Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển biến như thế nào?
A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thực hiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
B. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
C. Từ hợp tác sang đối đầu trực tiếp với các cuộc chiến tranh cục bộ lớn diễn ra.
D. Từ đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh.
Câu 2: Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là gì?
A. Liên minh kinh tế - chính trị giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Liên minh chính trị - quân sự của các nước châu Âu.
C. Liên minh kinh tế - quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa Đông Âu.
D. Liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Câu 3: Theo Kế hoạch Mácsan (1947), Mĩ sẽ viện trợ cho Tây Âu bao nhiêu tiền để khôi phục kinh tế?
A. 13,3 tỉ USD.
B. 18,3 tỉ USD.
C. 17,3 tỉ USD.
D. 16,5 tỉ USD.
Câu 4: Thế nào là Chiến tranh lạnh?
A. Là cuộc chiến tranh dùng sức mạnh về kinh tế để khống chế các nước của Mĩ và Liên Xô.
B. Là cuộc chạy đua quân sự giữa Mĩ và Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới.
C. Là cuộc chiến tranh dùng sức mạnh kinh tế để de dọa đối phương giữa Mĩ và Liên Xô.
D. Là cuộc chiến tranh giữa Mĩ và Liên Xô, mặc dù không có tiếng súng nhưng khiến quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi.
Câu 5: Tháng 3 – 1947, Tổng thống Mỹ đã thực hiện Chiến lược gì?
A. Chiến lược kinh tế.
B. Chiến lược xã hội.
C. Chiến lược toàn cầu.
D. Chiến lược bành trướng.
Câu 6: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa:
A. Các nước Tây Âu và Mĩ
B. Liên Xô và Mĩ.
C. Mĩ và Nhật Bản.
D. Các nước Tây Âu và các nước Đông Âu.
Câu 7: Mục đích của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là:
A. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Thực hiện “chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới của Mĩ.
C. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.
D. Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 8: Chiến tranh lạnh tạo nên cục diện căng thẳng ở châu Âu biểu hiện ở điểm nào?
A. Sự ra đời các tổ chức kinh tế ở châu Âu.
B. Gây nên cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
C. Gây ra cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong ba năm.
D. Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ nước Đức.
Câu 9: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương – NATO được thành lập vào năm nào?
A. 1949.
B. 1959.
C. 1945.
D. 1958.
Câu 10: Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) năm 1972.
B. Định ước Henxinki năm 1975.
C. Cuộc gặp không chính thức giữa Mỹ và Liên Xô tại đảo Man - ta (12/1989).
D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991).
Câu 11: Sự kiện nào xác lập Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Học thuyết của tổng thống Truman.
B. Học thuyết của Tổng thống Ri-gân.
C. Sự ra đời của NATO và Vacsava.
D. Chiến lược cam kết và mở rộng.
Câu 12: Sự ra đời của tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và tổ chức hiệp ước Vacsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
A. Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới.
B. Xác lập cục diện hai phe, hai cực, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
C. Đánh dấu cuộc chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu.
D. Tạo nên sự phân chia đối lập giữa Đông Âu và Tây Âu.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là hệ quả của việc Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan” (1947)?
A. Các nước Tây Âu đã từng bước phục hồi kinh tế sau chiến tranh.
B. Mĩ đã thành công trong việc lôi kéo, khống chế các nước tư bản Đồng minh.
C. Các nước Tây Âu từng bước vượt qua được khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
D. Khiến Tây Âu và Đông Âu có sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị.
Câu 14: Chiến tranh lạnh chấm dứt đã có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Đông Nam Á ?
A. Vị thế của tổ chức ASEAN được nâng cao.
B. Các quốc gia ở Đông Nam Á có điều kiện kiến thiết lại đất nước.
C. Vấn đề Cam – pu – chia từng bước được tháo gỡ.
D. Kinh tế Đông Nam Á phát triển vượt bậc.
Câu 15: Mục đích lớn nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là:
A. ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. buộc các nước tư bản phương Tây lệ thuộc vào Mĩ.
C. phô trương sức mạnh kinh tế và tiềm lực quốc phòng của Mĩ.
D. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới.
