Câu 1: “Quang Trung đại phá quân Thanh” của tác giả nào?
A. Ngô gia văn phái.
B. Quang Trung.
C. Nguyễn Huệ.
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Câu 2: Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ nào?
A. Dòng họ Ngô Thì.
B. Dòng họ Nguyễn.
C. Dòng họ Lý.
D. Dòng họ Lê.
Câu 3: Ngô Thì Chi (1753 - 1788) có thuộc Ngô gia văn phái không?
A. Có.
B. Không.
Câu 4: “Quang Trung đại phá quân Thanh” trích hồi thứ bao nhiêu của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”?
A. Hồi 12.
B. Hồi 13.
C. Hồi 14.
D. Hồi 15.
Câu 5: Tác phẩm “Quang Trung đại phá quân Thanh” được chia làm mấy phần?
A. 5 phần.
B. 4 phần.
C. 3 phần.
D. 2 phần.
Câu 6: Hoàng Lê nhất thống chí thuộc thể loại nào?
A. Kí.
B. Tiểu thuyết chương hồi.
C. Tùy bút.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 7: Hoàng Lê nhất thống chí gồm bao nhiêu hồi?
A. 20 hồi.
B. 19 hồi.
C. 18 hồi.
D. 17 hồi.
Câu 8: Hình ảnh quân tướng nhà Thanh thua trận được miêu tả như thế nào?
A. Chân thực, sinh động.
B. Quân tướng nhà Thanh thảm bại, hèn nhát.
C. Bỏ chạy bán sống, bán chết.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Nguyễn Huệ lên ngôi và đốc xuất đại quân vào khoảng thời gian nào?
A. Ngày 25 tháng Chạp.
B. Ngày 29 tháng Chạp.
C. Ngày 30 tháng Chạp.
D. Mồng 3 tháng Giêng.
Câu 10: Cuộc chiến của vua Quang Trung trước giặc nào của Trung Quốc?
A. Giặc Thanh.
B. Giặc Minh.
C. Giặc Ngô.
D. Giặc Hán.
Câu 11: Tác phẩm được viết bằng chữ Hán ghi chép lại sự thống nhất của vương triều nhà Lê thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê, đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 12: Trong những đoạn văn nói về cảnh bỏ chạy khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm cảm xúc trong đó, theo em, cảm xúc đó là gì?
A. Sự bênh vực.
B. Sự tiếc nuối.
C. Sự căm phẫn.
D. Lòng thương cảm.
Câu 13: Tại sao tác giả trung thành với nhà Lê nhưng viết chân thực về Quang Trung - “kẻ thù” của họ?
A. Vì họ tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc.
B. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh.
C. Vì họ không yêu nước.
D. Vì họ không có ý thức dân tộc.
Câu 14: Vua Quang Trung mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng chạp nhằm mục đích gì?
A. Cổ vũ động viên tinh thần quân sĩ
B. Để quân sĩ có thời gian nghỉ ngơi trước khi ra t
C. Củng cố tinh thần quân sĩ, thể hiện niềm tin chiến thắng
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Vua Quang Trung mở tiệc khao quân nhằm mục đích gì?
A. Cổ vũ động viên tinh thần quân sĩ.
B. Để quân sĩ có thời gian nghỉ ngơi trước khi ra trận.
C. Củ cố tinh thần quân sĩ, thể hiện niềm tin chiến thắng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 16: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của những đoạn văn tả cảnh vua Quang Trung ra trận?
A. Ghi lại sự kiện lịch sử, diễn biến một cách gấp gáp, khẩn trương qua từng mốc thời gian.
B. Miêu tả cụ thể những hành động của nhân vật chính trong từng trận đánh.
C. Nói lên tương quan đối lập giữa quân ta và quân địch.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 17: Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 18: Hành động, thái độ của vua Lê Chiêu Thống khi nghe tin quân Tây Sơn kéo vào thành?
A. Vua tôi Lê Chiêu Thống xin cầu hòa trước vua Quang Trung.
B. Vua tôi Lê Chiêu Thống chịu trận trước quân Tây Sơn.
C. Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 19: Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?
A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
B. Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình.
C. Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 20: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”.
A. Biện pháp tu từ nhân hóa khiến sự vật, sự việc trở nên gần gũi hơn với con người.
B. Biện pháp nói quá trong chi tiết “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối” nhằm nhấn mạnh tới sự thất bại thảm hại của quân giặc.
C. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh giúp giảm bớt sự đau thương.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 1: “Quang Trung đại phá quân Thanh” của tác giả nào?
Đáp án: A. Ngô gia văn phái.
Câu 2: Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ nào?
Đáp án: A. Dòng họ Ngô Thì.
Câu 3: Ngô Thì Chi (1753 - 1788) có thuộc Ngô gia văn phái không?
Đáp án: A. Có.
Câu 4: “Quang Trung đại phá quân Thanh” trích hồi thứ bao nhiêu của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”?
Đáp án: B. Hồi 13.
Câu 5: Tác phẩm “Quang Trung đại phá quân Thanh” được chia làm mấy phần?
Đáp án: C. 3 phần.
Câu 6: Hoàng Lê nhất thống chí thuộc thể loại nào?
Đáp án: B. Tiểu thuyết chương hồi.
Câu 7: Hoàng Lê nhất thống chí gồm bao nhiêu hồi?
Đáp án: B. 19 hồi.
Câu 8: Hình ảnh quân tướng nhà Thanh thua trận được miêu tả như thế nào?
Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Nguyễn Huệ lên ngôi và đốc xuất đại quân vào khoảng thời gian nào?
Đáp án: C. Ngày 30 tháng Chạp.
Câu 10: Cuộc chiến của vua Quang Trung trước giặc nào của Trung Quốc?
Đáp án: A. Giặc Thanh.
Câu 11: Tác phẩm được viết bằng chữ Hán ghi chép lại sự thống nhất của vương triều nhà Lê thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê, đúng hay sai?
Đáp án: A. Đúng.
Câu 12: Trong những đoạn văn nói về cảnh bỏ chạy khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm cảm xúc trong đó, theo em, cảm xúc đó là gì?
Đáp án: D. Lòng thương cảm.
Câu 13: Tại sao tác giả trung thành với nhà Lê nhưng viết chân thực về Quang Trung - “kẻ thù” của họ?
Đáp án: A. Vì họ tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc.
Câu 14: Vua Quang Trung mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng Chạp nhằm mục đích gì?
Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Vua Quang Trung mở tiệc khao quân nhằm mục đích gì?
Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 16: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của những đoạn văn tả cảnh vua Quang Trung ra trận?
Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 17: Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán đúng hay sai?
Đáp án: A. Đúng.
Câu 18: Hành động, thái độ của vua Lê Chiêu Thống khi nghe tin quân Tây Sơn kéo vào thành?
Đáp án: C. Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn.
Câu 19: Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?
Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 20: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”.
Đáp án: B. Biện pháp nói quá trong chi tiết “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối” nhằm nhấn mạnh tới sự thất bại thảm hại của quân giặc.
Tìm kiếm tài liệu Ngữ Văn 8 tại đây