Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?
A. Song hành
B. Quy nạp
C. Diễn dịch
D. Tổng phân hợp
Câu 2: Câu chủ đề của đoạn văn diễn dịch trên nằm ở vị trí nào?
A. Đầu đoạn
B. Cuối đoạn
C. Giữa đoạn
D. Cả đầu và cuối đoạn
Câu 3: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.
Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?
A. Song hành
B. Quy nạp
C. Diễn dịch
D. Móc xích
Câu 4: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Tắt đèn là một trong những thành tựu xuất sắc của tiểu thuyết Việt Nam trước Cách mạng. Kết cấu tác phẩm chặt chẽ, rất liền mạch, giàu kịch tính. Đặc biệt, với số trang ít ỏi, Tắt đèn đã dựng lên nhiều tính cách điển hình khá hoàn chỉnh trong một số hoàn cành điển hình. Khi vừa ra đời, tác phẩm đã được dư luận tiến bộ nhiệt liệt hoan nghênh.
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Song hành
D. Liệt kê
Câu 5: Câu chủ đề của đoạn văn quy nạp nằm ở vị trí nào?
A. Đầu đoạn
B. Cuối đoạn
C. Giữa đoạn
D. Cả đầu và cuối đoạn
Câu 6: Đoạn văn diễn dịch phù hợp với kiểu văn bản nào?
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Tự sự
Câu 7: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Hiện nay tình hình giao thông tại thành phố có rất nhiều vấn đề phải nói trong đó có vấn đề ùn tắc giao thông. Các tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc là do những lí do sau: gần trường học, có đường ray xe lửa đi qua, thường xuyên gặp nước khi trời mưa, hệ thống tín hiệu đèn giao thông bị hỏng mà không có sự can thiệp kịp thời của cảnh sát giao thông, và ý thức của người dân… chống ùn tắc giao thông là vấn đề của toàn xã hội, chứ không phải của riêng ngành giao thông, công an. Về lâu dài nên mở rộng diện tích đất khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh ra ngoại ô, tức là giãn dân ra xa khu trung hành chính hiện ra để thực hiện vấn đề trên không còn cách nào là phải quy hoạch lại các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện ra xa trung tâm hiện nay.
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Song hành
D. Liệt kê
Câu 8: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Song hành
D. Liệt kê
Câu 9: Đoạn văn quy nạp phù hợp với kiểu văn bản nào?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Hành chính
Câu 10: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Những chiếc điện thoại thông minh giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Chúng không chỉ giúp chúng ta có thể liên lạc với nhau ở khoảng cách xa xôi, kết nối thông tin trên toàn thế giới mà còn giúp chúng ta tiếp cận với những kiến thức của toàn nhân loại. Thế nhưng, nó cũng đem lại cho chúng ta rất nhiều phiền toái như sự trói buộc, lệ thuộc vào điện thoại, những hệ lụy cho con trẻ như nghiện game hay internet, các thông tin đồi trụy, chưa được kiểm duyệt. Có thể nói, điện thoại thông minh vừa mang tới lợi ích nhưng cũng mang tới nhiều tác hại cho con người.
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Song hành
D. Liệt kê
Câu 11: Câu chủ đề của đoạn văn sau nằm ở vị trí nào?
Người hút thuốc không phải là người duy nhất bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Khói và hơi thuốc lá là mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe của người không hút thuốc, đặc biệt là trẻ em. Người không hút thuốc bị cao huyết áp hoặc cholesterol trong máu cao thậm chí có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn khi hít khói thuốc lá. Hút thuốc thụ động góp phần gây ra hàng ngàn ca tử vong sớm do bệnh tim và ung thư phổi. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim ở những người hít khói thuốc lá tại nhà hoặc nơi làm việc cao hơn khoảng 25-30%. Hút thuốc thụ động còn thúc đẩy bệnh tật. Trẻ em sinh ra từ người hút thuốc có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn trẻ em sinh ra từ người không hút thuốc.