Câu 16: Tại sao cho đến nay, hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng bị chia cắt?
A. Do quyết định của hội nghị Ianta.
B. Do sự can thiệp của Mĩ.
C. Do hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh.
D. Do tác động của hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm (1953).
Câu 17: Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại?
A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, các vấn đề xã hội bị bỏ quên.
B. Các nước đế quốc chi phí có một khoản tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang.
C. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn.
D. Đưa nguy cơ hủy diệt toàn cầu đến gần kề.
Câu 18: Cuộc chiến tranh nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn Chiến tranh lạnh?
A. Chiến tranh xâm lược Mĩ tại Việt Nam ( 1954 - 1975).
B. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).
C. Chiến tranh xâm lược của Pháp tại Việt Nam (1945 - 1954).
D. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).
Câu 19: Điểm giống nhau giữa hai Chiến tranh lạnh và hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai là gì?
A. Gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước.
B. Để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại.
C. Diễn ra trên mọi lĩnh vực.
D. Diễn ra quyết liệt, không phân thắng bại.
Câu 20: Sự khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh lạnh và những cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai là gì?
A. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng
B. Chiến tranh lạnh chỉ diễn ra chủ yếu giữa hai nước Liên Xô và Mĩ
C. Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự nhưng
D. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại
Câu 21: Nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ là gì?
A. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược.
B. Sự đối lập về chế độ chính trị.
C. Sự đối lập về khuynh hướng phát triển.
D. Sự đối lập về chính sách đối nội, đối ngoại.
Câu 22: Đâu là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu?
A. SEATO
B. NATO
C. CENTO
D. ANZUS
Câu 23: Nội dung nào phản ánh đúng tình hình thế giới trong thời kì Chiến tranh lạnh?
A. Các nước phát triển và các nước kém phát triển luôn trong tình trạng đối đầu.
B. Các cuộc chiến tranh bằng vũ khí từng bước được hạn chế.
C. Các nước tăng cường chạy đua vũ trang, kho vũ khí hạt nhân ngày càng nhiều.
D. Xu thế hòa hoãn, hòa bình ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới.
Câu 24: Nội dung nào không phải biểu hiện của Chiến tranh lạnh?
A. Những xung đột quyết liệt trên lĩnh vực chính trị giữa Liên Xô và Tây Âu.
B. Những đối lập, mâu thuẫn giữa các nước thuộc phe XHCN và TBCN trên lĩnh vực văn hóa.
C. Những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mỹ.
D. Những mâu thuẫn sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế giữa Liên Xô và Tây Âu
Câu 25: Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan (1947) đã có tác động như thế nào đến tình hình châu Âu?
A. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế - chính trị giữa Tây Âu- Đông Âu.
B. Tạo nên sự đối lập về ý thức hệ giữa Tây Âu và Đông Âu.
C. Tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Tây Âu - Đông Âu.
D. Dẫn đến sự chia cắt châu Âu.
Đáp án tham khảo:
Câu 1: D. Từ đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh.
Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô chuyển từ đồng minh sang đối đầu, mở ra thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Câu 2: D. Liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Giải thích: Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là liên minh chính trị - quân sự của các nước XHCN Đông Âu nhằm phòng thủ trước NATO.
Câu 3: C. 17,3 tỉ USD.
Giải thích: Theo Kế hoạch Mácsan (1947), Mĩ đã viện trợ 17,3 tỉ USD để giúp Tây Âu khôi phục kinh tế.
Câu 4: D. Là cuộc chiến tranh giữa Mĩ và Liên Xô, mặc dù không có tiếng súng nhưng khiến quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi.
Giải thích: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu toàn diện nhưng không trực tiếp xảy ra xung đột quân sự lớn giữa Mĩ và Liên Xô.
