Câu 1: Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn:
A. Trình bày vấn đề theo trình tự từ ý khái quát đến các ý cụ thể
B. Trình bày vấn đề theo trình tự từ các ý cụ thể đến ý khái quát
C. Trình bày vấn đề theo phong cách khoa học thuận: đi từ khái niệm, đặc điểm đến thực tế.
D. Trình bày vấn đề theo phong cách khoa học ngược: đi từ thực tế đến đặc điểm, khái niệm.
Câu 2: Đoạn văn quy nạp là đoạn văn:
A. Trình bày vấn đề theo trình tự từ ý khái quát đến các ý cụ thể
B. Trình bày vấn đề theo trình tự từ các ý cụ thể đến ý khái quát
C. Trình bày vấn đề theo phong cách khoa học thuận: đi từ khái niệm, đặc điểm đến thực tế.
D. Trình bày vấn đề theo phong cách khoa học ngược: đi từ thực tế đến đặc điểm, khái niệm.
Câu 3: Đoạn văn song song là đoạn văn:
A. Có cấu trúc hình thức và nội dung đối xứng với đoạn văn ở trước đó.
B. Có sự kết hợp giữa phong cách của văn bản thông tin với phong cách của các thể loại văn bản khác.
C. Không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau và cùng có tác dụng làm rõ ý khái quát nêu ở phần trước (hoặc sau) đó.
D. Vừa có câu chủ đề ở đầu đoạn, vừa có câu chủ đề ở cuối đoạn
Câu 4: Đoạn văn phối hợp là đoạn văn:
A. Có cấu trúc hình thức và nội dung đối xứng với đoạn văn ở trước đó.
B. Có sự kết hợp giữa phong cách của văn bản thông tin với phong cách của các thể loại văn bản khác.
C. Không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau và cùng có tác dụng làm rõ ý khái quát nêu ở phần trước (hoặc sau) đó.
D. Vừa có câu chủ đề ở đầu đoạn, vừa có câu chủ đề ở cuối đoạn
Câu 5: Đoạn văn sau được trình bày theo hình thức nào?
Quê hương luôn chiếm một vị trí vô cùng thiêng liêng trong tâm trí của mỗi chúng ta. Mỗi người dân Việt Nam đều có một tình cảm đặc biệt đối với quê hương xứ sở của mình. Đối với những người con lao động, nhất là những người nông dân, họ đã gắn bó chặt chẽ, mật thiết với quê hương suốt cả cuộc đời của mình. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ khi ngày ngày ra đồng nô đùa với bọn trẻ, rồi đến lúc lập gia đình, cho đến lúc chết họ vẫn gắn bó với tình cảm làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp, đáng quý từ bao đời nay của nhân dân ta. Cho dù ở bất cứ nơi đâu thì họ vẫn luôn nhớ về làng quê của mình. Quê hương đi vào lòng người một cách rất vô tình, tự nhiên. Người ta có thể dễ dàng nhớ tới quê hương của mình chỉ qua một món ăn đơn giản, những địa danh lịch sử hay chỉ là những hoài ức đẹp đẽ,...
A. Diễn dịch
B. Phối hợp
C. Quy nạp
D. Song song
Câu 6: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Trong tập “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.
A. Diễn dịch
B. Song song
C. Phối hợp
D. Quy nạp
Câu 7: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Nón lá thường có hình chóp nhọn, được làm bằng lá cọ phơi khô, có phết sơn bóng phía ngoài. Đây là chiếc nón thông dụng, được người dân ta sử dụng thường xuyên để che nắng, che mưa, cũng như trở thành một thứ biểu tượng cho con người Việt Nam. Cũng có loại nón lá hình tròn, gọi là nón quai thao, đây là nón đặc trưng mà các liền anh liền chị dùng trong các lễ hội giao duyên truyền thống. Ngoài ra còn có nón ngựa, đây là loại nón riêng của tỉnh Bình Định, được làm bằng lá dứa, người ta thường đội khi cưỡi ngựa.