A. Đầu đoạn
B. Giữa đoạn
C. Cuối đoạn
D. Cả đầu và cuối đoạn
Câu 12: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Tham nhũng là một trong những vấn nạn hiện nay của xã hội và gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển làm cho kinh tế chậm phát triển, thất thoát, lãnh phí tài sản của dân, thiệt hại ngân sách, gây rối loạn kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng đói nghèo ngày càng trầm trọng. Hơn nữa, nó làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng vào Nhà nước, làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên trong, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch tấn công ta, dẫn đến sụp đổ nếu không kịp thời chấn chỉnh.
A. Quy nạp
B. Song hành
C. Diễn dịch
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 13: Câu chủ đề của đoạn văn sau nằm ở vị trí nào?
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ được thể hiện qua những trang sử những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Đến ngày hôm nay tinh thần đó lại tiếp tục được phát huy. Tinh thần yêu nước luôn tồn tại trong mỗi người không phân biệt tuổi tác: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ”. Hay giai cấp: “Từ những nam nữ công nhân… đến những đồng bào điền chủ…”. Thậm chí là cả khoảng cách địa lý: “Từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...”. Tinh thần yêu nước giống như chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là “thứ của quý”, và trách nhiệm của mỗi người dân là phải giữ gìn và phát huy truyền thống quý giá đó.
A. Đầu đoạn
B. Giữa đoạn
C. Cuối đoạn
D. Đầu và cuối đoạn
Câu 14: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào:
Lời chào hỏi có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp giữa con người với con người. Đặc biệt là đối với con người Việt Nam vốn coi trọng những quy tắc, lễ nghĩa. Lời chào hỏi thường được sử dụng cho cả những người thân quen hoặc xa lạ. Đa số đều do người nhỏ tuổi chào hỏi người lớn tuổi trước. Vai trò của lời chào trong cuộc sống không mang ý nghĩ xã giao như nhiều người thường nghĩ. Một lời chào hỏi trước hết thể hiện được sự tôn trọng đối với người nhận được. Đồng thời, nó còn cho thấy tình cảm quý mến, quan tâm của người nói với người nhận. Một lời chào cũng giống như một lời cảm ơn hay xin lỗi, không làm con người nghèo đi hay giàu lên. Nhưng nó góp phần thể hiện một nhân cách tốt đẹp, trình độ văn minh của con người. Bởi vậy mà ông cha mới có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để khuyên nhủ con người có ý thức giữ gìn những lễ nghi, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
A. Song hành
B. Quy nạp
C. Liệt kê
D. Diễn dịch
Câu 15: Đoạn văn sau được trình bày theo hình thức nào?
Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn. Nhan sắc là sắc đẹp trời phú, là hình hài mẹ cha ban tặng cho mỗi con người nhưng tài năng, tính cách là sự tu dưỡng, rèn luyện ở mỗi cá nhân.. Một bông hoa dù sắc màu rực rỡ nhưng không tỏa ngát hương thơm, liệu có thu hút được ánh nhìn của mọi người được lâu ? Con người cũng vậy, vẻ đẹp ngoại hình sẽ tạo ấn tượng với người khác nhưng sự tài năng và sâu sắc trong tâm hồn sẽ khiến người khác nhớ mãi về bạn. Do đó mỗi người cần có sự chăm chút chính bản thân mình, để "dù bạn không cao nhưng vẫn khiến người khác phải ngước nhìn". Tài năng hay vẻ đẹp tâm hồn ấy dù có sẵn trong mỗi chúng ta nhưng nếu không chịu học hỏi, bồi đắp kiến thức thì chúng cũng sẽ ngủ quên và dần dần biến mất. Mỗi ngày trôi qua, bạn cần học hỏi nhiều hơn, lắng nghe cuộc sống nhiều hơn để nuôi dưỡng tâm hồn. Đó cũng chính là cách bạn yêu thương và trân trọng chính bản thân mình
A. Diễn dịch
B. Song hành
C. Quy nạp
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 16: Câu chủ đề của đoạn văn sau nằm ở vị trí nào?
“Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo.Tuy vậy, theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng. Điều ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính. Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa.Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ. Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút”..
A. Đầu câu
B. Cuối câu
C. Cả đầu và cuối câu
D. Không có câu chủ đề
Câu 17: Câu chủ đề của đoạn văn sau nằm ở vị trí nào?
