Kiểm tra Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 Nam quốc sơn hà

Câu 1: Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì?

 

A. So sánh bài thơ Nam quốc sơn hà với các bài thơ khác.

B. Chứng minh bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước.

C. Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà.

D. Phân tích giá trị của bài thơ cho đến ngày nay.

Câu 2: Tác giả đã thể hiện quan điểm như thế nào khi bàn về bài thơ Nam quốc sơn hà?

 

A. Ca ngợi.

B. Khách quan.

C. Tôn trọng.

D. Đáp án khác.

Câu 3: Các luận điểm trong văn bản được xếp theo trình tự nào?

 

A. Theo luận điểm riêng tác giả.

B. Theo trình tự nội dung của câu thơ trong bài thơ Nam quốc sơn hà.

C. Theo trình tự đi từ các nhận định về bài thơ.

D. Không theo trình tự nào.

Câu 4: Ở đoạn văn đầu tiên, tác giả đề cập đến sự phân biệt " đế" và " vương" trong xã hội phong kiến Trung Hoa nhằm mục đích gì?

 

A. Làm rõ sự khẳng định chủ quyền đất nước trong câu thơ đầu.

B. Làm rõ sự khẳng định chủ quyền đất nước trong toàn bài thơ Nam quốc sơn hà.

C. So sánh để thấy sự khác biệt giữa " đế" và " vương".

D. A và B đúng.

Câu 5: Trong cả bốn đoạn văn phân tích, tác giả đã sử dụng hình thức viết nào?

 

A. Diễn dịch.

B. Quy nạp.

C. Tổng - phân - hợp.

D. Móc xích.

Câu 6: Ở đoạn cuối, tác giả đã kết luận điều gì về bài thơ Nam quốc sơn hà?

 

A. Câu kết bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri.

B. Câu thơ có ý nghĩa khơi gợi tinh thần yêu nước.

C. Bài thơ xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

D. Chân lý độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

Câu 7: Tác giả phân tích cách nói "định phận tại thiên thư" để chứng minh cho luận điểm nào?

 

A. Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

B. Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ.

C. Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tỉnh thần yêu nước.

D. Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.

Câu 8: Nam quốc sơn hà khẳng định điều gì?

 

A. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

B. Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền.

C. Khẳng định sự ngang hàng về vị thế với phương Bắc.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 9: Từ “đế” trong bài thơ có ý nghĩa gì?

 

A. Chỉ người đứng đầu đất nước.

B. Chỉ vua, người đứng đầu đất nước, khẳng định sự ngang bằng về vị thế so với phương Bắc.

C. Khẳng định nước Nam của vua nước Nam cai trị.

D. Cả B và C.

Câu 10: Ai là tác giả của văn bản này?

 

A. Nguyễn Văn Sơn.

B. Đinh Văn Sơn.

C. Nguyễn Hữu Sơn.

D. Đinh Hữu Sơn.

Câu 11: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

 

A. Nghị luận.

B. Miêu tả.

C. Thuyết minh.

D. Hành chính - công vụ.

Câu 12: Bố cục tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước chia làm bao nhiêu phần

 

A. 3 phần.

B. 4 phần.

C. 5 phần.

D. 6 phần.

Câu 13: Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

 

A. Lập luận chặt chẽ, chi tiết.

B. Ngôn ngữ triết lý, sắc sảo.

C. Dẫn chứng chính xác thuyết phục.

D. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 14: Nội dung câu đề của tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

 

A. Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với các nước phương Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc.

B. Chân lí hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam.

C. Nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.

D. Kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lí, lẽ phải.

Câu 15: Nội dung câu thực của tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

 

A. Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với các nước phương Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc.

 

B. Chân lí hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam.

C. Nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.

D. Kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lí, lẽ phải.

Câu 16: Nội dung câu luận của tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

 

A. Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với các nước phương Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc.

 

B. Chân lí hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam.

C. Nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.

D. Kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lí, lẽ phải.

Câu 17: Nội dung câu kết của tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

 

A. Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với các nước phương Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc.

 

B. Chân lí hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam.

C. Nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.

D. Kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lí, lẽ phải.

Câu 18: Nam quốc sơn hà được mệnh danh là?

 

A. Áng thiên cổ hùng văn

B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta

C. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta

D. Bài thơ có một không hai

Câu 19: Thể thơ tác giả dùng để viết Nam quốc sơn hà là gì?

 

A. Song thất lục bát

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú

D. Ngũ ngôn tứ tuyệt

Câu 20: Nội dung nào không xuất hiện trong bài Sông núi nước Nam?

 

A. Khẳng định bề dày truyền thống văn hóa của người Việt

B. Khẳng định ranh giới lãnh thổ

C. Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc

D. Cả 3 ý trên

Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: D
Câu 5: A
Câu 6: C
Câu 7: B
Câu 8: D
Câu 9: D
Câu 10: D
Câu 11: A
Câu 12: A
Câu 13: D
Câu 14: B
Câu 15: B
Câu 16: C
Câu 17: D
Câu 18: B
Câu 19: C
Câu 20: A

Tìm kiếm tài liệu Ngữ Văn 8 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top