Cảm ơn bạn, tớ thích món quà đó lắm.
Câu 9: Cho đoạn văn:
“Ốm dậy tôi về quê, hành lí vẻn vẹn chỉ có một cái vali đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại những kỉ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng, đầy những say mê và khát vọng.”
Đoạn văn trên có bao nhiêu thán từ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Cau 10: Thán từ có thể tách ra thành một câu đặc biệt, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 11: Đâu là đáp án chứa thán từ gọi đáp?
A. a, ái, ơ, ô hay, than ôi
B. này, ơi, vâng, dạ, ừ
C. đích, chính, những, có
D. a, ái, ơ, đích, chính
Câu 12: Tìm thán từ trong câu sau:
“Chao ôi! Lạ hương cốm
Rồi lòng ta thế ư?
Thương bạn khi nằm xuống
Sao trời chưa sang thu”.
A. Chao ôi
B. Thế ư
C. Chưa
D. Cả A và B
Câu 13: Có mấy thán từ trong câu dưới đây
Đột nhiên lão bảo tôi:
Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!
À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 14: Tìm thán từ trong câu sau:
“Đã dậy rồi hả trầu?
Ta hái vài lá nhé
Cho bà và cho mẹ
Đừng lụi đi trầu ơi!”
(Đánh thức trầu - Trần Đăng Khoa)
A. Nhé
B. Ơi
C. Nhé, Ơi
D. đi
Câu 15: Thán từ trong câu sau bộc lộ điều gì?
"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu"
A. Thán từ gọi đáp
B. Biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối
C. Biểu thị sự van xin, cầu khẩn
D. Biểu thị thái độ vui sướng
Câu 16: Trong các câu sau có bao nhiêu thán từ:
(1) Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúcc cưới vợ thì giết thịt... Ấy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.
(2) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, hần tiện, xấu xa, hỉ ổi... toàn những cớ dể cho ta tàn nhẫn [...]
A. 2
B. 4
C. 5
D. 1
Câu 17: Trong câu sau không có thán từ: "Vâng? Ông giáo dạy phải? Đối với chúng mình thì thế là sung sướng."
A. Đúng
B. Sai
Câu 18: Câu sau có mấy thán từ:
"Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: “Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không?”.
Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. “Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”.
Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!”.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 19: Thán từ bao gồm mấy loại chính?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 20: Câu sau bao nhiêu có thán từ?
"Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài."
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 1:
Đáp án: B
Giải thích: Thán từ là những từ biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
Câu 2:
Đáp án: C
Giải thích: Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến đối tượng giao tiếp và ngữ điệu để phù hợp với hoàn cảnh.
Câu 3:
Đáp án: A
Giải thích: Câu văn “Trời ơi!” chứa thán từ biểu lộ cảm xúc.
Câu 4:
Đáp án: B
Giải thích: Từ "ạ" là thán từ, biểu thị sự kính trọng, lễ phép.
Câu 5:
Đáp án: A
Giải thích: Từ "này" trong câu “Này! Ông giáo ạ!” là thán từ, dùng để gọi đáp.
Câu 6:
Đáp án: A
Giải thích: Từ "Chao ôi" bộc lộ cảm xúc than thở vì xúc động mạnh.
Câu 7:
Đáp án: A
Giải thích: Thán từ "Trời ơi!" bộc lộ sự than thở vì bất lực của cái Tí.
Câu 8:
Đáp án: A
Giải thích: Từ “Mai!” là thán từ dùng để gọi đáp.
Câu 9:
Đáp án: A
Giải thích: Đoạn văn có một thán từ là “Ôi”.
Câu 10:
Đáp án: A
Giải thích: Thán từ có thể tách ra thành một câu đặc biệt để biểu lộ cảm xúc rõ ràng.
Câu 11:
Đáp án: B
Giải thích: Các từ “này, ơi, vâng, dạ, ừ” là thán từ gọi đáp.
Câu 12:
Đáp án: D
Giải thích: Cả “Chao ôi” và “Thế ư” đều là thán từ, biểu lộ cảm xúc.
Câu 13:
Đáp án: C
Giải thích: Các thán từ trong câu là: “Này!”, “À! Thì ra”.
Câu 14:
Đáp án: C
Giải thích: Từ “nhé” và “ơi” là thán từ, biểu lộ cảm xúc và dùng để gọi đáp.
Câu 15:
Đáp án: B
Giải thích: Thán từ “Than ôi” biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối.
Câu 16:
Đáp án: B
Giải thích: Các thán từ là “Ấy!”, “Chao ôi!” (2 thán từ).
Câu 17:
Đáp án: B
Giải thích: Câu có các thán từ “Vâng”, “ạ”.
Câu 18:
Đáp án: D
Giải thích: Các thán từ là “Ha ha!”, “Ái ái!”, “ơi”, “Lạy”.
Câu 19:
Đáp án: A
Giải thích: Thán từ có hai loại chính: biểu lộ cảm xúc và gọi đáp.
Câu 20:
Đáp án: B
Giải thích: Thán từ trong câu là “ôi”.
Tìm kiếm tài liệu Ngữ Văn 8 tại đây