A. Song song
B. Quy nạp
C. Diễn dịch
D. Phối hợp
Câu 8: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước này, bạn cũng gặp hình ảnh của Người trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn của mỗi người dân. Bác đã hiến trọn cuộc đời cho dân tộc. Mấy chục năm gian nan thử thách ở nước ngoài, Bác đã tìm cho dân tộc con đường đi cách mạng đế rồi từ đó, nhân dân ta đòi lại được tự do. Hình ảnh Bác đẹp trong lòng của mỗi người dân Việt không phải chỉ vì Bác đã đem đến cho chúng ta cơm áo tự do mà ngay từ trong cách sống, Bác đã là tấm gương cho tất cả mọi người. Bác sống giản dị và giàu tình cảm. Tôi chưa thấy ở nơi đâu, một vị Chủ tịch nước lại giản dị như thế. Người ăn mặc bình dân, Người sống hòa mình. Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn dành thì giờ chăm lo từ những cụ già đến các bé nhi đồng nhỏ tuổi. Người sống trọn mình cho dân tộc chẳng vướng bận chút riêng tư. Tôi xem nhiều và đọc nhiều nhưng tôi chưa thấy ở đâu người ta yêu vị lãnh tụ của mình như thế! Thế mới biết ở giữa cái cuộc sống xô bồ và hỗn độn này muôn đế lại một cái gì, con người ta ngoài tài năng còn cần có thêm một nhân cách. Bác của chúng ta đẹp và trường tồn bởi Người có nhân cách đẹp và tài năng sáng chói, vĩnh cửu.
A. Diễn dịch
B. Phối hợp
C. Quy nạp
D. Song song
Câu 9: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Trong lớp em có rất nhiều bạn thân, nhưng người thân nhất chính là bạn A. Bạn năm nay 12 tuổi bằng tuổi em. Dáng người bạn dong dỏng caom khuôn mặt bầu bình, đầy đặn hễ ai nhìn cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen, mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Sống mũi cao và cái miệng luôn nở nụ cười. Ở A lúc nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến. Trong lớp ai cũng thích chơi với bạn. Bạn học rất giỏi, luôn hăng hái phát biểu xây dựng bài, thường giúp đỡ các bạn học sinh yếu. Đặc biệt, A có một giọng hát rất hay, bạn là cây văn nghệ của trường, mỗi khi trường tổ chức văn nghệ bạn thường tham gia. Ở nhà bạn cũng biết giúp đỡ cha mẹ, bạn là một người con ngoan trò giỏi.
A. Song song
B. Quy nạp
C. Phối hợp
D. Diễn dịch
Câu 10: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
A. Diễn dịch
B. Phối hợp
C. Song song
D. Quy nạp
Câu 11: Đâu không phải một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ?
A. Hình ảnh
B. Từ ngữ
C. Kí hiệu
D. Biểu đồ
Câu 12: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được dùng phối hợp với phương tiện ngôn ngữ nhằm:
A. Cải thiện tính chất trang trọng trong một văn bản có tính thông dụng.
B. Khái quát hoá những nội dung chính của văn bản.
C. Minh hoạ, làm rõ những nội dung nhất định được biểu thị bằng các phương tiện ngôn ngữ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Đâu là một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong trò chuyện trực tiếp?
A. Cử chỉ
B. Chạy – nhảy
C. Đánh nhau
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Chỉ ra số liệu được sử dụng trong câu: “Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% dân số cư ngụ gần biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống”.
A. 40%
B. 600
C. 10
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Đoạn văn nào sau đây là đoạn văn diễn dịch?
A. Bên cạnh thuỷ triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió. Không chỉ góp phần tạo nên các hoàn lưu và dòng chảy trên biển, gió còn khiến cho mực nước dâng cao hơn hay hạ thấp xuống. Tác động của gió và áp suất khi quyển trở nên rõ ràng nhất khi xảy ra bão.
B. Mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng (như ở các vùng đồng bằng thuộc miền Trung nước ta) khiến cho nước trên các con sông không kịp thoát, gây ra ngập ủng. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài còn hình thành nên các con lũ quét, lũ ống gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của.
C. Mỗi con lũ đi qua đều càn quét phá huỷ không biết bao nhiêu nhà dân, nương rẫy, giết hại các loại động vật. Ngoài ra, tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị ảnh hưởng: các loại cây lương thực vì bị ngập úng mà chết, nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm. Có thể nói lũ lụt gây nhiều thiệt hại trực tiếp về vật chất đối với người dân.
D. Không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà lũ lụt còn gây thiệt hại cả về con người, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Điển hình là lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho 100 000 người chết, hay lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho 594 người chết và hơn 100 000 người bị thương nặng. Như vậy, có thể thấy lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người.
