Kiểm tra Ngữ văn 8 cánh diều bài 3 Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại

Câu 1: Lũ là gì?

 

A. Là hiện tượng nước ngập trong một vùng đất với một khoảng thời gian nhất định

B. Là hiện tượng ngập lụt, nước chảy xiết có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối

C. Là từ để chỉ các hiện tượng tự nhiên mang tính chất tiêu cực, gây hại cho con người như: mưa phùn, nồm ẩm, bão, lốc,…

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Đâu không phải một tác hại của lũ lụt?

 

A. Gây thiệt hại về vật chất

B. Gây thương vong về con người

C. Gây ô nhiễm môi trường không khí

D. Tác động ô nhiễm môi trường nước

Câu 3: Vì sao hiện tượng mưa lớn kéo dài có thể gây ra lũ lụt?

 

A. Vì nó khiến cho nước trên các con sông không kịp thoát, gây ra ngập úng

B. Vì nó khiến cho trời thiếu nắng.

C. Vì nó được quy định trong luật pháp Quốc tế.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Vì sao hiện tượng thuỷ triều hay sóng thần có thể gây nên tình trạng ngập lụt ở các tỉnh ven biển miền Trung?

 

A. Vì các tỉnh ven biển miền Trung nằm trong vành đai khí hậu ôn đới.

B. Vì người dân ở các tỉnh miền Trung thích có lũ lụt để đánh bắt hải sản.

C. Do mực nước tràn về, dâng cao, tràn qua các con đê hay hồ thuỷ điện gây ngập lụt

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Cách dẫn dắt vào phần nội dung văn bản của phần sapo là gì?

 

A. Nêu khái quát tình trạng và tác động của vấn đề được bàn đến.

B. Đưa ra khái niệm của vấn đề được bàn đến.

C. Lấy ví dụ về một số trận lũ lụt lớn trong lịch sử

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về tác hại của lũ lụt?

 

A. Lũ lụt tác động trực tiếp đến con người, đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người dân, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

B. Mỗi con lũ đi qua đều càn quét phá huỷ không biết bao nhiêu nhà dân, nương rẫy, giết hại các loại động vật.

C. Mặc dù lũ gây ra nhiều tác hại nhưng tình trạng bão lũ kéo dài có thể giúp cho việc trồng trọt trở nên dễ dàng hơn.

D. Tình trạng lũ lụt kéo theo những chất thải từ cống rãnh, ao hồ và các khu đổ rác làm ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước công cộng.

Câu 7: Lũ ống là gì?

 

A. Là hiện tượng lũ mạnh làm vỡ các đường ống và khiến cho nước lũ tràn vào đường ống.

B. Là hiện tượng cơn lũ giống với hình cái ống, chảy/đổ xuống ngang dọc khắp mọi nơi, phá huỷ mọi thứ trên đường nó quét qua.

C. Là hiện tượng lũ, nước với lưu lượng lớn đổ từ trên cao xuống thấp với địa hình khép kín tại các hang hoặc khe suối nhỏ, thường hẹp và có dạng ống.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đối với khái niệm lũ lụt, tác giả cho rằng có rất nhiều người:

 

A. Hiểu đúng

B. Hiểu sai

C. Hiểu một cách quá đơn giản

D. Hiểu một cách quá trừu tượng

Câu 9: Lụt là gì?

 

A. Là hiện tượng ngập lụt, nước chảy xiết có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối.

B. Là hiện tượng cơn lũ giống với hình cái ống, chảy/đổ xuống ngang dọc khắp mọi nơi, phá huỷ mọi thứ trên đường nó quét qua.

C. Là hiện tượng lũ, nước với lưu lượng lớn đổ từ trên cao xuống thấp với địa hình khép kín tại các hang hoặc khe suối nhỏ, thường hẹp và có dạng ống.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Trận lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho bao nhiêu người chết?

 

A. 10 000

B. 100 000

C. 1 000 000

D. 10 000 000

Câu 11: Xác định bố cục của văn bản.

 

A. Bố cục gồm 13 phần theo các mục in đậm và in nghiêng.

B. Bố cục gồm 5 phần: Khái niệm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp.

C. Bố cục gồm 3 phần theo các mục in đậm.

D. Bố cục khách quan và chủ quan.

Câu 12: Người viết đã chọn những cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản?

 

A. Liệt kê và diễn giải

B. Phân loại đối tượng kết hợp với dùng phương tiện phi ngôn ngữ.

C. Trình bày hoàn toàn bằng phương tiện phi ngôn ngữ

D. Trình bày theo trật tự thời gian và quan hệ nhân quả.

Câu 13: Tại sao bão và triều cường có thể gây ra lũ lụt?