Việt Nam đã xoá bỏ vụ lúa chiêm giá rét, cho năng xuất thấp, tạo ra vụ lúa xuân cho năng xuất cao. Nhiều giống lúa và cây ăn quả được lại tạo có năng suất cao. Từ một nước phải nhập khẩu gạo, đến nay nước ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn vừa qua.
A. Đầu câu
B. Giữa câu
C. Cuối câu
D. Cả đầu và cuối câu
Câu 18: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào:
Mỗi ngày thức dậy bạn cảm thấy yêu đời hơn. Mỗi ngày thức dậy bạn tìm cho mình một nguồn cảm hứng để làm việc. Mỗi ngày, chúng ta tận hưởng những thú vui khác nhau để cuộc sống này trọn vẹn hơn. Chúng ta không biết được ngày mai ra sao. Chúng ta cũng ta cũng không biết được những chuyện gì sẽ xảy đến. Chính vì thế, chúng ta hãy sống thật trọn vẹn để không phải hối tiếc về những điều đã xảy ra.
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Liệt kê
D. Song hành
Câu 19: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên và để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng.
A. Diễn dịch
B. Song hành
C. Liệt kê
D. Quy nạp
Câu 20: Đoạn văn sau được trình bày theo hình thức nào?
Trong cái tiết trời mùa thu se lạnh, mát mẻ chan hòa ánh nắng đẹp đẽ như hôm nay thì ngày 20/10 lại có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Trong những ngày tri ân đẹp đẽ này, hình ảnh đôi mắt với nhiều nếp nhăn và những lo âu của mẹ luôn hiện hữu trong tâm trí tôi. Bao nhiêu lời yêu thương cũng không đủ để dành tặng cho người phụ nữ cả đời lam lũ vì tôi ấy. Những tia nắng mùa thu mang hơi ấm dịu dàng như cách mẹ tôi quan tâm đến tôi. Ngày 20/10 không chỉ là ngày chúng ta dành những món quà xinh đẹp nhất cho những người phụ nữ yêu thương mà còn là ngày chúng ta biết ơn đến họ.
A. Diễn dịch
B. Song hành
C. Liệt kê
D. Quy nạp
Câu 1:
Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?
Đáp án: A. Song hành
Câu 2:
Câu chủ đề của đoạn văn diễn dịch trên nằm ở vị trí nào?
Đáp án: A. Đầu đoạn
Câu 3:
Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?
Đáp án: C. Diễn dịch
Câu 4:
Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Đáp án: A. Diễn dịch
Câu 5:
Câu chủ đề của đoạn văn quy nạp nằm ở vị trí nào?
Đáp án: B. Cuối đoạn
Câu 6:
Đoạn văn diễn dịch phù hợp với kiểu văn bản nào?
Đáp án: A. Nghị luận
Câu 7:
Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Đáp án: D. Liệt kê
Câu 8:
Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Đáp án: D. Liệt kê
Câu 9:
Đoạn văn quy nạp phù hợp với kiểu văn bản nào?
Đáp án: B. Nghị luận
Câu 10:
Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Đáp án: C. Song hành
Câu 11:
Câu chủ đề của đoạn văn sau nằm ở vị trí nào?
Đáp án: A. Đầu đoạn
Câu 12:
Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Đáp án: C. Diễn dịch
Câu 13:
Câu chủ đề của đoạn văn sau nằm ở vị trí nào?
Đáp án: A. Đầu đoạn
Câu 14:
Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Đáp án: D. Diễn dịch
Câu 15:
Đoạn văn sau được trình bày theo hình thức nào?
Đáp án: A. Diễn dịch
Câu 16:
Câu chủ đề của đoạn văn sau nằm ở vị trí nào?
Đáp án: D. Không có câu chủ đề
Câu 17:
Câu chủ đề của đoạn văn sau nằm ở vị trí nào?
Đáp án: A. Đầu câu
Câu 18:
Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Đáp án: C. Liệt kê
Câu 19:
Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Đáp án: D. Quy nạp
Câu 20:
Đoạn văn sau được trình bày theo hình thức nào?
Đáp án: A. Diễn dịch
Tìm kiếm tài liệu Ngữ Văn 8 tại đây