Câu 16: Biểu đồ tần suất dùng để làm gì?
A. Dùng để điều tra phạm vi có thể xảy ra đột biến, phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu.
B. Phân tích dữ liệu giữa các đại lượng của một hay nhiều sản phẩm.
C. Dùng để theo dõi sự phân bố và tần xuất của các thông số của một quy trình hay sản phẩm.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 17: Đâu là tác dụng của biểu đồ được sử dụng trong văn bản “Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI” của Lưu Quang Hưng?
A. Giúp người đọc dễ dàng hình dung được lượng nước biển dâng qua các năm
B. Giúp người đọc thấy được giá trị của văn học trong mô tả lượng nước biển dâng qua các năm
C. Giúp người đọc nhận thấy được trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Bất cứ ai trong số chúng ta cũng có một quê hương, một Tổ quốc trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ kể cho nghe về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương. Từ đó trong tôi đã nhen nhóm một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay. Quả thực, đây là thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có. Vì quê hương chính là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống. Đó là cội nguồn để ta hướng về, là nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc và ấm no như ngày hôm nay là sự hy sinh của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước, kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại để lại máu xương chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương đất nước này, vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổi bằng bao mồ hôi xương máu của nhiều thế hệ.
A. Song song
B. Phối hợp
C. Quy nạp
D. Diễn dịch
Câu 19: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào:
Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một nhân vật giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại duy nhất 1 người con trai, một con chó vàng cùng một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ, người con trai phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su, còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó. Ông lão yêu thương chăm sóc nó nó lắm, “âu yếm gọi nó là “cậu Vàng”; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó…”. Chao ôi ! Thứ tình cảm mà lão dành cho nó lớn làm sao. Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, đắn đo mãi, Lão Hạc mới buộc lòng phải bán cậu Vàng. Lão vô cùng đau khổ, thương xót nó bởi lão đã quá nặng lòng yêu thương coi nó như người thân, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ân hận, cho là mình đã lừa một con chó. Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở con người ấy vẫn có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão Hạc dành cho chó Vàng khiến người đọc phải xúc động tận đáy lòng.
A. Song song
B. Quy nạp
C. Phối hợp
D. Diễn dịch
Câu 20: Đoạn văn dưới đây được trình bày theo cách nào:
Phan Tòng cầm quân rồi hy sinh, đầu còn đội khăn tang. Hồ Huân Nghiệp lúc sắp bị hành hình mới có thì giờ nghĩ đến mẹ già. Phan Đình Phùng đành nuốt giận khi biết giặc và tay sai đốt nhà, đào mả và khủng bố gia đình thân thuộc của mình. Cha già, mẹ yếu, vợ dại, con thơ gánh gia đình rất nặng mà Cao Thắng cứ bỏ đi cứu nước rồi chết.
A. Song song
B. Diễn dịch
C. Phối hợp
D. Quy nạp
Câu 1: Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn:
A. Trình bày vấn đề theo trình tự từ ý khái quát đến các ý cụ thể
Giải thích: Đoạn văn diễn dịch thường bắt đầu bằng một ý khái quát, sau đó phát triển và làm rõ bằng các ví dụ, chi tiết cụ thể.
Câu 2: Đoạn văn quy nạp là đoạn văn:
B. Trình bày vấn đề theo trình tự từ các ý cụ thể đến ý khái quát
Giải thích: Đoạn văn quy nạp thường bắt đầu với các ví dụ, chi tiết cụ thể, rồi từ đó rút ra kết luận khái quát.
Câu 3: Đoạn văn song song là đoạn văn:
C. Không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau và cùng có tác dụng làm rõ ý khái quát nêu ở phần trước (hoặc sau) đó.
Giải thích: Đoạn văn song song có các câu độc lập nhưng có liên quan và làm rõ một chủ đề chung.
Câu 4: Đoạn văn phối hợp là đoạn văn:
B. Có sự kết hợp giữa phong cách của văn bản thông tin với phong cách của các thể loại văn bản khác.
Giải thích: Đoạn văn phối hợp kết hợp các yếu tố của các thể loại văn bản khác nhau, chẳng hạn giữa văn bản mô tả và nghị luận.
Câu 5: Đoạn văn sau được trình bày theo hình thức nào?