Câu 5: C. Chiến lược toàn cầu.
Giải thích: Tháng 3/1947, Mĩ thực hiện Chiến lược toàn cầu nhằm kiềm chế chủ nghĩa cộng sản và mở rộng ảnh hưởng của mình.
Câu 6: B. Liên Xô và Mĩ.
Giải thích: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ.
Câu 7: A. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
Giải thích: Mục đích chính của Chiến tranh lạnh là kiềm chế và tiêu diệt các nước XHCN.
Câu 8: D. Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ nước Đức.
Giải thích: Chiến tranh lạnh dẫn đến sự chia cắt nước Đức thành hai nhà nước đối lập (Đông Đức và Tây Đức).
Câu 9: A. 1949.
Giải thích: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập vào năm 1949 để đối phó với Liên Xô và các nước XHCN.
Câu 10: C. Cuộc gặp không chính thức giữa Mỹ và Liên Xô tại đảo Man - ta (12/1989).
Giải thích: Sự kiện này đánh dấu Chiến tranh lạnh kết thúc khi hai bên chính thức tuyên bố hòa hoãn.
Câu 11: A. Học thuyết của tổng thống Truman.
Giải thích: Học thuyết Truman (1947) xác lập sự đối đầu giữa hai phe TBCN và XHCN, bao trùm cả thế giới.
Câu 12: B. Xác lập cục diện hai phe, hai cực, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
Giải thích: Sự ra đời của NATO và Vácsava chính thức phân chia thế giới thành hai phe đối lập.
Câu 13: C. Các nước Tây Âu từng bước vượt qua được khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Giải thích: Mặc dù Kế hoạch Mácsan giúp Tây Âu phục hồi kinh tế, nhưng không liên quan đến khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Câu 14: C. Vấn đề Cam – pu – chia từng bước được tháo gỡ.
Giải thích: Sau Chiến tranh lạnh, vấn đề Campuchia được giải quyết thông qua các hiệp định quốc tế.
Câu 15: A. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Giải thích: Mục đích lớn nhất của Mĩ trong Chiến tranh lạnh là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản.
Câu 16: C. Do hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh.
Giải thích: Sự chia cắt hai miền Triều Tiên là kết quả trực tiếp của Chiến tranh lạnh.
Câu 17: D. Đưa nguy cơ hủy diệt toàn cầu đến gần kề.
Giải thích: Cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh đặt nhân loại trước nguy cơ hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân.
Câu 18: D. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).
Giải thích: Chiến tranh Nga - Nhật xảy ra trước giai đoạn Chiến tranh lạnh.
Câu 19: B. Để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại.
Giải thích: Cả Chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai và Chiến tranh lạnh đều để lại hậu quả nghiêm trọng.
Câu 20: C. Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự nhưng.
Giải thích: Điểm khác biệt là Chiến tranh lạnh không có xung đột quân sự trực tiếp giữa hai phe.
Câu 21: A. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược.
Giải thích: Mục tiêu và chiến lược đối lập giữa hai siêu cường dẫn đến sự căng thẳng trong Chiến tranh lạnh.
Câu 22: B. NATO.
Giải thích: NATO là liên minh quân sự lớn nhất của các nước TBCN nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN.
Câu 23: C. Các nước tăng cường chạy đua vũ trang, kho vũ khí hạt nhân ngày càng nhiều.
Giải thích: Chiến tranh lạnh khiến các nước chạy đua vũ trang, gia tăng kho vũ khí hạt nhân.
Câu 24: C. Những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mỹ.
Giải thích: Chiến tranh lạnh không có xung đột quân sự trực tiếp giữa Mĩ và Liên Xô.
Câu 25: A. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế - chính trị giữa Tây Âu - Đông Âu.
Giải thích: Kế hoạch Mácsan đã chia châu Âu thành hai phe đối lập về kinh tế và chính trị.
Tìm kiếm tài liệu học tập Lịch sử 9 tại đây