 

A. Vì người ta thấy rằng ở vùng biển có cây rừng ở phía ngoài đê nên người ta suy luận ra vậy.

B. Vì bão và triều cường gây ra những áp lực đối với kết cấu đất nên dễ khiến lũ lụt xảy ra.

C. Vì bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Nguyên nhân gây ra lũ lụt nào mang tính chủ quan?

 

A. Do bão hoặc triều cường

B. Do hiện tượng mưa lớn kéo dài

C. Do các thảm hoạ sóng thần, thuỷ triều

D. Do sự tác động của con người

Câu 15: Hình ảnh trong bài đọc thể hiện điều gì?

 

A. Tác hại của lũ lụt

B. Số lượng người chết tăng nhanh do lũ lụt

C. Những biến đổi về khí hậu toàn cầu

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: “………. là hiện tượng xảy ra do các trận mưa lớn ở đầu nguồn khiến cho lưu vực nước trên sông cao và chảy xiết hơn, làm tràn đê gây nên tình trạng ngập lụt.”

 

A. Lũ quét

B. Lũ sông

C. Lũ tràn

D. Lũ đầu nguồn

Câu 17: Vì sao lũ lụt là nguyên nhân của nhiều loại mầm bệnh?

 

A. Vì việc sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn, xung quanh bị bao phủ bởi nước, rác thải, xác động vật,... sẽ là nơi “mầm mống” cho các loại vi rút tấn công và lây lan.

B. Vì trong nước mưa có các chất gây ra các bệnh về vi khuẩn cho cơ thể.

C. Vì người dân hiện tại luôn luôn chủ quan trước tình hình dịch bệnh bị phát tán từ lũ lụt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Tại sao có thể nói cách trình bày nội dung thông tin trong văn bản của tác giả đã giải thích hiện tượng tự nhiên (lũ lụt) rất rõ ràng?

 

A. Vì tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề.

B. Vì tác giả đã trình bày thông tin theo một trình tự hợp lí

C. Vì bố cục của văn bản rõ ràng

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Vì sao lũ lụt kéo dài còn ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương, làm giảm “tức thời” các hoạt động du lịch?

 

A. Vì lũ lụt ở một địa phương có thể làm gián đoạn nền kinh tế toàn cầu.

B. Vì người dân không thể tăng gia sản xuất, đẩy mạnh việc làm.

C. Vì chính phủ không bao giờ có các chương trình hỗ trợ người dân vùng lũ lụt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Câu nào sau đây không đúng về lũ quét?

 

A. Là hiện tượng lượng mưa lũ khổng lồ chảy từ trên cao xuống thấp

B. Lũ quét thường không chảy mạnh như lũ ống nhưng lại gây ra thiệt hại lớn do đường đi của nó rộng, có thể quét mọi nẻo đường

C. Sức mạnh của lũ quét phụ thuộc vào độ dốc của địa hình, khối lượng nước và cả hệ thống rừng.

D. Trồng cây lương thực chống xói mòn sẽ hạn chế được tối đa tình trạng lũ quét

Câu 1:
B. Là hiện tượng ngập lụt, nước chảy xiết có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối

Câu 2:
C. Gây ô nhiễm môi trường không khí

Câu 3:
A. Vì nó khiến cho nước trên các con sông không kịp thoát, gây ra ngập úng

Câu 4:
C. Do mực nước tràn về, dâng cao, tràn qua các con đê hay hồ thuỷ điện gây ngập lụt

Câu 5:
A. Nêu khái quát tình trạng và tác động của vấn đề được bàn đến.

Câu 6:
C. Mặc dù lũ gây ra nhiều tác hại nhưng tình trạng bão lũ kéo dài có thể giúp cho việc trồng trọt trở nên dễ dàng hơn.

Câu 7:
C. Là hiện tượng lũ, nước với lưu lượng lớn đổ từ trên cao xuống thấp với địa hình khép kín tại các hang hoặc khe suối nhỏ, thường hẹp và có dạng ống.

Câu 8:
B. Hiểu sai

Câu 9:
A. Là hiện tượng ngập lụt, nước chảy xiết có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối.

Câu 10:
C. 1 000 000

Câu 11:
B. Bố cục gồm 5 phần: Khái niệm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp.

Câu 12:
A. Liệt kê và diễn giải

Câu 13:
C. Vì bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển

Câu 14:
D. Do sự tác động của con người

Câu 15:
A. Tác hại của lũ lụt

Câu 16:
B. Lũ sông

Câu 17:
A. Vì việc sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn, xung quanh bị bao phủ bởi nước, rác thải, xác động vật,... sẽ là nơi “mầm mống” cho các loại vi rút tấn công và lây lan.

Câu 18:
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19:
B. Vì người dân không thể tăng gia sản xuất, đẩy mạnh việc làm.

Câu 20:
B. Lũ quét thường không chảy mạnh như lũ ống nhưng lại gây ra thiệt hại lớn do đường đi của nó rộng, có thể quét mọi nẻo đường

Tìm kiếm tài liệu Ngữ Văn 8 tại đây

Chia sẻ bài viết
Bạn cần phải đăng nhập để đăng bình luận
Top