A. Diễn dịch
Giải thích: Đoạn văn bắt đầu bằng một khái niệm chung về quê hương và sau đó phát triển các ý chi tiết, cụ thể về tình cảm của người dân đối với quê hương.
Câu 6: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
B. Song song
Giải thích: Các câu mô tả các bài thơ trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, mỗi câu là một hình ảnh độc lập nhưng có cùng mục đích miêu tả tính chất của các bài thơ.
Câu 7: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
C. Diễn dịch
Giải thích: Đoạn văn bắt đầu bằng một câu chung về nón lá, rồi đi vào chi tiết mô tả các loại nón khác nhau, sau đó mở rộng và giải thích về từng loại.
Câu 8: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
A. Diễn dịch
Giải thích: Đoạn văn bắt đầu với khái niệm chung về Hồ Chí Minh và sau đó phát triển bằng các chi tiết, minh chứng cụ thể về cuộc đời và phẩm chất của Người.
Câu 9: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
A. Song song
Giải thích: Các câu mô tả bạn A theo những khía cạnh khác nhau (về ngoại hình, tính cách, học tập, nghệ thuật...), mỗi câu độc lập nhưng có chung mục đích làm rõ hình ảnh của bạn A.
Câu 10: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
C. Song song
Giải thích: Đoạn văn mô tả sự thay đổi màu sắc của biển trong các điều kiện trời khác nhau, mỗi câu miêu tả một trạng thái khác nhau của biển nhưng không có sự phát triển theo trình tự logic.
Câu 11: Đâu không phải một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ?
B. Từ ngữ
Giải thích: Từ ngữ là phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, không phải phi ngôn ngữ.
Câu 12: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được dùng phối hợp với phương tiện ngôn ngữ nhằm:
C. Minh hoạ, làm rõ những nội dung nhất định được biểu thị bằng các phương tiện ngôn ngữ.
Giải thích: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (như hình ảnh, biểu đồ, cử chỉ…) giúp làm rõ và minh họa cho những thông tin được truyền đạt bằng ngôn ngữ.
Câu 13: Đâu là một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong trò chuyện trực tiếp?
A. Cử chỉ
Giải thích: Cử chỉ là một hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện cảm xúc và ý định.
Câu 14: Chỉ ra số liệu được sử dụng trong câu: “Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% dân số cư ngụ gần biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống.”
D. Tất cả các đáp án trên.
Giải thích: Các số liệu trong câu bao gồm 40%, 600 triệu và 10, đều là các con số cần được lưu ý.
Câu 15: Đoạn văn nào sau đây là đoạn văn diễn dịch?
A.
Giải thích: Đoạn văn bắt đầu bằng một ý khái quát về tác động của gió và áp suất đến mực nước biển, sau đó tiếp tục phát triển các chi tiết cụ thể.
Câu 16: Biểu đồ tần suất dùng để làm gì?
C. Dùng để theo dõi sự phân bố và tần suất của các thông số của một quy trình hay sản phẩm.
Giải thích: Biểu đồ tần suất giúp theo dõi sự phân bố của các dữ liệu trong một tập hợp hoặc quy trình.
Câu 17: Đâu là tác dụng của biểu đồ được sử dụng trong văn bản “Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI” của Lưu Quang Hưng?
A. Giúp người đọc dễ dàng hình dung được lượng nước biển dâng qua các năm.
Giải thích: Biểu đồ giúp người đọc nhận thức rõ hơn về xu hướng nước biển dâng theo thời gian.
Câu 18: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
D. Diễn dịch
Giải thích: Đoạn văn bắt đầu với một khái niệm chung về quê hương và phát triển các chi tiết cụ thể về tình cảm yêu quê hương của con người.
Câu 19: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
D. Diễn dịch
Giải thích: Đoạn văn bắt đầu bằng một khái niệm về nhân vật lão Hạc, rồi phát triển chi tiết bằng các ví dụ cụ thể về cuộc đời và phẩm chất của lão.
Câu 20: Đoạn văn dưới đây được trình bày theo cách nào?
A. Song song
Giải thích: Mỗi câu trong đoạn văn đều mô tả sự hy sinh của những người chiến sĩ cách mạng trong một hoàn cảnh giống nhau nhưng không có sự phát triển tiếp nối giữa các câu.
Tìm kiếm tài liệu Ngữ Văn 8 tại đây